Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu việc sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học môn khoa học lớp 5.
PREMIUM
Số trang
76
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1132

Tìm hiểu việc sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học môn khoa học lớp 5.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA TIỂU HỌC

----------

PHAN THỊ THẢO

Tìm hiểu việc sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn

đề trong dạy học môn Khoa học lớp 5

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM TIỂU HỌC

2

Lời cảm ơn

Để đạt được những kết quả ban đầu của khóa luận, ngoài sự

cố gắng, nỗ lực của bản thân, còn có sự hướng dẫn tận tình của

giảng viên hướng dẫn. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc

đến cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Phan Lâm Quyên – Giảng viên khoa Giáo

dục Tiểu học – Mầm non trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, đã tạo

điều kiện, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, để tôi hoàn thành khóa

luận này.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong khoa

Giáo dục Tiểu học – Mầm non trường Đại học sư phạm Đà Nẵng,

các bạn sinh viên lớp 09STH1 đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn

thành đề tài này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể giáo viên, học sinh

trường tiểu học Hải Vân đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời

gian thực hiện đề tài.

Cuối cùng, tôi vô cùng cảm ơn gia đình và bạn bè thân thiết đã

luôn động viên, khích lệ để tôi hoàn thành đề tài này.

Do lần đầu tiên nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm cũng như

năng lực của bản thân còn hạn chế, vậy nên khóa luận không thể

không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý

kiến từ phía các thầy, cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện

hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013

Sinh viên

Phan Thị Thảo

3

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kì đẩy mạnh sự nghiệp công

nghiệp hóa- hiện đại hóa, nền kinh tế nước ta đang từng bước phát triển mạnh.

Để đáp ứng được yêu cầu phát triển đó đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo phải

đổi mới mạnh mẽ. Trong nghị quyết trung ương 2 khóa VIII (12/1996) luật

Giáo dục đã quy định rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính

tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng

lớp học, từng môn học, bồi dưỡng năng lực tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng

kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú trong

học tập cho học sinh”( Luật giáo dục, khoản 2, điều 24).

Trong chương trình dạy học nói chung, tiểu học nói riêng đã áp dụng một

số phương pháp, hình thức dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động sáng

tạo của học sinh trong đó có phương pháp dạy học nêu vấn đề. Dạy học nêu vấn

đề là phương pháp dạy học giúp cho học sinh nắm được phương pháp đi tới tri

thức, giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo và có khả năng vận dụng tri thức

vào tình huống mới. Đồng thời hình thành ở học sinh nhân cách có khả năng

sáng tạo thực sự, góp phần rèn luyện trí thông minh cho học sinh và rèn luyện kĩ

năng vận dụng kiến thức vào thục tiễn. Phương pháp này đưa học sinh vào các

tình huống có vấn đề và giải quyết các tình huống vấn đề đó để tìm ra kiến thức

mới, khắc sâu và dần hình thành năng lực tự giải quyết vấn đề.

Học sinh tiểu học hiếu động thích tìm tòi, khám phá ra cái mới. Khi học

sinh tự tìm ra cái mới, phát hiện ra một vấn đề mới lạ các em sẽ thấy rất vui

sướng, phấn khích và ghi nhớ rất lâu từ đó sẽ tạo được động cơ và động lực thúc

đẩy quá trình học tập, chiếm lĩnh tri thức của các em. Chính vì vậy, phương

pháp dạy học nêu vấn đề phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học

nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng. Do đó, trong quá trình dạy học giáo viên

phải luôn tạo ra các tình huống mới, tình huống mâu thuẫn và các tình huống

thực tiễn trong cuộc sống để lôi cuốn sự tập trung, chú ý, thúc đẩy tính tích cực,

4

chủ động, sáng tạo và tự giác hoạt động của các em nhằm đảm bảo học sinh có

thể tự tìm tòi kiến thức để tạo động lực học tập.

Khoa học là môn học về các sự vật, hiện tượng tự nhiên, tài nguyên thiên

nhiên, về cơ thể và sức khỏe của con người và các dạng năng lượng thường gặp

hằng ngày. Những sự vật, hiện tượng tự nhiên gần gũi, quen thuộc với các em

nên khi tham gia vào xây dựng bài các em sẽ tích cực phát biểu xây dựng bài

học. Môn Khoa học là môn dễ khơi dậy và đưa các em vào các tình huống có

vấn đề. Với học sinh lớp 5, khả năng tư duy trừu tượng các em đã phát triển nên

khi sử dụng phương pháp dạy học vấn đề vào dạy học sẽ phát huy được tính chủ

động, sáng tạo, tự giác và năng lực tự học của các em.

Dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạy học quan trọng để phát huy tính

tích cực, sáng tạo của HS. Tuy nhiên hiện nay, việc vận dụng phương pháp nêu

vấn đề vào dạy học nói chung và vào môn Khoa học nói riêng chưa thực sự hiệu

quả, giáo viên còn lúng túng khi xây dựng các tình huống có vấn đề, chưa phát

huy đầy đủ tính tích cực, chủ động của học sinh.

Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “ Tìm hiểu việc sử dụng

phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học môn Khoa học lớp 5” để làm

khóa luận của mình.

2. Lịch sử vấn đề

Nghiên cứu về phương pháp dạy học nêu vấn đề chúng ta có thể kể đến các

tài liệu sau đây:

Vào những năm 70 của thế kỷ XIX, các nhà khoa học về xã hội như: M.M

Xtaxiulevct, N.A Rôgiơcôp, X.P Bantalon, M.A Rưpnicova,… và các nhà khoa

học tự nhiên như A.IA Giecđơ, B.E Raicôp, H.E Amxtơrong… đã nêu lên

phương án tìm tòi phát kiến (ơrixtic) trong dạy học nhằm hình thành năng lực

nhận thức cho học sinh bằng cách lôi cuốn các em tự lực tham gia vào quá trình

hoạt động tìm kiếm tri thức, phân tích các hiện tượng, làm các bài mới mà trước

đây chưa hề làm và nội dung có chứa đựng những khó khăn nhất định.

