Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu việc sử dụng bản đồ, lược đồ trong dạy học môn địa lí lớp 4, 5.
PREMIUM
Số trang
93
Kích thước
1014.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
832

Tìm hiểu việc sử dụng bản đồ, lược đồ trong dạy học môn địa lí lớp 4, 5.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON

----------

TRẦN THỊ NGÂN HÀ

Tìm hiểu việc sử dụng bản đồ, lược đồ

trong dạy học môn địa lí lớp 4, 5

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1

Lời cảm ơn

Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và xử lí tài liệu, mặc dù

gặp nhiều khó khăn nhưng đến nay đề tài khoá luận của em cũng đã

hoàn thành. Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân em còn nhận được sự sự

quan tâm, giúp đỡ từ nhiều nơi.

Trước tiên em xin chân thành cảm ơn cô Đinh Thị Ngọc Bích,

người đã hướng dẫn nhiệt tình, tỉ mỉ, cung cấp một số tài liệu quý báu

và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em thoàn thành đề tài này.

Nhân đây em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô

giáo bộ môn, Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm non

trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã tận tình chỉ bảo, góp ý

để đề tài khoá luận của em có hướng đi đúng đắn và tránh được nhiều

sai sót.

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo đang giảng

dạy tại trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ đã nhiệt tình giúp đỡ, cung

cấp một số kinh nghiêm quý báu của bản thân giúp cho đề tài được

hoàn chỉnh hơn.

Do còn nhiều hạn chế về thời gian, còn thiếu kinh nghiệm và một

số điều kiện khác nên chắc chắn khoá luận sẽ không tránh khỏi sai sót.

Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các

quý thầy, cô giáo trong khoa và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.

Xin chân thành cảm ơn !

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2012

Sinh viên

Trần Thị Ngân Hà

2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1

2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 3

4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3

5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3

6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3

7. Cấu trúc khóa luận ....................................................................................... 4

NỘI DUNG....................................................................................................... 5

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN.............................. 5

1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 5

1.1.1. Một số vấn đề chung về bản đồ, lược đồ ................................................ 5

1.1.1.1. Khái niệm bản đồ ................................................................................. 5

1.1.1.2. Khái niệm lược đồ ................................................................................ 5

1.1.1.3. Một số yếu tố của bản đồ, lược đồ....................................................... 5

1.1.1.4. Vai trò của bản đồ, lược đồ trong học tập và đời sống ....................... 9

1.1.2. Đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học................................................. 10

1.1.2.1. Những thay đổi của trẻ bắt đầu đi học............................................... 10

1.1.2.2. Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học....................................... 11

1.1.2.3. Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học ............................................. 16

1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 17

1.2.1. Đặc điểm về mục tiêu, nội dung chương trình môn Địa lí lớp 4, 5 ...... 17

1.2.2. Thực tiễn việc sử dụng bản đồ trong dạy học môn Địa lí lớp 4, 5 ....... 20

1.2.2.1. Đối tượng điều tra.............................................................................. 20

1.2.2.2. Nội dung điều tra ............................................................................... 21

1.2.2.3. Phương pháp điều tra ........................................................................ 21

1.2.2.4. Kết quả điều tra.................................................................................. 21

Chương 2: TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG BẢN ĐỒ, LƯỢC ĐỒ TRONG

DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 4, 5 ............................................................. 29

2.1. Sơ lược hệ thống bản đồ, lược đồ và chuẩn kiến thức kĩ năng qua việc sử

dụng bản đồ, lược đồ trong môn Địa lí lớp 4,5............................................... 29

2.1.1. Sơ lược hệ thống bản đồ, lược đồ trong chương trình Địa lí lớp 4...... 29

2.1.2. Chuẩn kiến thức-kĩ năng qua việc sử dụng bản đồ, lược đồ trong

chương trình Địa lí lớp 4 ................................................................................ 31

2.1.3. Sơ lược hệ thống bản đồ, lược đồ trong chương trình Địa lí lớp 5...... 33

2.1.2. Chuẩn kiến thức-kĩ năng qua việc sử dụng bản đồ, lược đồ trong

chương trình Địa lí lớp 5 ................................................................................ 35

2.2. Mối liên hệ giữa sự hình thành kiến thức Địa lí với việc nắm kiến thức và

sử dụng bản đồ, lược đồ .................................................................................. 37

