Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm Hiểu Tác Động Của Việc Gia Nhập Wto Của Việt Nam Đến Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Tnhh Đầu Tư Và Phát Triển Công Nghệ Thái Dương
MIỄN PHÍ
Số trang
82
Kích thước
566.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1339

Tìm Hiểu Tác Động Của Việc Gia Nhập Wto Của Việt Nam Đến Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Tnhh Đầu Tư Và Phát Triển Công Nghệ Thái Dương

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

80

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI

THẾ GIỚI (WTO) VÀ CAM KẾT CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO4

1.1. Những vấn đề chung của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)...............4

1.1.1. Lịch sử hình thành và chức năng của WTO................................................4

1.1.2. Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của WTO ...................................6

1.1.3. Lợi ích khi là thành viên của WTO .............................................................7

1.1.4. Các Hiệp định của WTO .............................................................................8

1.2. Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO......................................10

1.2.1.Cam kết đa phương ....................................................................................10

1.2.2. Cam kết về thuế nhập khẩu .......................................................................13

1.2.3. Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ......................................................14

1.3. Cam kết gia nhập WTO trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Viễn thông 17

1.4. Tác động của việc gia nhập WTO đến nền kinh tế Việt Nam ...................18

1.4.1. Tác động tích cực ......................................................................................18

1.4.2. Những thách thức ......................................................................................18

1.4.3. Một số vấn đề nảy sinh..............................................................................19

1.4.4. Triển vọng .................................................................................................20

CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM

ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI DƯƠNG ..................................................21

2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Thái

Dương (gọi tắt là Công ty Thái Dương)..............................................................21

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Thái Dương ......................21

2.1.2. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Thái Dương....................................22

81

2.1.3. Các lĩnh vực hoạt động chính của Công ty TNHH đầu tư và phát triển

công nghệ Thái Dương........................................................................................24

2.1.4. Khách hàng của Công ty Thái Dương ......................................................27

2.1.5. Kênh nhập khẩu của Công ty Thái Dương ...............................................27

2.1.6. Kênh phân phân phối sản phẩm của Công ty Thái Dương.......................28

2.2. Tình hình kinh doanh của Công ty Thái Dương trước khi Việt Nam gia

nhập WTO (2004-2006) và sau khi Việt Nam gia nhập WTO (2007-2008) ....28

2.2.1. Hoạt động nhập khẩu của Công ty Thái Dương.......................................29

2.2.2. Thị trường tiêu thụ của Công ty Thái Dương ...........................................35

2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Thái Dương .........................39

2.2.4 Tình hình sử dụng lao động của Công ty Thái Dương ..............................46

2.3 Đánh giá chung về tác động của việc gia nhập WTO của Việt Nam đến

hoạt động kinh doanh hiện nay của Công ty Thái Dương................................47

2.3.1. Điểm mạnh của Công ty Thái Dương khi Việt Nam gia nhập WTO ........48

2.3.2. Điểm yếu của Công ty Thái Dương Khi Việt Nam gia nhập WTO...........49

2.3.3. Cơ hội của Công ty Thái Dương khi Việt Nam gia nhập WTO ................51

2.3.4. Thách thức của Công ty Thái Dương khi Việt Nam gia nhập WTO.........53

2.4. Dự báo tác động của việc gia nhập WTO của Việt Nam đến hoạt động

kinh doanh của Công ty Thái Dương trong thời gian tới .................................55

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG

NGHỆ THÁI DƯƠNG SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO..................58

3.1. Tăng vốn kinh doanh của Công ty ...............................................................58

3.2. Giảm sự phụ thuộc của doanh thu, lợi nhuận của Công ty vào các hợp

đồng kí kết với các cơ quan và các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư

nhân và tổ chức nước ngoài. ................................................................................59

3.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu máy vi tính và phụ kiện .........60

82

3.4. Công ty liên kết với các doanh nghiệp lắp ráp máy vi tính trong nước để

giảm chi phí mua vào sản phẩm..........................................................................62

