Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu việc tích hợp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học qua môn tự nhiên và xã hội lớp 1, 2, 3.
PREMIUM
Số trang
66
Kích thước
853.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1830

Tìm hiểu việc tích hợp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học qua môn tự nhiên và xã hội lớp 1, 2, 3.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON

----------

VÕ THỊ HỒNG THỦY

Tìm hiểu việc tích hợp giáo dục An toàn

giao thông cho học sinh tiểu học qua môn

Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2,3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHẦN 1 - MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Con người từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành đều chịu sự tác động

của giáo dục. Đó chính là giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội. Bằng

những nhận thức ban đầu do quan sát, tiếp xúc, cùng với sự giáo dục, dần dần

ý thức mới hình thành trong con người. Bậc tiểu học chính là giai đoạn bắt

đầu giáo dục đạo đức tốt nhất, sau đó đến các bậc học tiếp theo. Bởi vì, tiểu

học là môi trường đầu tiên học sinh được sống, học tập và được làm quen với

tính kỷ luật, tính phải chấp hành nội quy... là cở sở ban đầu để hình thành

nhân cách.

Trong các vấn đề xã hội thì vấn đề an toàn giao thông luôn chiếm một

vị trí quan trọng đối với các nước phát triển và đang phát triển. Hiện nay, tai

nạn giao thông vẫn xảy ra với con số gia tăng. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh mọi

người trong toàn xã hội phải thay đổi thái độ sống, thực hiện tốt an toàn giao

thông. Với số lượng vụ tai nạn giao thông khá cao, gây thiệt hại về mọi mặt

như tính mạng, tài sản và chất lượng cuộc sống của mọi người thì mỗi người

trong xã hội cần thực tốt An toàn giao thông không chỉ vì lợi ích bản thân mà

còn vì lợi ích của mọi người, của cộng đồng. Thực hiện tốt An toàn giao

thông là đi đôi với việc nâng cao chất lượng cuộc sống xây dựng cộng đồng

văn minh, an toàn cho mỗi chúng ta. Việc giáo dục an toàn giao thông ở bậc

tiểu học phải có sự liên hệ chặt chẽ. Từ đó, các em mới có thể phát huy vai trò

nhân tố của con người và có thái độ ứng xử đúng đắn, phù hợp với các luật lệ

khi tham gia giao thông. Hay nói một cách khác, khi giáo dục cho các em

nhận thức về an toàn giao thông một cách đúng đắn sẽ tác động một cách tích

cực vào thế giới khách quan. Cho nên việc giáo dục an toàn giao thông cho

học sinh tiểu học là rất cần thiết.

Môn Tự nhiên và Xã hội là môn học rất quan trọng trong trường Tiểu

học. Bên cạnh các môn học chính như: Toán, Tiếng Việt thì Tự nhiên và Xã

hội sẽ trang bị cho các em những kiến thức cơ bản của bậc học góp phần bồi

dưỡng nhân cách toàn diện cho trẻ. Các chủ đề trong môn học đều nhằm mục

tiêu giáo dục ý thức, kĩ năng cho học sinh tiểu học. Việc giáo dục ý thức chấp

hành tốt luật lệ giao thông và an toàn khi tham gia giao thông cũng được tích

hợp vào trong chủ đề xã hội của môn học này.

Chính vì những vấn đề trên, em mạnh dạn chọn đề tài “Tìm hiểu việc

tích hợp giáo dục An toàn giao thông cho học sinh tiểu học qua môn Tự

nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3” để làm khóa luận tốt nghiệp với mong muốn tìm

hiểu kĩ hơn việc lồng ghép giáo dục ATGT trong môn Tự nhiên và Xã hội và

hiệu quả của nó, để từ đó góp phần học tốt và dạy tốt môn học này ở Tiểu học

đồng thời chuẩn bị hành trang trong công tác giảng dạy sau này.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu việc dạy và học có tích hợp nội dung giáo dục An toàn giao

thông trong môn Tự nhiên và Xã hội để giáo dục ý thức chấp hành ATGT cho

HSTH lớp 1, 2, 3. Từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả dạy

và học có tích hợp nội dung giáo dục An toàn giao thông ở trường Tiểu học.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.2.Khách thể nghiên cứu

- Quá trình giáo dục An toàn giao thông cho học sinh Tiểu học qua môn

Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

- Các bài học có nội dung về giao thông qua môn TN & XH.

- Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học được sử dụng để giáo

dục An toàn giao thông cho học sinh lớp 1, 2, 3 qua môn TN & XH.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu giáo viên có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thích hợp

để chuyển tải các bài học có nội dung giáo dục An toàn giao thông thì việc

giáo dục ATGT cho học sinh nói riêng cũng như việc dạy và học môn TN &

XH nói chung sẽ được nâng cao.

5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc giáo dục ATGT

cho HS lớp 1, 2, 3 thông qua môn TN & XH.

- Nghiên cứu nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

được sử dụng để giáo dục An toàn giao thông cho học sinh lớp 1, 2, 3 qua

môn TN & XH. Từ đó xây dựng một số kế hoạch dạy học để giáo dục ATGT

cho HSTH.

- Tìm hiểu tình hình thực tế về việc giáo dục An toàn giao thông trong

dạy và học môn TN & XH.

- Thực nghiệm nhằm kiểm chứng hiệu quả của việc giáo dục An toàn

giao thông cho học sinh lớp 1, 2, 3 qua môn TN & XH.

5.2. Phạm vi nghiên cứu

Do những hạn chế về điều kiện khách quan và chủ quan, tôi chỉ nghiên

cứu việc giáo dục An toàn giao thông cho học sinh lớp 1, 2, 3 Trường Tiểu

học Hải Vân qua môn TN – XH.

6. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.

- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

- Phương pháp điều tra bằng anket.

- Phương pháp thống kê.

7. Cấu trúc đề tài

Phần mở đầu gồm các tiểu mục sau:

- Lí do chọn đề tài

- Mục đích nghiên cứu

- Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Giả thuyết khoa học

- Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu

Phần nội dung gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc giáo dục ATGT cho HS

lớp 1, 2, 3 thông qua môn TN & XH.

Chương 2: Các bài học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để tích

hợp giáo dục ATGT cho HSTH trong môn TN & XH lớp 1, 2, 3.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

Phần kết luận và kiến nghị

PHẦN 2 – NỘI DUNG

Chương 1:

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC AN

TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA MÔN

TN & XH LỚP 1, 2,3

1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1.1. Những vấn đề chung về an toàn giao thông

1.1.1.1. Hệ thống giao thông Việt Nam

Hệ thống giao thông Việt Nam gồm giao thông đường bộ, đường sắt,

đường thủy, đường hàng không. Các tuyến đường bộ, đường sắt, hàng

không trong mạng lưới giao thông Việt Nam chủ yếu theo hướng Bắc Nam,

phần lớn các tuyến đường thủy nội địa có hướng Đông Tây bởi hầu hết các

con sông chính đều đổ từ hướng Tây ra biển.

a. Hệ thống giao thông đường bộ

Giao thông đường bộ là loại hình phổ biến nhất nước ta. Các loại

phương tiện giao thông đường bộ là: xe đạp, xe gắn máy, ô tô, xe buýt, xe tải,

xe thô sơ…Trong đó, xe gắn máy (là loại xe mô tô 2 bánh) vẫn là phương tiện

di chuyển chủ yếu của người dân. Hiện nay cả nước có khoảng 21 triệu chiếc

đang được phép lưu hành, trung bình 4 người dân/ chiếc.

Hệ thống đường bộ chính tại Việt Nam bao gồm các con đường quốc

lộ, nối liền các vùng, các tỉnh cũng như đi đến các cửa khẩu quốc tế với Trung

Quốc, Lào, Campuchia. Trong đó tuyến đường chính của cả nước là tuyến

Quốc lộ 1A: Là con đường bắt đầu từ tỉnh Lạng Sơn theo hướng nam, qua các

tỉnh, thành phố Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh

Hóa ở miền Bắc, qua các tỉnh duyên hải miền Trung tới Đồng Nai, Thành phố

Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc

Trăng, Bạc Liêu và kết thúc tại Cà Mau. Đây là con đường có tổng chiều dài

2260 km, qua 31 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Trên quốc lộ 1 có tổng tất cả

400 cây cầu, trong đó có những cây cầu lớn như cầu Thanh Trì (Hà Nội), cầu

Mỹ Thuận (Tiền Giang), cầu Cần Thơ (Cần Thơ). [13]

Toàn bộ các tuyến đường Quốc lộ có tổng chiều dài khoảng 17.300 km,

trong đó gần 85% đã tráng nhựa. Ngoài các đường quốc lộ còn có các đường

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!