Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu việc sử dụng phương pháp thảo luận trong dạy học môn khoa học lớp 4, 5 ở bậc tiểu học.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON
----------
NGUYỄN THỊ HOÀI THANH
Tìm hiểu việc sử dụng phương pháp thảo
luận trong dạy học môn Khoa học lớp 4, 5
ở bậc Tiểu học
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 6
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 6
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 7
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 7
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 8
6. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 8
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8
8. Cấu trúc đề tài ............................................................................................... 8
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC
LỚP 4, 5.......................................................................................................... 10
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................... 10
1.1.1. Tổng quan về phương pháp dạy học ..................................................... 10
1.1.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học ....................................................... 10
1.1.1.2. Một số đặc điểm về phương pháp dạy học tiểu học........................... 12
1.1.1.3. Phân loại phương pháp dạy học ........................................................ 14
1.1.1.4. Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh .. 15
1.1.2. Tổng quan về hình thức tổ chức dạy học .............................................. 22
1.1.2.1. Khái niệm về hình thức tổ chức dạy học............................................ 22
1.1.2.2. Các hình thức tổ chức dạy học thường sử dụng để dạy học môn khoa
học lớp 4, 5...................................................................................................... 23
1.1.3. Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học ................................................. 23
1.1.3.1. Đặc điểm tâm lý chung của học sinh tiểu học ................................... 23
1.1.3.2. Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học ....................................... 24
3
1.1.4. Vai trò của phương pháp thảo luận trong dạy học môn Khoa học lớp 4,
5....................................................................................................................... 27
1.1.4.1. Mục tiêu dạy học môn Khoa học lớp 4, 5 .......................................... 27
1.1.4.2. Vai trò của phương pháp thảo luận trong dạy học môn Khoa học lớp
4, 5................................................................................................................... 28
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.............................................................................. 29
1.2.1. Nội dung dạy học môn khoa học lớp 4, 5 ............................................. 29
1.2.1.1. Nội dung chương trình sách giáo khoa Khoa học lớp 4, 5................ 29
1.2.1.2. Đặc điểm sách giáo khoa môn Khoa học lớp 4, 5 ............................. 32
1.2.2. Tìm hiểu tình hình thực tế về việc sử dụng phương pháp thảo luận trong
dạy học môn Khoa học lớp 4, 5 ở trường Tiểu học. ....................................... 37
1.2.2.1. Đối tượng điều tra.............................................................................. 37
1.2.2.2. Nội dung điều tra ............................................................................... 37
1.2.2.3. Phương pháp điều tra ........................................................................ 37
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO
LUẬN TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4, 5 Ở BẬC TIỂU
HỌC................................................................................................................ 49
2.1. PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN........................................................... 49
2.1.1. Khái niệm của phương pháp thảo luận ................................................. 49
2.1.2. Các hình thức thảo luận .......................................................................... 50
2.1.3. Đặc trưng của phương pháp thảo luận .................................................. 51
2.1.4. Ý nghĩa của phương pháp thảo luận ..................................................... 51
2.1.5. Tác dụng của phương pháp thảo luận ................................................... 51
2.2. TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN
TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4, 5.................................... 52
2.2.1. Thảo luận cả lớp.................................................................................... 52
2.2.1.1. Quy trình thảo luận ............................................................................ 52
2.2.1.2. Một số lưu ý khi tổ chức thảo luận cả lớp ............................................ 53
2.2.2. Thảo luận theo nhóm............................................................................. 54
4
2.2.2.1. Quy trình thảo luận ............................................................................ 54
2.2.2.2. Kỹ thuật chia nhóm để thảo luận ....................................................... 55
2.2.2.3. Cách giao nhiệm vụ cho các nhóm để thảo luận ............................... 58
2.2.3. Các hình thức và nội dung thảo luận trong môn khoa học lớp 4, 5...... 58
2.3. MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỂ TỔ CHỨC HƯỚNG DẪN HỌC SINH
THẢO LUẬN CÓ HIỆU QUẢ .................................................................... 64
2.3.1. Yêu cầu về phương tiện ........................................................................ 64
2.3.2. Yêu cầu đối với giáo viên ..................................................................... 65
