Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu việc sử dụng thiết bị dạy học môn lịch sử ở tiểu học.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC - MẦM NON
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC
MÔN LỊCH SỬ Ở TIỂU HỌC
Sinh viên thực hiện : LÊ THỊ NAM SANG
Lớp : 10STH1
Khóa : 2010-2014
Ngành : SƯ PHẠM GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Người hướng dẫn : ThS. TRẦN THỊ KIM CÚC
Đà Nẵng, tháng 05/2014
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Kim
Cúc đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và
hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Và em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Giáo dục
Tiểu học-Mầm non, trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng; các thầy cô và các em
học sinh trường Tiểu học Hải Vân đã góp ý chân thành, tạo điều kiện thuận
lợi nhất và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Do điều kiện và thời gian còn hạn chế, đề tài khóa luận không tránh khỏi
những sơ xuất và thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu của thầy cô để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Nam Sang
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................. 7
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................... 9
3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................ 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................... 10
5. Giả thuyết khoa học.......................................................................... 10
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 10
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 11
8. Cấu trúc của đề tài............................................................................ 11
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................. 13
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC SỬ DỤNG
THIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TIỂU HỌC ................................. 13
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................... 13
1.1.1. Thiết bị dạy học .......................................................................... 13
1.1.1.1. Khái niệm................................................................................ 13
1.1.1.2. Yêu cầu về thiết bị dạy học...................................................... 14
1.1.1.3. Phân loại các thiết bị dạy học................................................... 15
1.1.1.4. Vai trò của các thiết bị dạy học trong quá trình dạy học........... 29
1.1.2. Một số đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học ............................ 31
1.1.2.1. Đặc điểm nhận thức ................................................................. 31
1.1.2.2. Nhân cách................................................................................ 34
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..................................................................... 37
1.2.1. Nội dung chương trình môn Lịch sử ở Tiểu học ......................... 37
1.2.1.1. Mục tiêu môn Lịch sử ở Tiểu học ............................................ 37
1.2.1.2. Nội dung môn Lịch sử ở Tiểu học............................................ 38
1.2.1.3. Đặc điểm sách giáo khoa ......................................................... 41
1.2.2. Thực trạng việc sử dụng TBDH ở Tiểu học ................................ 43
1.2.2.1. Đối với giáo viên ..................................................................... 43
1.2.2.2 Đối với học sinh ....................................................................... 47
* Tiểu kết chương I .............................................................................. 50
CHƯƠNG II: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TBDH MÔN
LỊCH SỬ Ở TIỂU HỌC............................................................................... 51
2.1. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG TBDH MÔN LỊCH SỬ..................... 51
2.2. BIỆN PHÁP SỬ DỤNG MỘT SỐ TBDH MÔN LỊCH SỬ Ở
TIỂU HỌC................................................................................................... 52
2.2.1. Tranh, ảnh lịch sử ....................................................................... 52
2.2.2. Bản đồ, lược đồ .......................................................................... 56
2.2.3. Niên biểu, sơ đồ.......................................................................... 60
2.2.4. Sa bàn, hiện vật........................................................................... 61
2.2.5. Phiếu học tập .............................................................................. 62
2.2.6. Máy overhead ............................................................................. 64
2.2.7. Máy chiếu đa phương tiện (Projector)......................................... 65
2.2.8. Máy vi tính và các phần mềm hỗ trợ........................................... 66
2.2.9. Video.......................................................................................... 76
2.3. QUY TRÌNH THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÁC TBDH MÔN
LỊCH SỬ Ở TIỂU HỌC............................................................................... 77
2.3.1. Tìm hiểu, xác định nội dung bài.................................................. 77
2.3.2. Thiết kế bài dạy với sự hỗ trợ của TBDH ................................... 78
* Tiểu kết chương II............................................................................. 79
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM........................................ 80
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM....................................................... 80
3.2. CHUẨN BỊ THỰC NGHIỆM ....................................................... 80
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm............................................................... 80
3.2.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................ 80
3.2.3. Tiêu chí thực nghiệm.................................................................. 80
3.3. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM..................................................... 80
* Tiểu kết chương III............................................................................ 83
PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................. 84
1. Một số kết luận................................................................................. 84
2. Một số ý kiến đề xuất ....................................................................... 84
2.1. Đối với nhà trường ........................................................................ 84
2.2. Đối với giáo viên ........................................................................... 85
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
I. Bảng
Bảng 1.1. Mối quan hệ giữa thiết bị dạy học và kết quả nhận thức………24
Bảng 1.2. Mức độ nhận thức của giáo viên về việc sử dụng TBDH
môn Lịch sử………………………………………………………………….38
Bảng 1.3. Kết quả thể hiện tình hình trang bị TBDH môn Lịch sử……… 38
Bảng 1.4. Mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng TBDH môn Lịch sử………..39
Bảng 1.5. Mức độ sử dụng TBDH môn Lịch sử của giáo viên…………...39
Bảng 1.6. Kết quả thể hiện mục đích sử dụng TBDH môn Lịch sử
của giáo viên………………………………………………………………...40
Bảng 1.7. Mức độ hứng thú của học sinh khi giáo viên sử dụng TBDH
trong quá trình dạy học Lịch sử……………………………………………...41
Bảng 1.8. Kết quả khảo sát nhận thức của học sinh đối với môn Lịch sử…...42
Bảng 1.9. Kết quả khảo sát thái độ của học sinh đối với môn Lịch sử….. .42
Bảng 1.10. Mức độ hứng thú của học sinh khi giáo viên sử dụng thiết bị
dạy học để giảng dạy môn Lịch sử…………………………………………..43
Bảng 1.11. Mức độ hứng thú của học sinh khi giáo viên sử dụng thiết bị
dạy học hiện đại để giảng dạy môn Lịch sử…………………………………43
Bảng 3.1. Kết quả điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng………….75
II. Biểu đồ
Biểu đồ. Kết quả điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng………..….75
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất nước ta đang trên đường đổi mới, Đảng và Nhà nước luôn coi giáo
dục, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu; phát triển giáo dục là nền
tảng, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp
hóa-hiện đại hóa của đất nước; là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội nhanh và
hoàn chỉnh. Luật Giáo dục, Điều 24.2 đã nêu: “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” đặt ra yêu cầu cần phải đổi mới
phương pháp dạy và học, hướng đến hoạt động học tập chủ động, tích cực của
học sinh.
