Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi của tô hoài.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC - MẦM NON
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG THÀNH NGỮ,
TỤC NGỮ TRONG CÁC TÁC PHẨM
VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA TÔ HOÀI
GVHD : Th.S BÙI THỊ THANH
SVTH : TRẦN HOÀNG HIỀN LINH
LỚP : 09STH1
Âaì Nàông, thaïng 05 nàm 2013
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn cô Bùi
Thị Thanh, giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học –
Mầm non, trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng, đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình
nghiên cứu, hoàn thành khóa luận Tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm non đã
tận tình chỉ bảo em trong suốt 4 năm học. Cảm ơn
các bạn trong lớp 09STH đã động viên, giúp đỡ em
trong quá trình nghiên cứu.
Do điều kiện về thời gian, kinh nghiệm và
năng lực bản thân còn hạn chế nên khóa luận không
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em kính mong
nhận được những ý kiến nhận xét, đóng góp của các
thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Trần Hoàng Hiền Linh
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .....................................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................................5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................5
4.1 Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................................5
4.2 Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................................5
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................................6
6. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................................6
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................6
8. Cấu trúc của đề tài ..................................................................................................................7
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................................8
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ...................................................................................................8
1.1 Giới thiệu về nhà văn Tô Hoài và các tác phẩm viết cho thiếu nhi ......................................8
1.1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài.....................................................................8
1.1.1.1 Cuộc đời..........................................................................................................................8
1.1.1.2 Sự nghiệp sáng tác ..........................................................................................................9
1.1.2 Những tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài .............................................................11
1.2 Những vấn đề chung về thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt ......................................................12
1.2.1 Khái niệm về thành ngữ, tục ngữ.....................................................................................12
1.2.2 Phân biệt thành ngữ và tục ngữ .......................................................................................15
1.2.3 Đặc điểm của tục ngữ ......................................................................................................17
1.2.3.1 Tục ngữ có tính ngắn gọn, hàm súc ..............................................................................17
1.2.3.2 Tính đối xứng................................................................................................................18
1.2.3.3 Tính vần điệu ................................................................................................................19
1.2.4 Đặc điểm của thành ngữ .................................................................................................20
1.2.4.1. Tính hình tượng ...........................................................................................................20
1.2.4.2 Tính chặt chẽ, hàm súc .................................................................................................20
1.2.4.3 Tính cân đối. .................................................................................................................20
1.2.4.4 Tính phong phú và đa dạng ..........................................................................................21
1.2.4.5 Tính quy luật. ................................................................................................................21
1.3 Văn miêu tả .........................................................................................................................22
1.3.1 Khái niệm về văn miêu tả ................................................................................................22
1.3.2 Đặc điểm của văn miêu tả................................................................................................22
1.3.3 Nội dung dạy học văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp 4, lớp 5 ......................23
Chương 2: THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG CÁC TÁC
PHẨM VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA TÔ HOÀI...............................................................26
2.1 Thống kê, phân loại thành ngữ, tục ngữ được sử dụng trong các tác phẩm viết cho thiếu
nhi của Tô Hoài ........................................................................................................................26
2.1.1 Tiêu chí phân loại thành ngữ ...........................................................................................26
Tác giả Hoàng Văn Hành trong cuốn Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ (NXB Khoa học và xã
hội, Hà Nội, 2002) đã đưa ra những tiêu chí để phân loại thành ngữ như sau: ........................26
2.1.1.1 Dựa vào kết cấu ngữ pháp ............................................................................................26
2.1.1.2 Dựa vào nguồn gốc .......................................................................................................27
2.1.1.3 Dựa vào tính biểu trưng ................................................................................................28
2.1.2 Tiêu chí phân loại tục ngữ ...............................................................................................30
3.2.2 Bài tập tạo lập ..................................................................................................................61
2.1.2.1 Dựa vào nội dung phản ánh ..........................................................................................30
Dựa vào nội dung phản ánh, tục ngữ được chia thành 3 loại: ..................................................30
2.1.2.2 Dựa vào quan hệ Đề - Thuyết.......................................................................................32
2.1.3 Bảng thống kê thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài ..34
2.2 Nhận xét về việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô
Hoài...........................................................................................................................................35
2.2.1 Nhận xét về việc sử dụng thành ngữ................................................................................35
2.2.2 Nhận xét về việc sử dụng tục ngữ....................................................................................38
Chương 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ LUYỆN VIẾT VĂN MIÊU
TẢ CÓ SỬ DỤNG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ CHO..........................................................41
HỌC SINH KHÁ, GIỎI LỚP 4, LỚP 5 ..................................................................................41
3.1 Mục đích xây dựng hệ thống bài tập...................................................................................41
3.2 Nội dung xây dựng bài tập..................................................................................................41
3.2.1 Bài tập nhận diện thành ngữ, tục ngữ ..............................................................................42
3.2.2.1 Bài tập tạo lập câu văn miêu tả có sử dụng thành ngữ, tục ngữ ...................................61
3.2.2.2 Bài tập tạo lập đoạn văn miêu tả có sử dụng thành ngữ, tục ngữ .................................71
3.2.2.3 Bài tập viết bài văn miêu tả có sử dụng thành ngữ, tục ngữ .........................................76
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................................83
1. Một số kết luận .....................................................................................................................83
2. Đề xuất kiến nghị..................................................................................................................84
2.1 Đối với giáo viên ................................................................................................................85
2.2 Đối với học sinh..................................................................................................................85
TÀI LIỆU KHẢO SÁT ..........................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................88
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, so với văn học
viết cho người lớn thì văn học thiếu nhi hình thành khá muộn. Từ sau khi cách
mạng tháng Tám 1945 thành công thì nền văn học này mới thực sự hình thành
và trở thành một bộ phận quan trọng của nền văn học Việt Nam. Khác với văn
học dành cho người lớn, văn học thiếu nhi có yêu cầu riêng là phải phù hợp với
tâm lí, lứa tuổi của các em. Bởi văn học thiếu nhi không chỉ có vai trò to lớn
trong việc làm phong phú thêm đời sống trẻ thơ, góp phần bồi dưỡng tâm hồn,
tình cảm cho những thế hệ tương lai của đất nước, mà còn có tác dụng đánh thức
những ước mơ, khát vọng trong sáng nhất của các em.
Ở bộ phận văn học này có sự góp mặt của nhiều cây bút danh tiếng đầy
tâm huyết như: Nguyễn Huy Tưởng, Đoàn Giỏi, Phạm Hổ, Võ Quảng, Trần
Đăng Khoa,…với những tác phẩm đã được đông đảo bạn đọc nhỏ tuổi vô cùng
yêu thích. Họ viết cho các em với tình yêu thương, sự đồng cảm và trên hết là
muốn dành tặng cho các em những câu chuyện, vần thơ bổ ích mang giá trị nhận
thức cao. Trong số những nhà văn, nhà thơ có những sáng tác dành cho thiếu nhi
chúng ta không thể không nhắc đến những tác phẩm của nhà văn Tô Hoài. Ông
bắt đầu sáng tác từ rất sớm và tính đến nay nhà văn đã có gần 70 năm cầm bút.
Sáng tác của ông gồm nhiều thể loại: Truyện ngắn, truyện dài kì, hồi kí, kịch
bản phim, v.v… và ở thể loại nào cũng có sức hấp dẫn riêng của nó. Thông qua
những tác phẩm ấy người đọc cũng phần nào thấy rõ được những quan điểm
sống, quan điểm sáng tác, nghệ thuật cùng cách sử dụng ngôn ngữ điêu luyện
của Tô Hoài. Hệ thống ngôn ngữ được tác giả sử dụng thường rất dung dị, tự
nhiên mang đậm hơi thở của cuộc sống. Đặc biệt nhà văn đã biết khai thác, sử
dụng có sáng tạo, biến những thành ngữ, tục ngữ quen thuộc thành chất liệu văn
học độc đáo.