2.3.3. Yêu cầu đối với các thành viên trong lớp ............................................. 66
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM................................................................... 68
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM.............................................................. 68
3.2. CHUẨN BỊ THỰC NGHIỆM............................................................... 68
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm ......................................................................... 68
3.2.2. Nội dung thực nghiệm........................................................................... 70
3.2.3. Tiêu chí thực nghiệm ............................................................................ 70
3.3. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM............................................................ 70
3.3.1. Lớp thực nghiệm ................................................................................... 71
3.3.2. Lớp đối chứng ....................................................................................... 72
3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ................................................................ 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 76
1. Kết luận ....................................................................................................... 76
2. Ý kiến đề xuất ............................................................................................. 78
2.1. Đối với giáo viên Tiểu học ....................................................................... 78
2.2. Đối với các cấp lãnh đạo ......................................................................... 78
3. Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài ............................................................... 79
5
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG ĐỀ TÀI
Bảng 1.1: Kết quả thể hiện mức độ sử dụng các phương pháp dạy học trong
môn Khoa học của giáo viên...........................................................................39
Biểu đồ 1.1: Biểu thị mức độ sử dụng các phương pháp dạy học mà giáo viên
sử dụng trong dạy học môn Khoa học.... ........................................................40
Bảng 1.2: Kết quả thể hiện mức độ yêu thích môn Khoa học của học sinh....43
Biểu đồ 1.2: Biểu thị mức độ yêu thích môn Khoa học của học sinh……….43
Bảng 1.3: Kết quả thể hiện mức độ yêu thích những tiết Khoa học có sử dụng
phương pháp thảo luận của học sinh………………………………………...44
Biểu đồ 1.3: Biểu thị mức độ yêu thích những tiết Khoa học có sử dụng
phương pháp thảo luận của học sinh………………………………………...44
Bảng 1.4: Kết quả thể hiện mức độ hiểu bài của học sinh qua tiết Khoa học có
sử dụng phương pháp thảo luận……………………………………………..45
Biểu đồ 1.4: Biểu thị mức độ hiểu bài của học sinh qua tiết Khoa học có sử
dụng phương pháp thảo luận………………………………………………...45
Bảng 1.5: Kết quả thể hiện mức độ mở rộng hiểu biết, phát triển và củng cố
các quan hệ, kỹ năng giao tiếp của học sinh…………………………………46
Biểu đồ 1.5: Biểu thị mức độ mở rộng hiểu biết, phát triển và củng cố các
quan hệ, kỹ năng giao tiếp của học sinh……………………………………..46
Bảng 1.6: Kết quả thể hiện mức độ mong muốn giáo viên sử dụng nhiều hình
thức tổ chức thảo luận cho các môn học khác của học sinh…………………46
Biểu đồ 1.6: Biểu thị mức độ mức độ mong muốn giáo viên sử dụng nhiều
hình thức tổ chức thảo luận cho các môn học khác của học sinh……………47
Bảng 3.1: Kết quả trình độ học sinh của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở
khối lớp 4, 5………………………………………………………………….68
Bảng 3.2: Kết quả điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở lớp 4…….71
Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở
khối lớp 4…………………………………………………………………….72
Bảng 3.3: Kết quả điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở lớp 5….....73
Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở
khối lớp 5…………………………………………………………………….73
6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trên đà phát triển và đổi mới từng ngày trên mọi lĩnh
vực: Kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật... Để hội nhập với xu thế phát triển
của thời đại, Đảng ta đã vạch ra phương hướng chiến lược: Giáo dục và đào
tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện
chủ trương đúng đắn đó, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã và đang phát triển đổi
mới đồng bộ giáo dục, đào tạo trong đó có đổi mới chương trình dạy học các
cấp nói chung, chương trình tiểu học nói riêng.
Để đáp ứng những yêu cầu mà xã hội đặt ra, Giáo dục và Đào tạo phải
có những cải tiến, điều chỉnh, phải thay đổi về nội dung chương trình, đổi mới
phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Định hướng đổi mới phương pháp dạy
học đã được xác định trong Nghị quyết TW4 khóa VII (01/1993), Nghị quyết
TW2 khóa VIII (12/1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12/1998),
được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và đào tạo đặc biệt chỉ thị
số 15 (07/1999). Trong luật Giáo dục, khoản 2, điều 24 đã ghi: “Phương pháp
giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng môn học, lớp học; bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Việc đổi mới phương pháp dạy học tất yếu phải đổi mới hình thức dạy
học để tạo ra một sự tương tác hợp lý và cần thiết. Hình thức tổ chức phổ biến
từ trước đến nay là bài lên lớp, diễn ra trong bốn bức tường lớp học được quy
định theo tiết, buổi, ngày, ít tập trung vào phát triển từng cá nhân học sinh, mà
chủ yếu là dạy học theo kiểu “đồng loạt”, “bình quân”, hạn chế đến hiệu quả
dạy học môn Khoa học. Phương pháp dạy học mới đòi hỏi phải có những hình
7
thức tổ chức học tập hợp lý để thúc đẩy học sinh suy nghĩ, làm việc, trao đổi
với nhau nhiều hơn.
Trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học là một thực thể, một chỉnh thể trọn vẹn
nhưng chưa định hình, chưa hoàn thiện mà các em tiếp tục lớn lên, đang phát
triển. Sự phát triển tư duy của trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu giáo viên tạo ra
các hoạt động độc lập. Hoạt động độc lập của học sinh Tiểu học được thực
hiện chủ yếu thông qua hình thức tổ chức dạy học theo cá nhân và theo nhóm.
Để lĩnh hội được tri thức kỹ năng, kỹ xảo dù thực hiện được dưới hình thức
dạy học nào, trẻ cũng phải tự vận động, tự tìm hiểu dưới sự tổ chức và dẫn dắt
của giáo viên để phát hiện ra kiến thức.
Thảo luận theo nhóm hay cả lớp là hình thức giảng dạy đặt học sinh
vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm
một cách thích hợp. Thảo luận giúp các em rèn luyện và phát triển kỹ năng
làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện để các em có cơ hội giao lưu, học
hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân
cách cho học sinh.
Từ những lý do trên, em đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Tìm hiểu việc
sử dụng phương pháp thảo luận trong dạy học môn Khoa học lớp 4, 5 ở
bậc Tiểu học” làm khóa luận tốt nghiệp. Với mong muốn tìm hiểu kỹ hơn
việc sử dụng phương pháp thảo luận trong dạy học môn Khoa học và hiệu quả
của nó, để từ đó góp phần học tốt và dạy tốt môn học này ở Tiểu học đồng
thời chuẩn bị hành trang trong công tác giảng dạy sau này.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc sử dụng phương
pháp thảo luận ở trường Tiểu học, từ đó đề xuất một số ý kiến góp phần nâng
cao hiệu quả dạy và học môn Khoa học lớp 4, 5.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Khoa học.
8
- Đối tượng nghiên cứu: Việc sử dụng phương pháp thảo luận trong dạy
học môn Khoa học ở bậc Tiểu học.
4. Giả thuyết khoa học
Trong quá trình dạy học môn Khoa học lớp 4, 5 nếu ta sử dụng phương
pháp thảo luận có thể phát huy được tính tích cực học tập của học sinh. Điều
đó sẽ tạo ra những giờ học đạt hiệu quả cao và luôn đáp ứng được yêu cầu đổi
mới “Lấy học sinh làm trung tâm”.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc sử dụng
phương pháp thảo luận trong dạy học môn Khoa học lớp 4, 5 ở bậc Tiểu học.
- Tìm hiểu tình hình thực tế của việc sử dụng phương pháp thảo luận
trong dạy học môn Khoa học lớp 4, 5.
- Xây dựng một số giáo án dạy học môn Khoa học lớp 4, 5 nhằm minh
họa cách tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng hiệu quả của việc sử dụng
phương pháp thảo luận trong dạy học môn Khoa học lớp 4, 5.
6. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện khách quan về thời gian nên phạm vi nghiên cứu của đề
tài chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu, thiết kế một số bài học về chủ đề “khoa
học” trong môn Khoa học lớp 4, 5 để minh họa cho việc tổ chức hướng dẫn
học sinh thảo luận.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp dự giờ, quan sát.
- Phương pháp điều tra bằng Ankét.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê.
8. Cấu trúc đề tài
9
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của đề tài chia
làm ba chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng phương pháp
thảo luận trong dạy học môn Khoa học lớp 4, 5.
- Chương 2: Tìm hiểu việc sử dụng phương pháp thảo luận trong dạy
học môn Khoa học lớp 4, 5 ở bậc Tiểu học.
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
10
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC
MÔN KHOA HỌC LỚP 4, 5
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Tổng quan về phương pháp dạy học
1.1.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học
Phương pháp nói chung là một khái niệm rất trừu tượng, vì nó không
mô tả những trạng thái, những tồn tại tĩnh trong thế giới hiện thực mà chủ yếu
nó mô tả phương pháp vận động trong quá trình nhận thức và hoạt động của
thực tiễn con người. Như vậy, phương pháp là cách thức, là con đường nhằm
đạt được mục đích đề ra.
Phương pháp dạy học là phương pháp được xây dựng và vận dụng vào
một quá trình cụ thể - quá trình dạy học. Đây là quá trình được đặc trưng ở
tính chất hai mặt, nghĩa là bao gồm hai hoạt động: Hoạt động dạy của thầy và
hoạt động học của trò. Hai hoạt động này tồn tại và được tiến hành trong mối
quan hệ biện chứng: Hoạt động dạy đóng vai trò chủ đạo (tổ chức, điều khiển)
và hoạt động học đóng vai trò tích cực, chủ động (tự tổ chức, tự điều khiển).