Môn Lịch sử ở nhà trường Tiểu học có vị trí, vai trò rất quan trọng trong
việc đào tạo, giáo dục học sinh trở thành con người toàn diện. Môn học này
không chỉ cung cấp cho học sinh các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu có hệ
thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam và thế giới mà còn hình thành
kĩ năng quan sát, thu nhập, tìm kiếm tư liệu lịch sử và trình bày lại kết quả
bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,… Từ đó góp phần bồi dưỡng tình yêu
thiên nhiên, con người, văn hóa và những giá trị nhân văn, bản sắc của dân
tộc ta, có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử, giữ gìn và phát huy những giá trị
lịch sử văn hóa của dân tộc. Vì thế, môn Lịch sử có nhiều ưu thế trong giáo
dục thế giới quan khoa học, đạo đức thẩm mĩ,… cho học sinh - là “người thầy
của cuộc sống” giúp các em có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Lịch sử được đánh giá là một môn học nặng về tái hiện thông tin, buộc
ghi nhớ gượng ép, máy móc vì có rất nhiều thông tin về quá trình hình thành
và diễn tiến của sự vật, hiện tượng, sự kiện, nhân vật. Bên cạnh đó, việc dạy
và học Lịch sử hiện nay quá chú tâm vào tính lí thuyết, theo kiểu học vẹt
nhưng lại thiếu khả năng tư duy cho học sinh. Đó là nguyên nhân khiến học
sinh “chán” học môn Lịch sử, coi đó là môn học khô khan, nhàm chán.
Hiện nay, một số tiết học Lịch sử nói chung được tiến hành một cách
sinh động nhờ có sự quan tâm đầu tư cho soạn giảng, đổi mới hình thức tổ
chức hoạt động cho học sinh trên lớp. Tuy nhiên, việc dạy học này chưa được
thực hiện đều ở đại bộ phận giáo viên của các trường.Nhiều tiết dạy vẫn chưa
tạo được sự hứng thú cho học sinh tham gia học hỏi và tìm hiểu kĩ bài
học.Điều này dẫn đến nhiều học sinh không nắm được truyền thống lịch sử
cha ông và nhầm lẫn các sự kiện với nhau. Đây là một điểm yếu cần được
khắc phục.
Ngày nay, những thành tựu của khoa học kĩ thuật và công nghệ cao đã
thâm nhập vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Trong
quá trình dạy học, các thiết bị dạy học (TBDH) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng học trong nhà trường. Các TBDH chứa đựng
trong đó những nguồn tri thức phong phú và đa dạng, giúp học sinh lĩnh hội
tri thức một cách cụ thể, chính xác phát triển năng lực tư duy, khả năng tìm
tòi, khám phá, vận dụng tri thức. Đồng thời giúp giáo viên tổ chức, điều khiển
quá trình nhận thức cho học sinh một cách chủ động, sáng tạo đạt hiệu quả.
Để phát huy được vai trò của TBDH trong việc nâng cao chất lượng dạy
học, hai khâu cơ bản nhất là trang bị và sử dụng thiết bị. Trong đó, vấn đề sử
dụng có hiệu quả TBDH có ý nghĩa quyết định.
Nếu sử dụng các TBDH để thuyết trình bài dạy, thay cho việc ghi bảng
của giáo viên thì vẫn là cách dạy cũ làm cho học sinh thụ động trong học tập.
Việc sử dụng TBDH để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong
học tập, thông qua tổ chức hợp lí hoạt động nhận thức của học sinh là biện
pháp đẩy nhanh việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, nâng
cao chất lượng bài dạy học.