2
Thành ngữ và tục ngữ có tính hàm súc, khái quát cao, nó thường xuyên có
mặt trong lời ăn tiếng nói của mỗi người dân Việt Nam. Ở bất kì nơi đâu, trong
thời gian nào, khi viết thư, giao tiếp với nhau thì thành ngữ, tục ngữ cũng có thể
xuất hiện. Tất cả những điểm trên đã làm cho thành ngữ, tục ngữ trở thành một
đối tượng hấp dẫn không chỉ đối với ngành ngôn ngữ học mà còn nhiều ngành
khác như dân tộc học, văn hóa, văn học… Nhiều nhà văn, nhà thơ đã vận dụng
một cách sáng tạo thành ngữ, tục ngữ để làm cho những tác phẩm của mình
thêm biểu cảm, giàu hình tượng, hàm súc và đậm đà bản sắc dân tộc. Tô Hoài
cũng không ngoại lệ, ông đã thực sự thành công khi sử dụng khéo léo thành ngữ,
tục ngữ để làm nên những tác phẩm nói chung và đặc biệt là những sáng tác
dành cho thiếu nhi nói riêng.
Bên cạnh đó, việc dạy học thành ngữ, tục ngữ còn có ý nghĩa vô cùng
quan trọng bởi nó không chỉ giúp người học biết cách sử dụng ngôn từ có hiệu
quả cao mà còn giúp người học cảm thụ được giá trị thẩm mỹ trong văn bản
nghệ thuật để sáng tạo ra cái hay, cái đẹp bằng ngôn từ. Trong chương trình Tiểu
học, môn Tiếng Việt có vị trí rất quan trọng, cung cấp cho các em những kiến
thức cơ bản, hình thành cho học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt: nghe, nói,
đọc, viết. Trong đó, nghe và đọc là hai kĩ năng tiếp nhận ngôn bản còn nói và
viết là hai kĩ năng sản sinh ngôn bản. Phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ giúp
học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng sản sinh ngôn bản. Đặc biệt trong
phân môn Tập làm văn ở lớp 4, lớp 5 thì thể loại văn miêu tả chiếm thời lượng
lớn nhất so với các thể loại văn khác. Văn miêu tả có tác dụng rất lớn trong việc
tái hiện đời sống, giúp học sinh hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan
sát và khả năng đánh giá, nhận xét mọi hiện tượng, sự vật xung quanh, làm cho
tâm hồn, trí tuệ của các em thêm phong phú. Ngoài ra, nếu các em biết vận dụng
một cách khéo léo thành ngữ, tục ngữ vào viết văn miêu tả sẽ giúp bài viết thêm
sinh động và giàu hình ảnh. Nhưng trong thực tế, hiện nay còn nhiều học sinh
chưa nắm được nội dung và chưa biết cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong
khi viết văn miêu tả. Vì thế, việc phát hiện và tìm hiểu việc sử dụng những thành
ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài sẽ giúp các em
3
có kiến thức vững chắc về thành ngữ, tục ngữ từ đó vận dụng chúng vào trong
học tập đặc biệt là trong khi viết văn miêu tả.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu việc sử
dụng thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài ”
để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Vấn đề nghiên cứu sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong các sáng tác văn
chương đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất lâu thông qua các bài báo,
diễn văn, nghiên cứu khoa học và gần đây nhất là trong các bài viết nhỏ, bài báo
cáo khoa học, luận văn tốt nghiệp trong trường đại học. Chúng tôi xin điểm qua
một số công trình nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ sau:
Nguyễn Lực, Lương Văn Đang, Thành ngữ Tiếng Việt (NXB Khoa học
xã hội, 1978) với nội dung chính tìm hiểu về một số đặc điểm của thành ngữ và
giải nghĩa thành ngữ. Tập sách này tuy còn chưa bao quát hết được tất cả các
thành ngữ Tiếng Việt nhưng nó đã cung cấp cho các nhà ngôn ngữ học những ai
quan tâm đến thành ngữ, tục ngữ một tài liệu bổ ích, có giá trị to lớn.