3.5. Xây dựng hệ thống kênh phân phối hoạt động có hiệu quả ......................62

3.6. Nâng cao trình độ ngoại ngữ của cán bộ, nhân viên trong Công ty .........63

3.7. Cán bộ, nhân viên của Công ty cần nắm rõ luật pháp và thông lệ quốc tế,

đặc biệt là luật của WTO. ....................................................................................64

3.8. Nâng cao năng suất làm việc của cán bộ, công nhân viên Công ty...........64

KẾT LUẬN............................................................................................................66

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................69

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................71

PHỤ LỤC..............................................................................................................72

71

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTA : Hiệp định thương mại Việt Mỹ

CNTT - VT : Công nghệ thông tin - viễn thông

DN : Doanh nghiệp

DT : Doanh thu

GATS : Hiệp định thương mại dịch vụ

GATT : Hiệp định Thuế quan và Thương mại

IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế

ITO : Tổ chức thương mại quốc tế

LN : Lợi nhuận

MFN : Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc

NT : Nguyên tắc đối xử quốc gia

TNDN : Thu nhập doanh nghiệp

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TP : Thành phố

TRIMS : Hiệp định liên quan đến đầu tư

TRIPS : Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ

VAT : Thuế giá trị gia tăng

WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do nghiên cứu

Bước sang thế kỉ 21, nền kinh tế thế giới đang chuyển dần sang nền kinh tế

tri thức. Xu hướng toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại đang là xu thế cơ bản

của sự phát triển. Việc Việt Nam gia nhập khối ASEAN, APFA kí kết hiệp định

thương mại Việt - Mỹ và mới đây nhất là ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới

WTO đã mở ra nhiều cơ hội phát huy lợi thế so sánh, tháo gỡ hạn chế thị trường

xuất nhập khẩu, tạo lập môi trường thương mại mới nhằm trao đổi hàng hoá, dịch

vụ, kĩ thuật, thông tin…đã tạo cơ hội cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Việc gia nhập WTO của Việt Nam đã tác động đến hoạt động của các doanh

nghiệp trong mọi ngành, mọi lĩnh vực nói chung và ngành công nghệ nói riêng.

Trong nền kinh tế tri thức, công nghệ chiếm vị trí quan trọng và do đó các sản

phẩm công nghệ cũng phát triển theo. Do nhu cầu của xã hội, hiện nay ở Việt Nam

có rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tạo ra một môi trường

cạnh tranh gay gắt. Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO

đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp này. Một thách thức lớn

nhất đối với các doanh nghiệp chính là việc thực hiện các tiêu chuẩn, các quy

định, các cam kết của WTO và vấn đề cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập. Vì

vậy, việc nghiên cứu tác động của việc gia nhập WTO của Việt Nam đến hoạt

động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước hiện nay là thực sự

cấp thiết.

Cùng với xu thế phát triển chung của các doanh nghiệp, Công ty TNHH đầu

tư và phát triển công nghệ Thái Dương cũng chịu tác động rất lớn của các chính

sách, các tiêu chuẩn, cam kết, quy định khi Việt Nam là thành viên của WTO.

Công ty hoạt động trong lĩnh vực như nhập khẩu, cung cấp máy vi tính và phụ

kiện, thiết kế phần mềm…là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ trong xu hướng toàn cầu

hoá, do đó hoạt động kinh doanh của Công ty cũng chịu tác động rất lớn khi Việt

2

Nam gia nhập WTO. Là sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh tôi lựa chọn

đề tài: “Tìm hiểu tác động của việc gia nhập WTO của Việt Nam đến hoạt

động kinh doanh của Công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Thái

Dương”, để tìm hiểu ảnh hưởng của WTO đến một số hoạt động kinh doanh của

Công ty, từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công

ty trong quá trình hội nhập.

2. Mục tiêu của khoá luận

Trên cơ sở nghiên cứu bối cảnh gia nhập WTO của Việt Nam và tìm hiểu

một số hoạt động kinh doanh của Công ty Thái Dương trước và sau khi Việt Nam

gia nhập WTO, khoá luận tiến hành phân tích, đánh giá tác động của việc gia nhập

WTO của Việt Nam đến hoạt động kinh doanh của Công ty Thái Dương, từ đó đề

xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong bối

cảnh hội nhập.

