Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc việt nam cho học sinh tiểu học qua môn địa lí lớp 4.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TIỂU HỌC
----------
NGUYỄN THỊ MỸ LINH
Tìm hiểu việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam cho học
sinh Tiểu học qua môn Địa lí lớp 4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM TIỂU HỌC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn hóa vốn gắn liền với toàn bộ cuộc sống và với sự phát triển của xã hội. Con
người ra đời cùng văn hóa, trưởng thành cùng văn hóa, hướng tới tương lai cũng từ
văn hóa. Văn hóa của mỗi dân tộc trước hết thể hiện ở bản sắc của dân tộc ấy. Bản sắc
dân tộc thể hiện trọng hệ giá trị văn hóa dân tộc, nó biểu hiện và định hướng cho sự
lựa chọn trong hành động của con người. Những giá trị văn hóa là thước đo trình độ
phát triển và đặc tính riêng của mỗi dân tộc. “Một dân tộc thiếu văn hóa chưa phải là
một dân tộc thật sự hình thành, một nền văn hóa không có bản sắc dân tộc thì nền văn
hóa ấy không có sức sống thật sự của nó”. [5.16]
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc cùng chung sống lâu đời, 54 dân tộc là 54
màu sắc văn hóa tạo nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, được phân bố
ở các vùng miền của Tổ Quốc. Do đặc điểm về điều kiện kinh tế- xã hội và nhiều nhân
tố ảnh hưởng khác nhau, đã hình thành nên nhiều vùng văn hóa khác nhau, từ đó văn
hóa của các dân tộc cũng có những khác biệt và mang tính đặc thù. Giữa các dân tộc
có sự giao thoa văn hoá với nhau vì các dân tộc sống xen kẽ nhau.
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang hòa mình vào dòng chảy của xu thế
toàn cầu hóa, xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, chúng như một cơn lốc
cuốn hút tất cả các nước trên thế giới. Bên cạnh những cơ hội, những tác động tích cực
mà nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa mang lại thì nền kinh tế thị trường
và quá trình toàn cầu hóa còn có những tác động tiêu cực đó là lối sống thực dụng, tôn
thờ đồng tiền, xa hoa lãng phí trong giới trẻ, hơn nửa nó ảnh hưởng không nhỏ đến nền
văn hóa truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đặc biệt
là trong giới trẻ, một bộ phận thanh thiếu niên chạy theo cái mới mà quên đi các giá trị
của bản sắc văn hóa dân tộc. Sự du nhập văn hóa, lối sống ngoại lai thông qua nhiều
kênh như sách, báo, mạng Internet…trên toàn cầu ảnh hưởng không nhỏ, chứa đựng
nguy cơ đe dọa các giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc vốn có từ bao đời nay của
người dân Việt Nam.
Một thực trạng nữa là nền giáo dục của nước ta hiện nay chưa có những biểu
hiện chưa coi trọng đúng mức việc giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
cho học sinh. Dẫn đến học sinh dần xa rời các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, ít hiểu
biết về bản sắc văn hóa dân tộc.
Đứng trước thực trạng đó, việc giáo dục ý thức cho học sinh biết giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là rất cần thiết. Điều này đặt ra nhiệm vụ cho
nền giáo dục, trọng trách to lớn này đặt lên vai của đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng
dạy các môn học trong đó phải kể đến môn Địa lí lớp 4.
Bậc Tiểu học là bậc học nền móng của hệ thống giáo dục, góp phần tạo nên
những công nhân tương lai của đất nước. Vì thế việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh Tiểu học là một việc làm hết sức ý nghĩa và
cần thiết. Bỡi lẽ các em học sinh Tiểu học còn nhỏ tuổi, rất biết nghe lời thầy cô giáo
vì thế những việc làm để giáo dục các em ngày hôm nay sẽ ảnh hưởng đến các em mai
sau. Lớn lên các em sẽ biết được tầm quan trọng của việc phải giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc.
Môn Địa lí lớp 4 có các bài học về các hoạt động của các vùng miền trên đất
nước Việt Nam như trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, duyên
hải miền Trung…Từ những nội dung này là đặc điểm thuận lợi để giáo viên có thể tích
hợp giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của một
số vùng miền trên đất nước Việt Nam.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của những vấn đề trên, để góp
phần công sức nhỏ bé vào mục tiêu giữ gìn và phát bản sắc văn hóa dân tộc tôi chọn
đề tài “Tìm hiểu việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Việt Nam cho học sinh Tiểu học qua môn Địa lí lớp 4" làm đề tài cho bài nghiên cứu
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề này được nhiều người nghiên cứu ở những phạm vi và góc độ khác
nhau. Nghiên cứu dưới góc độ bản sắc văn hoá có những tác phẩm tiêu biểu sau:
“Suy nghĩ về bản sắc văn hoá dân tộc”, Huy Cận, Nxb Chính trị Quốc gia,
1994. “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam”, PGS. Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh, 2001. “Bản sắc văn hoá Việt Nam”, Phan Ngọc, Nxb Văn học,
2002.
Nghiên cứu về văn hoá các dân tộc thiểu số có:
“Tìm hiểu văn hoá vùng các dân tộc thiểu số”, của Lò Giàng Páo, NXb Giáo
dục, Hà Nội, 1997. “Văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, Ngô Văn Lệ, Nxb giáo
dục, Hà Nội, 1998.
Nh×n chung, c¸c c«ng tr×nh, t¸c phÈm ®Òu ®· ®i vµo khai th¸c
nh÷ng ®Æc ®iÓm chung vÒ b¶n s¾c v¨n hãa dân tộc, v¨n hãa c¸c d©n
téc thiÓu sè, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Tuy
nhiªn, nh÷ng công trình nghiªn cøu nµy chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn
đề giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam cho HS Tiểu
học qua môn Địa lí lớp 4.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên là tài liệu tham khảo quý giá, bổ ích
cho tôi trong quá trình làm đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục đích sau:
- Tìm hiểu việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt
Nam cho HS Tiểu học qua môn Địa lí lớp 4 nhằm nâng cao ý thức của HS để giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
- Tìm hiểu việc sử dụng hình thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy hiệu
quả giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam cho HS
Tiểu học qua môn Địa lí lớp 4.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Các bài học có nội dung tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc Việt Nam cho HS Tiểu học qua môn Địa lí lớp 4.
- Các phương pháp và hình thức dạy học để sử dụng giáo dục ý thức giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam cho HS Tiểu học qua môn Địa lí lớp 4.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu vấn đề lí luận liên quahn đến đề tài.
- Tìm hiểu, phân tích ý nghĩa, tác dụng của việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam cho HS Tiểu học qua môn Địa lí lớp 4.
- Thiết kế bài giảng có sử dụng hình thức và phương pháp dạy học nhằm tăng
hiệu quả giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam cho
HS Tiểu học qua môn Địa lí lớp 4.
6. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Đọc sách báo có liên quan đến đề tài, sau đó phân tích tổng hợp, hệ thống hoá
các tri thức đã học để làm sáng tỏ những khái niệm công cụ của đề tài.
b. Phương pháp thống kê
Thống kê các cơ hội giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt
Nam cho HS Tiểu học qua môn Địa lí lớp 4.
c. Phương pháp quan sát
Quan sát các giờ dạy mẫu môn Địa lí ở trường Tiểu học
d. Phương pháp đều tra bằng Anket
Dùng hệ thống câu hỏi để thu thập thông tin, cơ sở lí luận cho đề tài.
e. Phương pháp thực nghiệm
Đề xuất giáo án và thực nghiệm sư phạm giảng dạy các bài dạy có nội dung về
bản sắc văn hoá dân tộc để giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc Việt Nam cho HS Tiểu học.
f. Phương pháp phân tích - tổng hợp.
Phân tích và tổng hợp các kết quả thu được sau khi thực nghiệm sư phạm và
đưa ra các kết luận cần thiết.
7. Giả thiết khoa học
Trên cơ sở tìm hiểu việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc Việt Nam cho HS Tiểu học qua môn Địa lí lớp 4 sẽ giúp cho GV Tiểu học nói
chung và sinh viên ngành giáo dục Tiểu học nói riêng có cái nhìn tổng quát về thực tế
việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong
trường Tiểu học. Từ đó, mỗi người sẽ tìm ra được hướng đi đúng đắn trong việc vận
dụng nội dung này vào việc dạy học thực tế.
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài gồm
có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tìm hiểu việc giáo dục ý thức giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam cho HS Tiểu học qua môn Địa lí
lớp 4
Chương 2: Tìm hiểu việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc Việt Nam cho HS Tiểu học qua môn Địa lí lớp 4
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÌM HIỂU VIỆC
GIÁO DỤC Ý THỨC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN
TỘC VIỆT NAM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 4
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1 Khái quát về văn hóa
1.1.1.1. Khái niệm về văn hóa
Văn hóa có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Trong tiếng Việt, văn hóa được
dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức trình độ văn hóa, lối sống (nếp sống văn
hóa), theo nghĩa chuyên biệt để chỉ các trình độ phát triển của một giai đoạn (văn hóa
Đông Sơn)…
Theo Edward Burnelt Tylor, người sáng lập ra khoa học nhân loại học của nước
Anh, trong tác phẩm Primitive Culture (Văn hóa nguyên thủy), lần đầu tiên đưa ra định
nghĩa văn hóa: “Văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm tri thức tín ngưỡng, nghệ
thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục tập quán và cả những khả năng thói quen khác
mà con người đạt được với tư cách là một thành viên của xã hội”. [16.13]
W.summer và A.keller định nghĩa: “Tổng thể những sự thích nghi của con
người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa. Những sự thích nghi này
được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và
truyền đạt bằng kế thừa” [3.16]
W.Thomas coi “ Văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất kì nhóm
người nào (gồm các thiết chế, tập tục, tâm thế, phản ứng cư xử” [3.16]
Định nghĩa văn hóa của UNESCO: “ Văn hóa là tổng thể sống động của các
hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại… hình thành một hệ thống các giá trị,
các truyền thống và các thị hiếu - văn hóa giúp xác định đặc tính riêng biệt của từng
dân tộc”[3.17].
Theo P.giáo sư, viện sĩ Trần Ngọc Thêm thì “Văn hóa là một hệ thống hữa cơ
các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình
hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã
hội.” [13.10].
Theo Tiến sĩ sử học Huỳnh Ngọc Bá “Văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất,
tinh thần và ứng xử mang tính biểu trưng, do một cộng đồng người sáng tạo ra và tích
lũy được qua các quá trình sinh tồn trong sự tương tác giữa con người với môi trường
tự nhiên và lịch sử - xã hội của mình, cũng như sự hoàn thiện bản thân mình” [3.21].
Các định nghĩa trên ở mỗi tác giả khác nhau vì văn hóa là là một hiện tượng bao
trùm lên tất cả các mặt của của đời sống con người, khiến cho bất kì một định nghĩa
nào cũng đều khó có thể bao quát hết các nội dung của nó. Mỗi một định nghĩa của
một nhà nghiên cứu nào đó nêu ra cũng chỉ có thể thâu tóm được một phương diện nào
đó của khái niệm văn hóa mà thôi.
Trên cơ sở các định nghĩa trên, tôi xin chọn định nghĩa của Tiến sĩ sử học
Huỳnh Ngọc Bá làm cơ sở lí luận cho đề tài của mình “Văn hóa là tổng thể các giá trị
vật chất, tinh thần và ứng xử mang tính biểu trưng, do một cộng đồng người sáng tạo
ra và tích lũy được qua các quá trình sinh tồn trong sự tương tác giữa con người với
môi trường tự nhiên và lịch sử - xã hội của mình, cũng như sự hoàn thiện bản thân
mình” [3.21].
1.1.1.2. Các đặc trưng và chức năng của văn hóa
a. Các đặc trưng của văn hóa
Từ định nghĩa của văn hóa trên đây có thể nêu ra 4 đặc trưng của văn hóa như
sau:
- Văn hóa có tính hệ thống: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị về văn
hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần của một cộng đồng người. Từ những
thành tố căn bản đó lại gồm những tập hợp con nhiều tầng bậc tạo thành một tổng thể
khá phức tạp.
- Đặc trưng thứ 2 của văn hóa là tính giá trị. Văn hóa bao gồm các giá trị (giá
trị thuộc về đời sống vật chất, giá trị thuộc về đời sống xã hội và giá trị thuộc về đời
sống tinh thần) trở thành thước đo về mức độ nhân bản của xã hội con người.
- Đặc trưng thứ 3 của văn hóa là tính nhân sinh. Văn hóa là một hiện tượng
thuộc về xã hội loài người, gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người, là những
giá trị do một cộng đồng người sáng tạo ra, thuộc về con người, ở trong con người
mang dấu ấn người.