Nhóm tác giả Hoàng Văn Hành, Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Thị Như Ý,
Nguyễn Khắc Hùng, Lê Văn Trường, Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ (NXB Khoa
học xã hội,1991) đã giới thiệu khoảng 650 câu chuyện thành ngữ và tục ngữ
Tiếng Việt.
Nhà ngôn ngữ học Hoàng Văn Hành, Thành ngữ học Tiếng Việt (NXB
Khoa học xã hội, 2004) đề cập đến việc phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ,
cấu tạo và phân loại thành ngữ, nghiên cứu hai thể loại của thành ngữ (thành
ngữ ẩn dụ hóa đối xứng và thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng).
Nhà phê bình văn học Thái Hòa, Tìm hiểu cách dùng tục ngữ trong những
bài viết và bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên tạp chí Ngôn ngữ ( số
1/1980). Trong bài viết, tác giả đã đề cập đến khả năng sử dụng tục ngữ hết sức
linh hoạt của Bác trên hai lĩnh vực nói và viết. Có thể nói đây là một bài viết khá
sâu sắc và tỉ mỉ đã phân tích được giá trị sử dụng tục ngữ trong những bài văn,
bài viết của Bác nhằm cổ động quần chúng tin và làm theo cách mạng.
4
Tác giả Đặng Thái Hòa, Thành ngữ, tục ngữ trong thơ Nôm của Hồ Xuân
Hương đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống ( số 4/2001), sau khi đã khảo sát
ba mươi chín bài thơ trong tập Thơ Hồ Xuân Hương tác giả đã nhận thấy rằng
Hồ Xuân Hương khi đưa thành ngữ, tục ngữ vào trong sáng tác thường chủ yếu
thông qua hai phương thức đó là sự vận dụng nguyên dạng thành ngữ, tục ngữ
và chỉ lấy ý thành ngữ, tục ngữ vào trong sáng tác thơ của mình. Bài viết đã làm
nổi bật lên biệt tài sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong thơ Nôm của Hồ Xuân
Hương.
Nhà phê bình Lê Nhật Kí, Thành ngữ, tục ngữ trong truyện đồng thoại
của Tô Hoài đăng trên Tạp chí nguồn sáng (số 1/2011) bàn về vai trò của việc
sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong truyện đồng thoại của nhà văn Tô Hoài: “Việc
sử dụng thành ngữ, tục ngữ khiến cho truyện đồng thoại trở nên gần gũi với lời
ăn tiếng nói hàng ngày. Trước hết, nó tạo nên sự đồng cảm của độc giả đối với
nhà văn khi tìm thấy bóng dáng kinh nghiệm, tri thức của mình được vận dụng
trong tác phẩm. Người đọc cũng cảm thấy thú vị khi Tô Hoài không chỉ vay
mượn mà còn biết làm mới, biết sáng tạo nên những giá trị mới trên nền tảng
dân gian. Nhờ tài năng của ông, nhiều yếu tố văn hóa dân gian, cụ thể ở đây là
thành ngữ, tục ngữ đã có thêm cơ hội để tỏa sáng…”.