3. Đối tượng nghiên cứu của khoá luận

Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là hoạt động kinh doanh của Công ty

TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Thái Dương chịu tác động của việc gia nhập

WTO của Việt Nam ( hoạt động nhập khẩu máy vi tính và phụ kiện, bán buôn bán

lẻ thiết bị tin học, dịch vụ kĩ thuật và lĩnh vực viễn thông) và các vấn đề liên quan.

4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của khoá luận

Giới hạn, phạm vi nội dung: nghiên cứu tác động của việc gia nhập WTO

của Việt Nam đến hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH đầu tư và phát triển

công nghệ Thái Dương. Trong đó, khoá luận sẽ tập trung nghiên cứu tác động đến

hoạt động nhập khẩu máy vi tính và phụ kiện, bán buôn bán lẻ thiết bị tin học,

dịch vụ kĩ thuật và lĩnh vực viễn thông; đánh giá tác động của việc gia nhập WTO

của Việt Nam đến hoạt động kinh doanh của Công ty dưới 4 góc độ điểm mạnh

(strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities), thách thức (Theats);

dự báo tác động của việc gia nhập WTO của Việt Nam đến hoạt động kinh doanh

3

của Công ty Thái Dương và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.

Giới hạn, phạm vi thời gian: nghiên cứu trong thời gian từ năm 2004-2008.

5. Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề

1. Phương pháp thu thập số liệu

- Kế thừa số liệu: kế thừa số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của Công

ty từ năm 2003-2008.

- Khảo sát thực tế: thực tế tìm hiểu các hoạt động kinh doanh của Công ty

Thái Dương như hoạt động nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm.

- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn bộ máy quản lý, khách hàng.

2. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp SWOT: phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

của công ty Thái Dương khi Việt Nam gia nhập WTO.

- Đánh giá, so sánh hoạt động kinh doanh của công ty trước và sau khi hội

nhập theo các chỉ tiêu như tỷ trọng, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển

bình quân.

- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực

hội nhập và thương mại.

6. Kết cấu của khoá luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận được bố cục thành 3 chương:

Chương I: Những vấn đề chung của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và

cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Chương II: Tác động của việc gia nhập WTO của Việt Nam đến hoạt động

kinh doanh của Công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Thái Dương.

Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công

ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Thái Dương sau khi Việt Nam gia nhập

WTO.

4

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI

THẾ GIỚI (WTO) VÀ CAM KẾT CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO

1.1. Những vấn đề chung của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

1.1.1. Lịch sử hình thành và chức năng của WTO

a. Lịch sử hình thành của WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập vào ngày 1 tháng 1

năm 1995, kế tục vàvà mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức

tiền thân của nó là Hiệp định chung về Thuế quan Thương mại (GATT)

GATT ra đời sau đại chiến thế giới lần thứ II trong trào lưu hình thành hàng

loạt cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế mà điển hình là

ngân hàng quốc tế Tái Thiết Và Phát Triển, thường được biết đến như Ngân hàng

Thế giới (Wold Bank) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày nay. Với ý thưởng hình

thành những nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thương mại quốc tế điều tiết các lĩnh

vực về công ăn việc làm, thương mại hàng hoá, khắc phục tình trạng hạn chế ràng

buộc hoạt động này phát triển. 23 nước sáng lập GATT đã cùng một số nước khác

tham gia hội nghị về thương mại và việc làm và dự thảo hiến chương La Havana

để thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là chuyên môn của

Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, các nước này cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán

về thuế quan và xử lý các biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng tràn lan trong

thương mại quốc tế từ đầu những năm 30, nhằm thực hiện mục tiêu tự do hoá mậu

dịch, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng

cao thu nhập và đời sống cho nhân dân các nước thành viên.

Hiến chương thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) nói trên đã

được thoả thuận tại hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và việc làm ở Havana

từ tháng 11/1947 đến ngày 23/4/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn

trong việc phê chuẩn nên việc thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO)

không được thực hiện.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!