Vì vậy, phương pháp dạy học là tổng hợp những cách thức làm việc của thầy
và trò. Trong quá trình thực hiện những cách thức đó, thầy phải giữ vai trò
tích cực, chủ động.
Thuật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp: “Methodos”, có
nghĩa là con đường, cách thức vận động của một sự vật, hiện tượng để đạt
được mục đích. Theo đó phương pháp dạy học là con đường, cách thức tiến
hành hoạt động dạy học để đạt được mục đích dạy học. Có nhiều định nghĩa
khác nhau về phương pháp dạy học. Sau đây là một vài định nghĩa trong số
chúng:
11
- Theo I.Ia.Larner (1981): Phương pháp dạy học là một hệ thống những
hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và
thực hành của học sinh, đảm bảo cho học sinh lĩnh hội được nội dung học
vấn. [10, 226]
- Theo Iu.K.Babanxki (1983) cho rằng: “Phương pháp dạy học là cách
thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng,
giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học”. [11, 226]
- Theo quan điểm điều khiển học: Phương pháp dạy học là cách thức tổ
chức hoạt động nhận thức của học sinh và điều khiển hoạt động này.
- Theo bản chất của nội dung: Phương pháp dạy học là sự vận động của
nội dung dạy học.
- Nguyễn Ngọc Quang (1989) nhận định: Phương pháp dạy học là cách
thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo
của thầy và trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học. [15, 11]
- Tác giả Đặng Vũ Hoạt (1997): Phương pháp dạy học là tổ hợp các
cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học, được tiến hành
dưới vai trò chủ đạo của thầy nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. [8,
20]
Từ các định nghĩa đã nêu ở trên cho thấy tuy chưa có ý kiến thống nhất
về khái niệm phương pháp dạy học nhưng các tác giả đều thừa nhận rằng
phương pháp dạy học có các dấu hiệu đặc trưng sau:
+ Nó phản ánh sự vận động của quá trình nhận thức của học sinh nhằm
đạt mục đích đề ra.
+ Nó phản ánh sự vận động của nội dung dạy học đã được nhà trường
quy định.
+ Phản ánh cách tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức và kiểm tra
kết quả hoạt động.
+ Nó phản ánh cách thức trao đổi thông tin giữa thầy và trò.
Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học:
12
Phương pháp dạy: Phương pháp tổ chức nhận thức, phương pháp điều
khiển các hoạt động trí tuệ và thực hành, phương pháp giáo dục ý thức và thái
độ cho học sinh.
Phương pháp học: Phương pháp nhận thức và rèn luyện để hình thành
hệ thống tri thức và kĩ năng thực hành, hình thành nhân cách người học.
Hai phương pháp này không tồn tại độc lập, tách rời nhau mà nó liên
quan và phụ thuộc nhau, chúng vừa là mục đích, vừa là nguyên nhân tồn tại
của nhau.
Phương pháp dạy học phải luôn luôn được đặt ra trong mối quan hệ
giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện và những điều kiện khác.
1.1.1.2. Một số đặc điểm về phương pháp dạy học tiểu học
Tính mục đích của phương pháp dạy học.
Mục đích và nội dung dạy học quy định phương pháp dạy học. Thực
chất phương pháp dạy học là phương thức để đạt được mục đích. Do vậy mỗi
mục đích dạy học đòi hỏi phương pháp dạy học tương ứng và mỗi phương
pháp dạy học bao giờ cũng hướng tới đạt mục đích cụ thể nào đó. Không có
một phương pháp dạy học nào lại đạt được tất cả các mục đích.
Mỗi phương pháp dạy học giúp học sinh đạt được trình độ năng lực
nhất định. Vì vậy, việc xác định mục đích hình thành năng lực ở học sinh để
chọn phương pháp dạy học phù hợp là điều rất quan trọng.
Tính khách quan và chủ quan của phương pháp dạy học.
- Tính khách quan: Mọi phương pháp dạy học đều phải xuất phát từ đối
tượng, từ đặc điểm, quy luật vận động, cấu trúc của đối tượng. Đối tượng của
phương pháp dạy học vừa là nội dung dạy học vừa là người học. [7, 21]
- Tính chủ quan: Phương pháp dạy học do chủ thể giáo viên và học sinh
tiến hành. Hiệu quả của phương pháp dạy học phụ thuộc vào năng lực người
sử dụng. Vì vậy, sự nhuần nhuyễn, linh hoạt và sáng tạo tích cực trong việc sử
dụng phương pháp dạy học là yếu tố quyết định hiệu quả dạy học. [7, 21]
Phương pháp dạy học phụ thuộc vào nội dung dạy học.