Tác giả Nguyễn Đăng Diệp, Tô Hoài, người sinh ra để viết đăng trên Tạp
chí nhà văn (2011) bàn về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong các tác phẩm viết
cho thiếu nhi của Tô Hoài. Những ngôn ngữ dân tộc giản dị, gần gũi, đời thường
nhưng khi đưa vào trong tác phẩm của mình nhà văn lại làm cho những ngôn
ngữ ấy trở thành chất liệu văn học độc đáo: “Nói đến Tô Hoài không thể không
nói đến tài năng sử dụng ngôn ngữ của ông. Tô Hoài rất ít khi dùng thứ ngôn
ngữ óng ả, sặc mùi sách vở. Chữ nghĩa của ông cất lên từ đời sống. Nhưng đó là
thứ ngôn ngữ được chắt lọc, kỹ lưỡng. Các chi tiết nghệ thuật trong văn Tô Hoài
thường là kết quả của một quá trình quan sát tinh tế và sâu sắc. Muốn thế, chữ
nghĩa phải giàu khả năng tạo hình và có khả năng biểu đạt các tình huống, các
sự kiện một cách chính xác nhất”.
5
Nhìn chung, việc nghiên cứu về giá trị vận dụng của thành ngữ, tục ngữ
trên các ấn phẩm báo chí cũng như trong các tác phẩm văn chương từ trước đến
nay cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, họ mới chỉ
đề cập đến chứ chưa thực sự đi sâu vào khai thác, tìm hiểu việc sử dụng thành
ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm dành cho thiếu nhi của Tô Hoài. Những công
trình, đề tài nghiên cứu trên là tài liệu tham khảo quý giá, bổ ích cho chúng tôi
thực hiện đề tài của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích thống kê, phân loại thành
ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài và tìm hiểu cách
sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong các sáng tác dành cho thiếu nhi của nhà văn.
Trên cơ sở đó chúng tôi xây dựng một số bài tập bổ trợ luyện viết văn miêu tả có
sử dụng thành ngữ, tục ngữ cho học sinh khá, giỏi lớp 4, lớp 5 nhằm giúp các
em rèn luyện và nâng cao kĩ năng vận dụng thành ngữ, tục ngữ.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Thành ngữ, tục ngữ trong những sáng tác dành cho thiếu nhi của Tô
Hoài.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Những tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài cụ thể là những tác
phẩm sau:
1. Dế Mèn phiêu lưu kí.
2. Đảo hoang.
3. Đám cưới chuột.
4. Cá đi ăn thề.
5. Mực tàu giấy bản.
6. Kim Đồng.
7. Võ sĩ bọ ngựa.
8. Chuột thành phố.
9. Chú Cuội ngồi gốc cây đa.
6
5. Giả thuyết khoa học
Nghiên cứu đề tài Tìm hiểu việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong các tác
phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài, chúng tôi hi vọng sẽ tập hợp được hệ
thống thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi của nhà văn,
nhằm giúp giáo viên và học sinh Tiểu học có cái nhìn tổng thể về thành ngữ và
tục ngữ.
Ngoài ra việc xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ luyện viết văn miêu tả có
sử dụng thành ngữ, tục ngữ cho học sinh khá, giỏi lớp 4, lớp 5 còn góp phần
nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt, bồi dưỡng kĩ năng nhận diện, luyện
viết văn miêu tả có sử dụng thành ngữ, tục ngữ cho học sinh.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến thành ngữ, tục ngữ.
- Thống kê, phân loại thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm viết cho
thiếu nhi của Tô Hoài.
- Phân tích ý nghĩa, nghệ thuật sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong các tác
phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài.
- Xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ luyện viết văn miêu tả có sử dụng
thành ngữ, tục ngữ cho học sinh khá, giỏi lớp 4, lớp 5.
7. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: tìm hiểu các vấn đề liên quan đến
thành ngữ, tục ngữ.
- Phương pháp thống kê: thống kê, phân loại thành ngữ, tục ngữ được sử
dụng trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài. Từ đó đưa ra nhận xét
về cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ của nhà văn.
- Phương pháp phân tích: phân tích các tài liệu nghiên cứu về thành ngữ,
tục ngữ để làm rõ hiệu quả, tác dụng của việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ. Từ đó
rút ra những kết luận cần thiết.