Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu việc sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học chủ đề vật chất và năng lượng của môn khoa học lớp 4.
PREMIUM
Số trang
68
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
852

Tìm hiểu việc sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học chủ đề vật chất và năng lượng của môn khoa học lớp 4.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON

----------

NGUYỄN THỊ THANH THU

Tìm hiểu việc sử dụng đồ dùng dạy học

trong dạy học chủ đề Vật chất và năng

lượng của môn Khoa học lớp 4

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1 Vai trò của đồ dùng dạy học trong dạy học

Đồ dùng dạy học ( ĐDDH ) có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt dạy học các

môn học nói chung và môn Khoa học nói riêng ở tiểu học, nhất là trong tiến trình

đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạy học hiện nay ở tiểu học. Nó tạo

điều kiện trực tiếp cho người dạy và người học phát huy năng lực hoạt động nhận

thức, tiếp cận thực tiễn, nâng cao tính khách quan khoa học của kiến thức. Trên cơ

sở hướng dẫn, điều khiển của giáo viên, học sinh trực tiếp thao tác trên thiết bị -

ĐDDH sẽ góp phần đắc lực cho việc hình thành các kĩ năng cơ bản, tạo sự lôi cuốn,

hấp dẫn, làm cho lao động sư phạm hiệu quả hơn.

Thực hiện đổi mới chương trình phổ thông nói chung và chương trình tiểu

học nói riêng, theo nghị quyết của Quốc hội ngày 9 tháng 12 năm 2000 bao gồm

việc xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, biên soạn sách giáo

khoa mới, nâng cấp và đổi mới trang thiết bị, chuẩn hóa trường học…Thực chất đây

là công cuộc đổi mới đồng bộ và toàn diện giáo dục tiểu học nhằm góp phần đáp

ứng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, tiếp cận trình

độ giáo dục tiểu học của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Để đổi mới toàn diện và đồng bộ giáo dục tiểu học, ngành Giáo dục và Đào

tạo đã đưa ra các giải pháp tổng thể, trong đó có giải pháp tăng cường và chuẩn hóa

cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục phục vụ dạy học. Việc tăng cường và chuẩn hóa

ĐDDH đặt ra đòi hỏi người giáo viên tiểu học đó là khả năng khai thác và sử dụng

hợp lí ĐDDH trong việc dạy học nói chung và dạy học môn Khoa học nói riêng, là

một yêu cầu hết sức quan trọng đặt ra nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong việc

triển khai và thực hiện chương trình sách giáo khoa mới.

1.2 Việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học hiện nay

Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, phát huy tính tích

cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình hoạt động nhận thức là rất quan

trọng. Điều quan trọng là làm thế nào để phát huy hết khả năng của học sinh. Đó là

2

một bài toán mở cho giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng. Vấn đề đặt

ra ở đây chính là khai thác và sử dụng các ĐDDH một cách có hiệu quả trong quá

trình giảng dạy. Việc “dạy chay - học chay” sẽ làm cho người học thụ động, không

phát huy tính sáng tạo, chủ động. Vì vậy, với sự hỗ trợ đắc lực của ĐDDH sẽ là cầu

nối giữa người dạy với người học, giúp cho tư duy và nhận thức của người học phát

triển theo chiều hướng lôgic là trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đến thực

tiễn.

Trước đây, trong dạy học, chúng ta chỉ chú ý đến truyền thụ tri thức thuần

túy nhưng tiến hành đổi mới phương pháp dạy học chúng ta chú trọng cả công cụ,

phương tiện, thiết bị vật chất để truyền tải kiến thức, hình thành kĩ năng cho học

sinh. Đó là một yêu cầu đặt ra cho người giáo viên tiểu học trong việc chuẩn bị các

điều kiện, phương tiện dạy học cũng như việc sử dụng và khai thác chúng.

1.3 Đặc điểm của môn học và nhận thức của học sinh tiểu học

Khoa học là một môn học mang tính thực tiễn, giúp cung cấp những hiểu biết

cơ bản, ban đầu và thiết thực về thế giới tự nhiên, con người. Học môn Khoa học là

học sinh được học cách quan sát, ghi chép, phân tích, so sánh, cách làm thí nghiệm

và giải thích các kết quả. Qua đó hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng

để vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn. Đồng thời, nó còn góp phần

bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen cần thiết để ứng xử

với các tình huống trong cuộc sống, đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện ở bậc Tiểu

học. Để giúp học sinh nắm bắt được những kiến thức thực tiễn, thì giải pháp sử

dụng ĐDDH là một trong các phương pháp dạy học đạt được hiệu quả cao, nó tác

động vào các hoạt động nhận thức của học sinh theo đúng quy luật: “Từ trực quan

sinh động đến tư duy trừu tượng”. Nó giúp học sinh hiểu rõ hơn về bản chất của

mọi khái niệm trừu tượng, là cơ sở khoa học minh chứng có sức thuyết phục, là sự

vật trực quan sinh động nhất, giúp việc học trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả.