Với những lí do trên, tôi chọn đề tài “Tìm hiểu việc sử dụng thiết bị dạy
học môn Lịch sử ở Tiểu học” để thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử vấn đề
Thiết bị dạy học có vị trí rất quan trọng đối với nhận thức của học sinh
trong học tập nói chung và học tập lịch sử nói riêng, nên từ lâu, vấn đề này
được các nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm và có nhiều công trình nghiên
cứu như:
Các giáo trình dạy học lịch sử: Lê Khắc Nhãn và các tác giả khác của
“Sơ thảo phương pháp giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông” (NXB Giáo
dục), “Phương pháp dạy học lịch sử”, Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh
Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, NXB Giáo dục đã dành nhiều chương trình bày
về phương pháp sử dụng TBDH; Nguyễn Thị Côi trong “Các con đường,
biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông” , NXB
Đại học Sư phạm, cho rằng: Một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả
bài học là việc trình bày hình ảnh, xúc cảm lịch sử cho học sinh… Các tác giả
này không chỉ nêu lên vai trò, ý nghĩa của TBDH mà còn trình bày cụ thể các
phương pháp sử dụng TBDH trong dạy học lịch sử.
Ngoài ra còn nhiều tài liệu viết về phương pháp sử dụng các TBDH
trong dạy học lịch sử, như “Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông cấp II”, Phan Ngọc Liên, Phạm Kì Tá, NXB Giáo dục;
“Rèn kĩ năng nghiệp vụ sư phạm”, Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, NXB
Đại học Quốc gia, “Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa
lịch sử treo tường” Tập 1, Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Sĩ
Quế, Lê Đình Cương, Đào Hữu Hậu,… Ngoài trình bày lí luận và phương
pháp trực quan cũng như đồ dùng trực quan trong giảng dạy lịch sử, các công
trình này cũng đề xuất các biện pháp sư phạm cụ thể.
Chúng ta còn phải kể đến nhiều bài viết đăng trên các tạp chí nghiên cứu
lịch sử, nghiên cứu giáo dục, như các bài: “Xây dựng bản đồ trong dạy học
lịch sử ở trường phổ thông” của Trịnh Tùng và Kiều Thế Hưng (Nghiên cứu
Giáo dục), “Ứng dụng cong nghệ thông tin để tạo biểu tượng về địa điểm
xảy ra sự kiện trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo
dục số 305/2013, “Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở
trường trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay” của Phan Ngọc
Liên,… Các bài viết trên tuy đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về việc sử
dụng TBDH song đều khẳng định vai trò, ý nghĩa của TBDH trong dạy học
lịch sử và sự cần thiết phải sử dụng các biện pháp sư phạm có hiệu quả.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu việc sử dụng các TBDH môn Lịch sử ở Tiểu học từ đó có
những biện pháp sử dụng TBDH thích hợp để dạy các bài Lịch sử lớp 4, 5 đạt
hiệu quả.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
- Các bài học Lịch sử lớp 4, 5 có sử dụng TBDH.
- Giáo viên các lớp 4, 5 trường Tiểu học Hải Vân.
- Học sinh các lớp 4, 5 trường Tiểu học Hải Vân.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Môn Lịch sử lớp 4, 5.
5. Giả thuyết khoa học
- Việc sử dụng TBDH môn Lịch sử hiệu quả sẽ giúp học sinh có vốn
kiến thức rộng, có tính hệ thống, phát triển kĩ năng quan sát, thực hành, tư
duy và rèn vốn ngôn ngữ, góp phần tác động đến tư tưởng, tình cảm của học
sinh.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn việc sử dụng TBDH môn Lịch
sử ở Tiểu học.
- Nghiên cứu cách thức sử dụng các TBDH môn Lịch sử ở Tiểu học và
hiệu quả của các TBDH.
- Đề xuất phương hướng nâng cao hiệu quả việc sử dụng TBDH để dạy
các bài Lịch sử lớp 4, 5.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng hiệu quả sử dụng các TBDH
để dạy các bài Lịch sử lớp 4, 5.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu để
thu thập thông tin, cơ sở lí luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
- Quan sát các giờ dạy môn Lịch sử lớp 4, 5.
7.2.2. Phương pháp đàm thoại
- Đàm thoại với giáo viên về việc sử dụng các TBDH để đạt hiệu quả
dạy học tốt nhất.
7.2.3. Phương pháp điều tra bằng anket
- Dùng hệ thống câu hỏi để thu thập ý kiến của giáo viên, học sinh về
việc sử dụng các TBDH để dạy môn Lịch sử đạt hiệu quả.
7.2.4. Phương pháp thống kê
- Phân tích, xử lí số liệu, kết quả của điều tra và thực nghiệm.
7.2.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Dựa vào việc nghiên cứu lí luận, quan sát, thực nghiệm sư phạm mà
phân tích – tổng hợp kết quả nghiên cứu được.
8. Cấu trúc của đề tài
Phần mở đầu gồm các tiểu mục sau:
- Lý do chọn đề tài
- Mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
- Giả thuyết khoa học
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu