Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu văn trên Tri tân tạp chí
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------
NGUYỄN THỊ PHƢƠNG LAN
TÌM HIỂU VĂN TRÊN TRI TÂN TẠP CHÍ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 62.22.34.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS. TS Lại Văn Hùng
2. TS Phạm Thị Thu Hương
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận án là trung thực, được nghiên cứu từ thực tế và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả
Nguyễn Thị Phƣơng Lan
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, sự biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy cô
giáo hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lại Văn Hùng và TS Phạm Thị Thu Hƣơng đã
tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu của Viện Văn
học Việt Nam, Ban lãnh đạo, phòng đào tạo, các phòng ban chức năng của Học viện
Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường THPT Nguyễn Trãi - Ba Đình
Hà Nội đã động viên, tạo điều kiện cho tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ, động viên,
khích lệ của bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình. Tôi xin chân thành cảm
ơn những tình cảm tốt đẹp đó.
Tác giả
Nguyễn Thị Phƣơng Lan
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................8
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VĂN TRÊN TRI TÂN TẠP CHÍ...8
1.1. Tri tân trong những công trình nghiên cứu về báo, tạp chí nửa đầu thế kỷ XX.8
1.2. Tạp chí Tri tân trong những công trình nghiên cứu về văn học.................14
1.3. Những công trình sƣu tầm, giới thiệu về tạp chí Tri tân .............................18
1.3.1. Công trình nghiên cứu tổng quan về tạp chí Tri tân...............................18
1.3.2. Công trình nghiên cứu về các tác gia.......................................................19
1.3.3. Công trình nghiên cứu về các thể loại .....................................................21
1.3.4. Công trình số hóa văn bản Tri tân ...........................................................22
Chƣơng 2. TRI TÂN TẠP CHÍ TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM NHỮNG NĂM 1940-1945........................................26
2.1. Đặc điểm của báo chí Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1941......................26
2.1.1. Lịch trình của báo chí Việt Nam qua các giai đoạn hình thành và phát
triển ......................................................................................................................26
2.1.2. Về sự xuất hiện của ba nhóm văn phái nổi bật. ......................................35
2.2. Tiền đề cho sự ra đời của tạp chí Tri tân ......................................................39
2.2.1. Tiền đề về chính trị, xã hội và văn hóa, tư tưởng....................................39
2.2.2. Về đặc điểm của văn học những năm 1940-1945....................................46
2.3. Sự ra đời và diện mạo của tạp chí Tri tân.....................................................50
2.3.1. Sự ra đời của tạp chí Tri tân.....................................................................50
2.3.2. Diện mạo của tạp chí Tri tân ....................................................................53
2.3.3. Lí giải về sự sinh tồn, đình bản của Tri tân tạp chí.................................64
2.4. Kết luận chƣơng 2 ...........................................................................................66
Chƣơng 3. VĂN SÁNG TÁC TRÊN TRI TÂN TẠP CHÍ ......................................67
3.1. Văn xuôi trên Tri tân tạp chí ..........................................................................67
3.1.1. Truyện và Ký..............................................................................................67
3.1.2. Tiểu thuyết lịch sử.....................................................................................81
3.2. Kịch trên Tri tân tạp chí..................................................................................94
3.2.1. Quá trình kế thừa và tiếp biến của thể loại kịch ở Việt Nam..................94
3.2.2. Diện mạo của thể kịch trên tạp chí Tri tân ..............................................97
3.2.3. Đặc điểm của kịch thơ viết về đề tài lịch sử.............................................98
3.2.4. Vũ Như Tô, vở chính kịch đặc sắc .........................................................106
3.3. Văn vần trên Tri tân tạp chí..........................................................................109
3.3.1. Diện mạo và đặc điểm của thơ trên Tri tân tạp chí ...............................109
3.3.2. Những giới hạn của thơ trên Tri tân tạp chí .........................................113
3.4. Kết luận chƣơng 3 .........................................................................................115
Chƣơng 4. VĂN KHẢO CỨU PHÊ BÌNH VÀ SƢU TẦM DỊCH THUẬT TRÊN
TRI TÂN TẠP CHÍ...................................................................................................116
4.1. Văn khảo cứu phê bình.................................................................................116
4.1.1. Tình hình chung của văn khảo cứu phê bình những năm 1940..........116
4.1.2. Diện mạo và đặc điểm của văn khảo cứu, phê bình trên Tri tân..........121
4.2. Văn sƣu tầm dịch thuật ................................................................................139
4.2.1. Sưu tầm dịch thuật theo khuynh hướng “ôn cố” ..................................140
4.2.2. Sưu tầm dịch thuật theo khuynh hướng “tri tân” .................................144
4.3. Kết luận chƣơng 4 .........................................................................................147
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................148
1. Tri tân tạp chí trong hành trình về nguồn - “ôn cố” .........................................148
2. Tri tân tạp chítrong hành trình mở mang, tiếp cận chân trời tri thức mới - “tri tân”....149
3. Tri tân tạp chí trong quá trình vận động của đời sống báo chí và văn học nửa
đầu thế kỷ XX...........................................................................................................149
4. Tìm hiểu Văn trên tạp chí Tri tân – triển vọng của hƣớng nghiên cứu văn học sử......150
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BÁO CHÍ
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Báo chí Việt Nam ra đời vào cuối thế kỷ XIX và thật sự phát triển vào
khoảng giữa thế kỷ XX. Sự xuất hiện của báo và tạp chí không chỉ phản ánh thực trạng
xã hội nước ta trong thời kỳ bị áp đặt, cưỡng chế bởi văn minh phương Tây mà còn là:
“Sự phản ánh của lịch sử văn hóa ngôn ngữ (chữ quốc ngữ), văn học, nghề in…” [79,
7]. Dưới ách cai trị của thực dân, dù bị kiểm soát chặt chẽ, song báo chí Việt Nam vẫn
tìm được nguồn sống riêng và gắn chặt với đời sống văn hóa tư tưởng của dân tộc.
Ngoài việc chuyển tải những nội dung thông tin về thời sự, chính trị, khoa học, giáo
dục, báo chí còn thể hiện mục đích văn chương rõ rệt.
1.2. Một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam
nửa đầu thế kỷ XX diễn ra khẩn trương, dồn dập, mau lẹ không thể không kể đến sự
hình thành và xuất hiện của các nhóm phái văn học. Việc các tác giả tập trung quanh
một tờ báo hoặc một nhà xuất bản có ý nghĩa quan trọng: Vừa định hướng người viết
theo một tôn chỉ mục đích rõ ràng, vừa quy tụ các tác giả trong một khuynh hướng,
trường phái và thúc đẩy phong trào sáng tác văn học thêm phong phú, đa dạng. Điều
này cũng chứng tỏ, người cầm bút ngày càng có ý thức sâu sắc về vai trò, giá trị và sứ
mệnh của mình.
1.3. Tri tân (1941-1946) là một tạp chí văn hóa lớn, có vai trò quan trọng trong
đời sống báo chí và văn học Việt Nam những năm 40 của thế kỷ XX. So với nhiều tờ
báo, tạp chí xuất hiện ở nửa đầu thế kỷ XX thì Tri tân tạp chí tuy chỉ tồn tại trong thời
gian 5 năm (từ ngày 3/6/1941 đến ngày 16/7/1946) nhưng với 214 số ra đều đặn hàng
tuần thì tự thân nó đã xác lập được vai trò vị trí của mình.
Là loại tạp chí chuyên về khảo cứu nhưng thực chất Tri tân lại mang đặc điểm
của loại hình báo chí tổng hợp. Có thể tìm thấy trên tờ tuần báo này tri thức của nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực: Lịch sử, địa lý, văn hóa, chính trị, khoa học, kỹ thuật, tôn giáo,
mỹ thuật, văn học… Riêng mảng văn học phải kể đến sự phong phú của nhiều thể loại:
Tiểu thuyết, truyện ngắn, ký, thơ ca, kịch, nghiên cứu, phê bình, dịch thuật… Mỗi thể
loại được Tri tân đón nhận và giới thiệu đều nhằm hướng tới chủ đích riêng của tờ báo
với mệnh đề thống lĩnh: Ôn cố tri tân (ôn cũ, biết mới). Thực tế, các tác phẩm được
Tri tân lựa chọn đăng tải lại chủ yếu nghiêng về khuynh hướng ôn cố. Đồng thời,
những đóng góp của Tri tân tạp chí đối với nền văn học hiện đại Việt Nam tập trung
chính ở các sáng tác văn học, các bài nghiên cứu, phê bình, sưu tầm, hiệu đính, dịch
thuật theo khuynh hướng phục cổ. Đó cũng chính là đặc điểm riêng biệt làm nên diện
2
mạo độc đáo của Tri tân trước sự nở rộ của báo chí Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, nhất
là những năm 40. Đề tài của luận án đi vào Tìm hiểu văn trên Tri tân tạp chí, thiết nghĩ
là một hướng nghiên cứu khả thi, đặt ra nhiều vấn đề gợi mở và có ý nghĩa khoa học.
1.4. Trong sự phát triển phong phú, đa sắc của đời sống báo chí nửa đầu thế kỷ
XX, Tri tân là một trong số những tạp chí điển hình và có sắc thái riêng. Là một tạp
chí văn hóa, sinh tồn trong thời điểm lịch sử gay cấn, bối cảnh chính trị phức tạp, đời
sống văn hóa đầy thử thách nhưng Tri tân vẫn được coi là một tạp chí “chất lượng” và
“trí tuệ”. Bởi tôn chỉ mục đích mà Tri tân hướng tới là: “Ôn cũ biết mới. Nhằm cái
đích ấy, Tri tân riêng đi vào con đường văn hóa với cặp kính khảo cứu”. Đồng thời với
mục đích “ôn cố”, tạp chí cũng chủ trương “tri tân” mở mang tầm nhìn, “ngó rộng
chân trời tri thức, mạnh bạo tiến bước trên đường chân lý” (Lời Phi lộ).
Là loại tạp chí mang tính “bách khoa thư” (giống như kiểu tạp chí Nam phong),
Tri tân đã tạo nên những ưu thế đặc biệt của loại hình báo chí tổng hợp. Tìm trên tờ
tuần báo này, có thể thấy đủ các thể loại từ báo chí chuyên biệt (thời sự chính trị, khoa
học kỹ thuật, thông tin văn hoá xã hội, quảng cáo…) đến văn học nghệ thuật (thơ ca,
truyện ngắn, tiểu thuyết, ký, kịch…) rồi đến các lĩnh vực khác như lịch sử, địa lý, kinh
tế, dân tộc học, tôn giáo… Trong đó, đáng chú ý nhất là mảng văn học được tạp chí
dành một số lượng trang báo đáng kể để in ấn, giới thiệu đều đặn, cần mẫn trong suốt
5 năm tồn tại.
Qua việc khảo sát 214 số tạp chí với gần 5000 trang báo và hơn 1400 văn bản
văn học, kết quả mà chúng tôi thống kê bước đầu là: Có 388 bài khảo cứu về các lĩnh
vực lịch sử, văn hóa, địa lí, tôn giáo, xã hội; 427 bài nghiên cứu, phê bình văn học, 39
bài khảo cứu văn học dài kỳ (trong đó có những bài dài gần 100 số tạp chí); 167 bài
sưu tầm, dịch thuật văn học có giá trị. Đặc biệt tạp chí Tri tân còn đón nhận và đăng
tải gần 500 sáng tác văn học mới với những thể loại làm nên đặc trưng chỉ có ở Tri
tân: Ký khảo cứu, tiểu thuyết lịch sử, kịch thơ lịch sử…
Một số lượng văn chương đáng kể và có sắc thái riêng biệt như vậy thiết nghĩ cần
được nhìn nhận và đánh giá đích đáng để không những khẳng định vai trò, vị trí của tờ
tạp chí này trong đời sống báo chí và văn học nửa đầu thế kỷ XX mà còn góp phần
nhìn nhận đầy đủ hơn quá trình vận động của nền văn chương hiện đại trong tiến trình
văn học dân tộc.
Vì vậy, khi nghiên cứu văn học hiện đại Việt Nam không thể không xác định vai
trò của báo chí như “một động lực văn học”, bởi: “Từ Tri tân cũng có thể hình dung
được vai trò của báo chí đối với văn học đầu thế kỷ” [158, 9].
3
1.5. Tìm hiểu bộ phận văn học trên báo chí nửa đầu thế kỷ XX là vấn đề thực sự
cần thiết và có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu văn học sử bởi nó mở ra nhiều hướng
tiếp cận trong quá trình khôi phục, nhìn nhận và đánh giá lại một cách nghiêm túc
những giá trị văn hóa, văn học quá khứ. Đề tài luận án đi vào khái quát một cách có hệ
thống về diện mạo và chỉ ra những đặc điểm cơ bản của các thể văn trên Tri tân tạp
chí. Nói cách khác, luận án đi vào tìm hiểu quá trình hình thành, sự vận động của các
thể loại văn học những năm 40 của thế kỷ XX được Tri tân đón nhận và giới thiệu có
đóng góp như thế nào đối với nền văn học hiện đại Việt Nam.
Luận án luôn đặt đối tượng nghiên cứu trong sự so sánh, đối chiếu với các báo,
tạp chí xuất hiện trước và cùng thời với Tri tân để lí giải về sự vận động của các thể
loại văn học Việt Nam. Từ đó xác định vai trò tiên phong của báo chí trong quá trình
hiện đại hóa nền văn học dân tộc, đồng thời mở ra một hướng tiếp cận có nhiều triển
vọng: Nghiên cứu văn học hiện đại Việt Nam trong môi trường báo chí. Đó cũng là
yêu cầu thực tiễn và cấp thiết mà chuyên ngành nghiên cứu văn học sử đặt ra.
2. Đối tƣợng, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Đố ứu
- Luậ ộ văn bản Tri tân làm đối tượng nghiên cứu chính: Gồm
214 số tạp chí, trong đó khảo sát thống kê chi tiết phần văn trên tạp chí Tri tân.
- Đồng thời, luận án lựa chọn một số báo và tạp chí xuất hiện trước và cùng thời
với Tri tân để có điều kiện so sánh đối chiếu như:
+ Trước Tri tân: Đông Dương tạp chí, Nam phong tạp chí, An Nam tạp chí,
Phong hóa, Ngày nay…
+ Cùng thời với Tri tân: Tiểu thuyết thứ Bảy, Tiểu thuyết thứ Năm, tạp chí Tao
đàn, Thanh nghị, Hàn Thuyên …
Luận án sẽ khảo sát phần Văn in trên Tri tân tạp chí qua các phương diện sau:
- Phần 1: Văn sáng tác gồm:
+ Văn xuôi với các thể loại chính: Truyện ngắn, ký, tiểu thuyết
+ Văn vần: Chủ yếu là thơ
+ Kịch: Chủ yếu là kịch thơ
Trong khi nghiên cứu về các thể loại văn học đó, luận án tập trung và nhấn mạnh vào
các thể tài làm nên giá trị của Tri tân như tiểu thuyết lịch sử, kịch lịch sử, ký khảo cứu…
- Phần 2: Văn khảo cứu, phê bình và sưu tầm dịch thuật.
+ Văn khảo cứu: Luận án đặc biệt quan tâm đến các bài khảo cứu về văn hóa,
văn học, lịch sử dài kỳ, có giá trị của các cây bút khảo luận danh tiếng như Nguyễn
4
Văn Tố, Hoa Bằng, Nguyễn Tường Phượng, Đào Duy Anh, Trần Văn Giáp, Nguyễn
Triệu, Lê Văn Phúc…
+ Văn phê bình: Người viết sẽ nhấn mạnh vào vai trò vị trí các bài phê bình tác
phẩm mới của các cây bút tiêu biểu: Lê Thanh, Kiều Thanh Quế, Hoàng Thiếu Sơn,
Phạm Mạnh Phan…
+ Văn sưu tầm dịch thuật: Chúng tôi tập trung vào phần sao lục, trích dịch, hiệu
đính các tác phẩm văn học cổ.
2.2. Mục đích nghiên cứu:
Luận án đi vào khái quát một cách hệ thống về diện mạo của bộ phận văn học trên Tri
tân tạp chí. Từ đó, tìm hiểu đặc điểm về nội dung và hình thức của các thể loại Văn trên
Tri tân.
Đồng thời, xác định vai trò, vị trí, sự đóng góp cũng như mặt hạn chế của Văn
trên Tri tân và lí giải sự hình thành, suy vong của các thể loại văn học Việt Nam
những năm 40 của thế kỷ XX.
Luận án khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa báo chí và văn học trong quá
trình hiện đại hóa văn học và vai trò của tạp chí Tri tân đối với đời sống báo chí, văn
chương, học thuật nửa đầu thế kỷ XX cũng như nội lực của nền văn học dân tộc.
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để hoàn thành mục đích nghiên cứu, luận án sẽ tiến hành giải quyết các nhiệm
vụ cơ bản sau:
Khảo sát, thống kê một cách chi tiết cụ thể về mảng văn qua hơn 5000 trang văn
bản Tri tân.
Trên kết quả khảo sát, luận án sẽ phân tích lí giải nguyên nhân xuất hiện, quá
trình hình thành, hưng thịnh và suy vong của các thể Văn trên Tri tân. Từ đó, khái quát
sự vận động của các thể văn trên Tri tân trong sự so sánh đối chiếu với văn trên các
báo, tạp chí trước và cùng thời với Tri tân.
Định vị vai trò của mảng Văn trên Tri tân nói riêng và tạp chí Tri tân trong đời
sống báo chí và văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
3. Giới thuyết khái niệm Văn
Trong quá trình tiếp cận Tri tân, chúng tôi nhận thấy: Đặc điểm riêng của tờ tạp
chí này là chất khảo luận văn học nổi lên như một điểm nhấn làm cho khuôn diện của
tạp chí Tri tân không lẫn, không nhòa vào bất cứ một khuôn diện nào khác. Là một tạp
chí văn hóa, Tri tân là địa hạt thuận lợi cho các nhà văn, nhà nghiên cứu thể nghiệm.
Tạp chí dành sự ưu ái cho các bài khảo cứu về văn hóa, văn học, lịch sử dài kỳ; các bài
5
nghiên cứu, nhất là các bài phê bình tác phẩm mới; tiểu thuyết lịch sử; các bài ký khảo
cứu và các vở kịch lịch sử…
Khi sử dụng khái niệm Văn (mà không phải là văn học hay văn chương), chúng tôi
đã cân nhắc tìm hiểu công phu về vấn đề này để lựa chọn và đưa ra quyết định cuối cùng.
Trước hết, Văn là một phạm trù rộng, một khái niệm đa nghĩa, đa sắc thái. Theo Hán
ngữ đại từ điển, Văn có 27 nghĩa, trong đó quá nửa nét nghĩa tồn tại trên cả hai bình
diện: Tác phẩm văn học và quan niệm văn chương. Như vậy, nội hàm khái niệm Văn
mở rộng từ văn lý thuyết mang tính lý luận (văn nghiên cứu, dịch thuật) đến văn sáng
tác (các thể loại văn học); từ khái niệm văn bản văn học (với tư cách là một ngành khoa
học ngữ văn chuyên nghiên cứu tác phẩm văn học) đến văn chương (Nghĩa rộng là tác
phẩm văn nói chung, bao gồm cả triết học, chính trị, lịch sử, quân sự, văn học…, nghĩa
hẹp hơn là tác phẩm văn học, nghệ thuật ngôn từ, thường chỉ tác phẩm thơ). Do đó, luận
án không sử dụng khái niệm văn chương hay văn học để thay thế bởi cái lõi của các
thuật ngữ này đều nằm trong và bị bao ở khái niệm rộng hơn, bao trùm hơn là Văn. Hơn
nữa, một dấu hiệu đặc thù của nền văn học trung đại Việt Nam là tình trạng văn – sử bất
phân, với tinh thần “phục cổ”, Tri tân đã thực hiện sứ mệnh khai quật những di sản văn
hóa, văn học cổ, cho nên biên độ của khái niệm Văn sẽ được mở rộng hơn, phù hợp hơn
với đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu của luận án.
Đề tài dựa trên cơ sở lý thuyết về phương thức sáng tác và thể loại văn học làm căn
cứ để phân loại, phân tích, nhận định, đánh giá những ưu thế và hạn chế của mảng Văn
trên Tri tân. Do vậy, khái niệm Văn được chúng tôi sử dụng trong luận án có ý nghĩa
bao quát toàn bộ những vấn đề thuộc về văn nghiên cứu phê bình, sưu tầm dịch thuật,
văn sáng tác, văn khảo cứu về các đề tài lịch sử, văn hoá, tôn giáo, địa lý, dân tộc, triết
học… Đồng thời khái niệm này có ý nghĩa khu biệt với khái niệm văn báo chí. Nghĩa là
những bài mang tính thời sự chính trị (trong mục Thời đàm,Tin vắn hàng tuần) hay
những trang mục quảng cáo trên tạp chí không thuộc phần khảo sát của luận án.
Như vậy, luận án sẽ khảo sát trực tiếp mảng văn chương sáng tác trên Tri tân
(trong mục Tuỳ hứng, truyện ngắn, du ký, kịch, tiểu thuyết); văn khảo cứu phê bình,
sưu tầm dịch thuật (trong chuyên mục Sử liệu sống, chuyện thơ, giai thoại văn học,
phê bình tác phẩm mới, dịch thơ Ta, dịch thơ Tây…). Tuy nhiên, trong khi phân loại
và nghiên cứu để khái quát đặc điểm của các thể văn trên Tri tân, chúng tôi cũng dựa
theo tiêu chí nguồn gốc, đề tài, thể loại.
6
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, luận án sử dụng phối hợp các phương
pháp nghiên cứu và các thao tác sau:
ứu văn học sử
Đây là phương pháp chủ đạo xuyên suốt quá trình nghiên cứu của luận án. Sử
dụng phương pháp nghiên cứu này, người viết đặt Tri tân trong bối cảnh lịch sử sinh
thành, tồn tại, tiếp diễn của tạp chí trong lịch sử báo chí và văn học nửa đầu thế kỷ XX
(nhất là những năm 40). Vận dụng phương pháp này chúng tôi phục dựng diện mạo
phần văn trên Tri tân một cách có hệ thống. Từ đó, luận án phân tích đánh giá về vai
trò, vị trí của tác giả, tác phẩm, đặc biệt về các thể loại loại văn học trên tạp chí Tri tân.
4.2. Phương pháp so sánh
Đây cũng là một phương pháp nghiên cứu quan trọng. Đối chiếu đồng đại và lịch
đại với một số báo và tạp chí trước hoặc cùng thời với Tri tân để từ đó, nhìn nhận đối
tượng như một bộ phận trong tính chỉnh thể cũng như quá trình vận động liên tục của nó.
4.3. Phương pháp tích hợp - liên ngành
Luận án sử dụng phương pháp này với mục đích nhìn nhận đối tượng trong mối
liên hệ giữa văn học với lịch sử, chính trị, văn hóa, triết học, báo chí… nhằm xem xét
đối tượng một cách đa chiều, soi chiếu trên nhiều phương diện khác nhau
4.4. Thao tác thống kê - phân loại:
Thao tác này là cơ sở, giúp người nghiên cứu có những đánh giá, nhìn nhận chính
xác và khách quan từ những số liệu thống kê, phân loại cụ thể về các thể loại, tiểu loại
văn học trên Tri tân.
4.5. Thao tác phân tích - tổng hợp
Thao tác này được vận dụng một cách thường xuyên trong quá trình nghiên cứu.
Phân tích tác phẩm, sự hình thành, phát triển, thoái trào của các thể loại văn học sẽ làm
cơ sở cho việc tổng hợp thành những vấn đề cần đạt được trong quá trình thực hiện đề
tài nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp sẽ nhằm quy nạp các vấn đề đã nghiên cứu một
cách tổng quát sau khi đã luận giải chi tiết. Với cách nhìn khái quát đó, công trình
nghiên cứu sẽ có diện mạo đầy đủ và sâu sắc hơn.
5. Đóng góp mới của luận án
Về mặt tư liệu: Luận án là công trình đầu tiên phục dựng, nhìn nhận đánh giá hệ
thống và toàn diện về mảng Văn trên Tri tân tạp chí, góp một tư liệu thực sự có ý
nghĩa cho chuyên ngành văn học sử.
7
Về mặt lý luận: Luận án góp phần lí giải sự hình thành, phát triển, thậm chí suy
vong của các thể loại văn học hiện đại Việt Nam trên cơ sở lý luận về thi pháp thể loại.
Về mặt thực tiễn: Khẳng định giá trị của bộ phận văn học trên tạp chí Tri tân đối
với đời sống văn học nửa đầu thế kỷ XX.
Định vị vai trò của Tri tân tạp chí trong quá trình sinh thành, diễn tiến của báo
chí và văn học nửa đầu thế kỷ XX.
Nghiên cứu Văn trên Tri tân tạp chí, nhất là đối với mảng văn khảo cứu, phê bình
hay các thể loại, thể tài văn học như tiểu thuyết lịch sử, kịch lịch sử, du ký thực sự giúp
ích cho công việc học tập và giảng dạy các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học cận
hiện đại Việt Nam.
6. Cấu trúc của luận án
: ận án có bốn chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Văn trên Tri tân tạp chí.
Chương 2: Tri tân tạp chí trong sự hình thành và phát triển của báo chí Việt Nam
những năm 1940-1945.
Chương 3: Văn sáng tác trên Tri tân tạp chí.
Chương 4: Văn khảo cứu, phê bình và sưu tầm dịch thuật trên Tri tân tạp chí.
8
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VĂN TRÊN TRI TÂN TẠP CHÍ
Tri tân là một tạp chí ra đời và phát triển trong một bối cảnh đặc biệt. Tình hình
chính trị trên thế giới diễn ra những biến động dữ dội, chứa đựng các mâu thuẫn chồng
chéo, phức tạp. Thế chiến lần thứ hai bùng nổ cùng với sự bành trướng của chủ nghĩa
phát xít… đã tạo nên tâm lý hoang mang, bất ổn trong nhân loại, nhất là đối với các
dân tộc thuộc địa.
Ở trong nước, những năm 40 của thế kỷ XX, không khí chính trị cũng bức bối,
căng thẳng; tình hình văn hóa, tư tưởng thì bộn bề, đa tạp; đời sống báo chí và văn học
bị kiểm soát ngặt nghèo... Trước tất cả khó khăn, thách thức ấy, Tri tân tạp chí vẫn
vượt qua và đứng vững để hoàn thành sứ mệnh: “Xây dựng một nền văn hóa chân
chính cho nước nhà” (Lời Phi lộ).
Theo dõi lịch trình nghiên cứu về Tri tân tạp chí và những vấn đề có liên quan
đến việc tìm hiểu, nghiên cứu về bộ phận văn học trên tạp chí Tri tân từ trước tới nay,
chúng tôi tập hợp, tiếp nhận và đánh giá thành tựu của những công trình đi trước trên
ba phương diện:
Thứ nhất, đặt Tri tân tạp chí trong những công trình nghiên cứu về báo và tạp
chí nửa đầu thế kỷ XX, luận án xác định vai trò của báo chí nói chung và tạp chí Tri
tân nói riêng đối với lịch sử báo chí và nền văn chương hiện đại.
Thứ hai, đặt Tri tân tạp chí trong những công trình nghiên cứu về văn học, luận án
nhấn mạnh đến mối quan hệ gắn bó, tương tác không thể tác rời giữa báo chí và văn học.
Thứ ba, từ những công trình trực tiếp nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn về Tri tân
tạp chí, chúng tôi phân tích, đánh giá những vấn đề có liên quan mật thiết đến đề tài,
những vấn đề còn tồn tại. Từ đó, luận án nêu lên vấn đề mà đề tài sẽ tập trung nghiên
cứu và giải quyết.
1.1. Tri tân trong những công trình nghiên cứu về báo, tạp chí nửa đầu thế kỷ XX.
Không phải là một hiện tượng đột hiện trong văn học Việt Nam, có thể khẳng
định, tạp chí Tri tân ra đời do nhu cầu bức thiết của lịch sử văn học và lịch sử dân tộc.
Ở phần này, chúng tôi đặt tạp chí Tri tân trên nền phát triển của lịch sử báo chí nói
chung để thấy Tri tân đã kế thừa báo chí đi trước trên hai phương diện: Sự phát triển của
9
báo chí từ khởi thủy đến trước khi Tri tân ra đời và sự phát triển của văn học trên báo chí
từ tờ báo Quốc ngữ đầu tiên (Gia Định báo, 1865) đến khi tạp chí Tri tân ra đời.
Báo chí Việt Nam xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX và thực sự dành được địa hạt,
nguồn sống riêng từ những năm 20 của thế kỷ XX. Trong rất nhiều điều kiện, nguyên
nhân thúc đẩy sự ra đời của nền báo chí tiếng Việt, cần phải khẳng định nguyên nhân
có ý nghĩa tiên quyết là do âm mưu xâm lược và đồng hóa của chính quyền thực dân.
Song, người Việt Nam (nhất là người trí thức) với tinh thần dân tộc, với niềm tự tôn,
tự hào về truyền thống, đặc biệt với bản lĩnh của mình đã nắm lấy cơ hội, xoay chuyển
tình thế, âm thầm xây dựng một nền báo chí tiếng Việt tồn tại độc lập, song hành với
báo chí tiếng Pháp.
Khi nghiên cứu về Lịch sử báo chí Việt Nam, các ông Huỳnh Văn Tòng, Hồng
Chương, Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Thành… dù có những cách lập luận và dẫn giải
khác nhau song tựu chung lại các nhà nghiên cứu đều thống nhất khẳng định vai trò, vị
trí của báo chí đối với văn học, đặc biệt là về mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa báo chí
và văn học. Báo chí là cái nôi nâng đỡ, tạo đà cho văn học phát triển và văn học làm
cho khuôn diện và đời sống báo chí thêm phong phú, đa sắc. Hơn nữa, sự ra đời và
phát triển của báo chí Việt Nam đã đánh dấu một bước trưởng thành của nền quốc văn
Việt Nam.
Tác giả Huỳnh Văn Tòng trong công trình Lịch sử báo chí Việt Nam, từ khởi
thuỷ đến năm 1930 (1973) đã sớm xác định vai trò của báo chí Việt Nam trên cả hai
phương diện: chính trị và văn học. Về phương diện văn học, ông đặc biệt nhấn mạnh
đến tầm quan trọng của báo chí trong việc khai sinh, truyền bá, thúc đẩy chữ Quốc ngữ
phát triển. Bởi đó là điều kiện thuận lợi mở ra cơ hội tiếp xúc với những chân trời tri
thức mới và dần dần hiện đại nền văn học nước nhà: “Chính báo chí là phương tiện
duy nhất lúc bấy giờ đã cho phép nhà văn phổ biến trong dân chúng nền văn học mới,
nền văn học chữ Quốc ngữ cùng với những tư tưởng, những học thuyết Tây phương
(…). Tuy nhiên trên thực tế, những nhà trí thức Việt Nam lúc bấy giờ đã biết lợi dụng
chính sách tuyên truyền văn hóa của người Pháp để phục vụ và làm cho hoàn hảo nền
văn học nước nhà còn ở trong tình trạng phôi thai” [188, 119].
Mặc dù Nam Kỳ được coi là cái nôi đầu tiên của báo chí và chữ Quốc ngữ,
nhưng Bắc Kỳ lại là địa hạt để báo chí trưởng thành, lớn mạnh đồng thời cũng là mảnh
đất màu mỡ ươm mầm cho nền văn chương hiện đại Việt Nam. Hầu hết báo chí miền
Bắc giai đoạn trước năm 1930: “Chỉ chú trọng vào vấn đề văn chương, khảo cứu lịch
10
sử, nhờ đó góp phần tích cực vào văn học” [188, 184]. Đến giai đoạn sau (1940-1945),
có thể thấy mảng văn chương hoài cổ là đặc thù của báo chí miền Bắc. Bởi so với
Nam Kỳ, chính quyền thực dân đã áp đặt một quy chế chính trị chặt chẽ, thu hẹp
quyền tự do của nhà văn, nhà báo ở Bắc Kỳ. Cho nên, ký giả miền Bắc không được
phát biểu ý kiến cởi mở như ở Nam Kỳ, họ chỉ còn một cách quay về với các di sản
tinh thần trong quá khứ qua việc tìm kiếm, thu lượm, sưu tầm, giới thiệu các bài văn
cổ. Đây là một điểm khả thủ để lí giải vì sao, trong sự tăng tốc của báo chí và văn học
hiện đại, lại định vị một dòng riêng luôn tìm về văn hóa, văn học quá khứ. Đồng thời,
việc tìm nguồn ấy cũng chính là vùng đất sống cho các tờ báo, tạp chí sinh tồn trong
thời điểm chính trị nhạy cảm như Nam phong, Thanh nghị, Tri tân…
Tiếp thu ý kiến của ông Huỳnh Văn Tòng, tác giả Đỗ Quang Hưng thêm một lần
nữa khẳng định về mối quan hệ mật thiết giữa báo chí với văn học, nhà báo với nhà văn:
Trong cuốn Nhập môn văn học Việt Nam, M. Durand và Nguyễn Trần Huân đã
nhìn nhận báo chí từ một bộ phận của tiến trình văn học và được coi là một chương của
bộ sách này, với ý nghĩa như một thể loại, một động lực của văn học. Vấn đề cũng không
chỉ là phương tiện. Một thời gian dài gần như tất cả các sáng tác văn học, kể cả dịch
thuật đều đăng tải trên báo chí (…) Vấn đề còn là, khi văn chưa tách khỏi báo (giữa thập
kỷ 30 về trước) thì phần lớn các nhà văn đều phải đi từ nghề báo [79, 234-235].
Điểm khác biệt của báo chí Việt Nam so với báo chí phương Tây là ra đời trước
và tạo nên nền văn học hiện đại. Điều đó cũng lí giải vì sao nhiều tờ báo không hề có
chủ trương về văn học, nghệ thuật nhưng chính những chuyên mục “ngoài lề” đó lại
luôn có sức thu hút độc giả.
Chẳng hạn như Gia Định báo (1865), tờ báo đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ ở
Việt Nam do Soái phủ Nam Kỳ - ông Ernest Potteau khởi lập, sau đó chuyển cho
Trương Vĩnh Ký đảm nhiệm vai trò chính. Đây cũng là tờ công báo của chính phủ
thuộc địa, có cấu tạo gồm hai phần: Phần chính đăng các công văn, nghị định, thông tư,
những tài liệu chính thức của chính phủ Pháp và những tin tức trong nước. Phần phụ
đăng những bài nghiên cứu về lịch sử, thơ, truyện cổ tích… Tuy nhiên, phần phụ lại
được số đông độc giả quan tâm chú ý nhiều hơn. Mặc dù là tờ báo ra đời vì mục đích
chính trị nhưng Gia Định báo lại góp phần xây dựng căn bản cho báo chí nước nhà và
hướng tới mục tiêu tạo dựng một nền quốc văn độc lập. Vai trò khởi đầu của tờ báo
này có ý nghĩa đặt nền móng cho báo chí và văn học nước nhà.