1.4 Thực tế sử dụng ĐDDH môn Khoa học ở tiểu học hiện nay

Ở môn Khoa học lớp 4, các tiết học có sử dụng ĐDDH chiếm tỉ trọng tương

đối cao. Để đạt được những kiến thức và kĩ năng cần thiết của bài học, giáo viên

cần sử dụng, khai thác và phát huy tối đa vai trò của đồ dùng dạy học.

3

Hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau việc khai thác và sử dụng ĐDDH

môn Khoa học ở tiểu học của nhiều giáo viên chưa thực hiện triệt để. Nhiều khi

giáo viên chỉ dùng để hướng dẫn lặp lại theo sách giáo khoa, hầu như rất ít khi sử

dụng các thiết bị, bộ đồ dùng học tập để chiếm lĩnh tri thức. Ngoài ra có một số giáo

viên sử dụng chưa đúng lúc, đúng chỗ, nhiều khi còn lạm dụng gây sự mất tập trung

của học sinh.

Với những lí do trên, tôi đã lựa chọn nội dung “Tìm hiểu việc sử dụng đồ

dùng dạy học trong dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng của môn Khoa học

lớp 4” để nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp cuối khóa.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về việc sử dụng ĐDDH trong

dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng của môn Khoa học 4 ở trường Tiểu học. Từ

đó, đề xuất một số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học 4 ở

trường Tiểu học.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học có sử dụng ĐDDH trong môn Khoa học lớp 4.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

- Việc sử dụng ĐDDH trong dạy học chủ đề Vật chấ và năng lượng của môn Khoa

học ở lớp 4.

- Các bài học có sử dụng ĐDDH.

- Giáo viên (GV) và học sinh (HS ) khối lớp 4 trường Tiểu học Hải Vân.

- Các nguyên tắc và cách sử dụng ĐDDH trong dạy học môn Khoa học ở lớp 4.

4. Giả thuyết khoa học

Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, thiết thực và hình thành, phát

triển những kĩ năng về tự nhiên, con người là mục tiêu của môn Khoa học ở trường

Tiểu học. Nếu giáo viên hiểu rõ vai trò đặc biệt của ĐDDH , từ đó có kĩ năng sử

dụng chúng như thế nào để mang lại hiệu quả cao trong mỗi tiết học, điều này sẽ

giúp học sinh có hứng thú hơn trong học tập, lĩnh hội tri thức có hiệu quả hơn, góp

phần nâng cao chất lượng dạy học.

4

5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và tìm hiểu việc sử dụng ĐDDH trong dạy học chủ đề

“Vật chất và năng lượng” của môn Khoa học lớp 4.

- Tìm hiểu việc sử dụng ĐDDH của giáo viên trường Tiểu học Hải Vân.

- Tìm hiểu tình hình tiếp thu bài của học sinh Tiểu học qua những tiết học có sử

dụng ĐDDH .

- Thiết kế bài giảng có sử dụng ĐDDH nhằm kiểm chứng hiệu quả của việc sử dụng

ĐDDH trong quá trình dạy học.

- Thử nghiệm bài giảng đã thiết kế.

- Quan sát lớp học và lấy ý kiến.

- Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy qua việc sử dụng

ĐDDH.

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Do hạn chế về điều kiện khách quan và chủ quan, em chỉ tìm hiểu việc sử

dụng ĐDDH trong quá trình dạy học chủ đề “Vật chất và năng lượng” của môn

Khoa học ở lớp 4/1, 4/2, 4/3 tại Trường Tiểu học Hải Vân, quận Liên Chiểu,Thành

phố Đà Nẵng.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Đọc các sách, báo có liên quan đến đề tài, sau đó phân tích, tổng hợp, hệ

thống các tri thức đã học để thu thập thông tin, cơ sở lí luận cho đề tài.

6.2 Phương pháp quan sát

Quan sát các giờ dạy Khoa học lớp 4 ở Trường Tiểu học.

6.3 Phương pháp điều tra bằng anket

Dùng hệ thống câu hỏi để thu thập ý kiến của giáo viên và học sinh về vấn đề

nghiên cứu.

6.4 Phương pháp vấn đáp

Trực tiếp phỏng vấn để lấy ý kiến của giáo viên về vấn đề nghiên cứu.

5

6.5 Phương pháp thực nghiệm

Thiết kế và dạy thử nghiệm một số bài giảng có sử dụng ĐDDH ở môn Khoa

học.

6.6 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Để phân tích kết quả điều tra, kết quả thực nghiệm ở lớp thực nghiệm và đối

chứng.

7. Kết cấu của khóa luận

Đề tài gồm 3 phần:

Phần 1: Phần mở đầu

Phần 2: Phần nội dung

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

CHƯƠNG 2:TÌM HIỂU THỰC TẾ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG CỦA MÔN

KHOA HỌC LỚP 4

CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG DẠY HỌC

CHỦ ĐỀ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG CỦA MÔN KHOA HỌC LỚP 4

CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Phần 3: Kết luận và kiến nghị

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!