2.3. Phương pháp sử dụng bản đồ trong dạy học môn Địa lí lớp 4, 5 ............ 39

2.3.1. Phương pháp so sánh............................................................................ 41

2.3.2. Phương pháp phân tích......................................................................... 42

2.3.3. Phương pháp tổng hợp.......................................................................... 43

2.3.4. Quy trình chung sử dụng một hoặc nhiều tờ bản đồ............................. 43

2.3.4.1. Sử dụng tờ bản đồ ............................................................................. 43

2.3.4.2. Sử dụng nhiều tờ bản đồ .................................................................... 44

2.4. Hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ, lược đồ trong dạy học môn Địa lí

lớp 4,5.............................................................................................................. 45

2.4.1. Một số điều kiện cần có để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ

bản đồ, lược đồ................................................................................................ 45

2.4.2. Hướng dẫn học sinh hiểu bản đồ, lược đồ............................................ 45

2.4.3. Hướng dẫn học sinh xác định phương hướng trên bản đồ, lược đồ..... 46

2.4.4. Hướng dẫn học sinh đọc bản đồ, lược đồ............................................. 47

2.4.5. Hướng dẫn học sinh tìm, chỉ vị trí Địa lí và mô tả các đối tượng Địa lí

trên bản đồ, lược đồ ........................................................................................ 51

2.5. Những điều giáo viên cần lưu ý khi sử dụng bản đồ, lược đồ trong môn

Địa lí lớp 4, 5................................................................................................... 54

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.................................................... 56

3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 56

3.2. Chuẩn bị thực nghiệm.............................................................................. 56

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm ......................................................................... 56

3.2.2. Nội dung thực nghiệm ........................................................................... 56

3.2.3. Tiêu chí đánh giá................................................................................... 56

3.3. Tiến hành thực nghiệm............................................................................. 57

3.4. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 60

1. Kết luận chung ............................................................................................ 60

2. Một số ý kiến đề xuất.................................................................................. 61

2.1. Đối với giáo viên:..................................................................................... 61

2.2. Đối với các cấp lãnh đạo:........................................................................ 62

3. Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài ............................................................... 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

“Địa lí bắt đầu từ bản đồ và kết thúc bằng bản đồ”. Quả đúng như vậy.

Trong bộ môn Địa lý ở trường phổ thông nói chung và Địa lý lớp 4, 5 nói

riêng, việc sử dụng bản đồ, lược đồ trong các tiết dạy là rất thường xuyên và

thiết thực. Bản đồ, lược đồ không những là phương tiện minh hoạ cho nội

dung bài học mà còn chứa đựng kiến thức cho học sinh khai thác, giúp các em

hiểu sâu hơn, cụ thể hơn thế giới xung quanh chúng ta và những vấn đề Địa lý

liên quan. Thực tế, trong chương trình học tập ở nhà trường phổ thông, không

có thời gian dành cho bản đồ học, bản đồ, lược đồ chỉ được coi như một công

cụ, một phương tiện dạy học Địa lý. Do vậy, chỉ có thể thông qua việc giảng

dạy Địa lý để trang bị kiến thức bản đồ cho học sinh. Hơn nữa, trong chương

trình kiến thức phổ thông, lượng kiến thức địa lý được xác định cụ thể cho

từng cấp học, lớp học vì vậy cũng cần phải xác định kiến thức bản đồ cho

từng cấp, lớp học. Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên giúp học sinh

làm quen với ngôn ngữ bản đồ từ đơn giản đến phức tạp nhằm mục đích trang

bị cho học sinh khả năng đọc và sử dụng bản đồ như là đọc hay sử dụng một

quyển sách. Nghĩa là không dừng lại ở mức nhận biết các hiện tượng địa lý

trên bản đồ mà phải nắm được nội dung của các hiện tượng đó, tiến dần từ sự

mô tả định tính một khu vực sang mô tả định lượng.

Ở tiểu học, các em học sinh được học môn địa lý ở lớp 4 và lớp 5. Việc

dạy môn học này không hề đơn giản, bởi nó là môn học mới mẻ và các kiến

thức đều hết sức lạ lẫm với học sinh. Vì thế, giáo viên lớp 4 và lớp 5 cần hết

sức chú ý đến các kiến thức cơ bản của môn học này. Nói đến địa lý là nói

đến bản đồ, lược đồ. Tiếc rằng, cả chương trình học ở lớp 4 và lớp 5 không có

tiết học nào dạy học sinh cách dùng bản đồ, lược đồ. Khi dạy địa lý, giáo viên

thường cung cấp kiến thức theo mục tiêu bài dạy, chỉ cho học sinh quan sát

2

bản đồ theo yêu cầu bài để kịp thời gian giảng dạy mà thôi. Chính vì thế đã

dẫn đến rất nhiều học sinh khi lên trung học vẫn không xác định được hướng

Đông, Tây, Nam, Bắc… trên bản đồ, lược đồ. Điều đó dẫn đến các em không

biết cách khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ. Do vậy kiến thức các em tiếp