Cuốn “Các tình huống có vấn đề trong tư duy và trong dạy học” của A.M

Macchiuskin, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 1978. Tác giả đã tập trung nghiên

5

cứu sâu vấn đề cốt lõi của dạy học giải quyết vấn đề đó là các tình huống có vấn

đề. Ông nêu được các khái niệm cơ bản liên quan đến tình huống có vấn đề

trong dạy học, những nhiệm vụ cơ bản và vai trò của giáo viên đối với quá trình

dạy học giải quyết vấn đề.

Theo I. IA. Lecne với cuốn “Dạy học nêu vấn đề” do Phan Tất Đắc dịch,

NXB Giáo dục, 1997. Ông đã nêu lên được nguồn gốc, khái niệm của dạy học

nêu vấn đề, chức năng và các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả, các dạng dạy học

nêu vấn đề và tác giả cũng đã trình bày tính nêu vấn đề trong toàn bộ hệ thống

dạy học.

Theo V.Ôkôn - nhà giáo dục học nổi tiếng của Ba Lan với “Những cơ sở

của việc dạy học nêu vấn đề”,NXB trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 1968. Tác

giả đã nêu lên được cơ sở lí luận của phương pháp dạy học nêu vấn đề.

Theo I.F.Kharlamôp với cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh

như thế nào” do Đỗ Thị Trang và Nguyễn Ngọc Quang dịch, NXB Giáo dục,

1978. Tác giả đã nêu lên định nghĩa về dạy học nêu vấn đề, tình huống có vấn

đề và đưa ra các biện pháp logic để giải quyết nhiệm vụ nhận thức.

Trên tạp chí giáo dục đã đăng tải các bài của các tác giả: Vũ Văn Tảo,

Nguyễn Khánh Bằng, Nguyễn Cảnh Toàn,… về PPDH này. Tuy nhiên các tác giả

đều viết về phương pháp dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học ở nhà trường phổ

thông và đại học. Kế thừa những kết quả đã được nghiên cứu về phương pháp dạy

học giải quyết vấn đề, tác giả Nguyễn Kỳ đã nghiên cứu việc áp dụng phương

pháp dạy học này ở Tiểu học, bước đầu được tiến hành thực nghiệm ở một số môn

như Toán, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức.

Theo Phan Trọng Ngọ với cuốn “Dạy học và phương pháp dạy học trong

nhà trường” NXBGD, ông đã nghiên cứu về khái niệm, quy trình, các bước của

dạy học giải quyết tình huống có vấn đề và cơ sở tâm lí học cũng như chức năng

của giáo viên trong dạy học bằng tình huống.

Theo PGS.TS Phó Đức Hòa với cuốn “Dạy học tích cực và cách tiếp cận

trong dạy học Tiểu học” NXB ĐHSP, ông đã đưa ra bản chất của dạy học nêu

6

và giải quyết vấn đề, cấu trúc và quy trình giải quyết tình huống có vấn đề và

đưa ra một số tình huống có vấn đề trong môn Khoa học lớp 4.

Như vậy, ta thấy một số tác giả đã nghiên cứu việc sử dụng phương pháp

nêu vấn đề vào dạy học phổ thông nói chung và tiểu học nói riêng nhưng chưa

có một tác giả nào đi sâu vào nghiên cứu môn Khoa học lớp 5. Song đây cũng là

nguồn tài liệu vô cùng quan trọng làm cơ sở cho chúng tôi nghiên cứu, tìm hiểu

về việc sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học môn Khoa học

lớp 5.

3. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu, tìm hiểu việc sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào

dạy học môn Khoa học lớp 5 nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo

trong học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa

học lớp 5.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu:

Quá trình dạy học môn Khoa học lớp 5.

4.2. Đối tượng nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học môn khoa học lớp 5.

5. Giả thuyết vấn đề

Phương pháp dạy học nêu vấn đề là một phương pháp dạy học tích cực.

Nhưng hiện nay, việc sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào dạy học

chưa được hiệu quả. Vì vậy, nếu biết vận dụng một cách linh hoạt và hợp lý

phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học môn Khoa học lớp 5 thì sẽ phát

huy được tính tích cực, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh và chất lượng

dạy học môn khoa học lớp 5 sẽ được nâng cao.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của phương pháp nêu vấn đề trong dạy học

môn Khoa học lớp 5.

- Phân tích đặc điểm nội dung chương trình môn Khoa học lớp 5 để xác định

khả năng vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề.

- Vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn khoa học lớp 5.

7

- Tổ chức thực nghiệm để qua đó đánh giá kết quả, kiểm nghiệm tính khả thi

của đề tài nghiên cứu.

7. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học

môn Khoa học lớp 5

8. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp đọc tài liệu

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra

-Phương pháp thống kê toán học

- Phương pháp phân tích – tổng hợp

- Phương pháp thực nghiệm

9. Cấu trúc khóa luận

Phần mở đầu

1. Lí do chọn đề tài

2. Lịch sử vấn đề

3. Mục đích nghiên cứu

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

5. Giả thuyết vấn đề

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

7. Phạm vi nghiên cứu

8. Phương pháp nghiên cứu

Phần nội dung

Chương 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng phương pháp dạy

học nêu vấn đề trong dạy học môn Khoa học lớp 5

Chương 2. Tìm hiểu việc sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy

học môn Khoa học lớp 5

Chương 3. Thực nghiệm sư phạm

Phần kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!