thu được sau mỗi tiết học là không chắc chắn hay nói đơn giản là “học vẹt”

nên rất nhanh quên. Đến các bài thực hành phải làm việc nhiều với bản đồ, thì

các em thấy rất khó khăn và lúng túng, nhiều em chỉ nói và làm theo bạn bè

mà không hiểu gì cả.

Trong yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc phát huy

tính tích cực học tập của học sinh hết sức quan trọng và được thực hiện ở

nhiều môn học khác nhau, trong đó có môn Địa lí. Mặt khác, trong dạy học

Địa lí việc rèn luyện kĩ năng cho các em luôn được chú trọng, đặc biệt là kĩ

năng sử dụng bản đồ, lược đồ. Nhiều nhà nghiên cứu, nhiều giáo viên đã cố

gắng tìm những phương pháp tối ưu để rèn luyện kĩ năng cho học sinh trong

dạy học Địa lí và đã có nhiều để tài, sáng kiến kinh nghiệm thiết thực. Vì vậy,

một trong những nhiệm vụ của người giáo viên là phải biết cách hình thành ở

học sinh những biểu tượng và khái niệm địa lí, giúp học sinh xác lập các mối

quan hệ địa lí trên cơ sở đó nắm vững các kiến thức địa lí .Vì vậy theo định

hướng đổi mới phương pháp dạy học, các phương tiện dạy học như bản đồ,

biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu được sử dụng như một nguồn cung cấp kiến

thức cho học sinh tự tìm tòi, phát hiện những kiến thức và hình thành rèn

luyện một số kĩ năng bộ môn chứ không chỉ để minh họa cho lời giảng của

giáo viên. Người giáo viên muốn dạy tốt môn Địa lí thì phải hiểu rõ về bản

đồ, lược đồ đồng thời biết cách sử dụng chúng như thế nào để mang lại hiệu

quả.

Chính vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Tìm hiểu việc sử dụng

bản đồ, lược đồ trong dạy học môn địa lí lớp 4, 5.”

3

2. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu về việc sử dụng bản đồ, lược đồ trong dạy học môn Địa lí lớp

4, 5. Từ đó đề xuất một số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn

Địa lí lớp 4, 5.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học môn Địa lí lớp 4, 5

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Tìm hiểu về việc sử dụng bản đồ, lược đồ trong môn Địa lí lớp 4, 5.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu giáo viên hiểu rõ về bản đồ, lược đồ và biết cách sử dụng chúng

thì tiết dạy sẽ đạt hiệu quả cao. Từ đó có thể nâng cao chất lượng dạy và học

môn Địa lí.

5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và tìm hiểu tình hình thực tế của việc sử

dụng bản đồ, lược đồ trong môn địa lí, từ đó đề xuất một số ý kiến góp phần

nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí lớp 4,5.

- Thiết kế một số hoạt động dạy học và thực nghiệm sư phạm.

5.2. Phạm vi nghiên cứu

Do những hạn chế chủ quan và khách quan về mặt thời gian nên chúng

tôi chỉ tiến hành nghiên cứu những bài học có sử dụng bản đồ, lược đồ trong

môn Địa lí lớp 4,5 và tiến hành thực nghiệm tại trường Tiểu học Huỳnh Ngọc

Huệ.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Thu thập tài liệu, tiến hành đọc, phân tích tổng hợp, hệ thống hóa, khái

quát hóa các nguồn tài liệu lí luận và thực tiễn có liên quan đến việc sử dụng

4

bản đồ, lược đồ trong môn Địa lí ở Tiểu học. Các tài liệu trên được phân tích,

nhận xét, tóm tắt và trích dẫn phục vụ trực tiếp cho việc giải quyết các nhiệm

vụ nghiên cứu đề tài.

6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát, đàm thoại

- Phương pháp điều tra bằng anket

- Phương pháp xử lí, thống kê

- Phương pháp thực nghiệm

7. Cấu trúc khóa luận

Gồm 3 phần:

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn

- Chương 2: Tìm hiểu việc sử dụng bản đồ, lược đồ trong dạy học môn

Địa lí lớp 4, 5.

- Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!