Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu tác động của sự cắt dòng sông quảng huế đến thủy chế sông vu gia và đời sống, sản xuất ở vùng hạ lưu.
PREMIUM
Số trang
47
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1199

Tìm hiểu tác động của sự cắt dòng sông quảng huế đến thủy chế sông vu gia và đời sống, sản xuất ở vùng hạ lưu.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA ĐỊA LÝ

----------

NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT

Tìm hiểu tác động của sự cắt dòng sông

Quảng Huế đến thủy chế sông Vu Gia và

đời sống, sản xuất ở vùng hạ lưu

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CỬ NHÂN KHOA HỌC

Trang 2

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sự huớng dẫn tận tình của cô giáo thạc

sỹ Lê Thị Thanh Huơng, khoa Địa Lý truờng ĐH Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng.

Trong suốt thời gian thực hiện khoá luận, mặc dù rất bận rộn trong công việc

nhưng cô vẫn dành rất nhiều thời gian và tâm huyết trong việc huớng dẫn em. Cô đã

cung cấp cho em rất nhiều hiểu biết về một lĩnh vực mới khi em bắt đầu thực hiện luận

văn. Trong quá trình thực hiện khoá luận cô luôn định huớng, góp ý và sửa chữa

những chỗ sai giúp em không bị lạc lối trong biển kiến thức mênh mông. Cho đến hôm

nay, khoá luận tốt nghiệp của em đã đuợc hoàn thành, cũng chính là nhờ sự đôn đốc,

giúp đỡ nhiệt tình của cô.

Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa địa lý, cũng như các

thầy cô trong truờng đã giảng dạy, giúp đỡ chúng em trong bốn năm học qua. Chính

thầy cô đã xây dựng cho chúng em những kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên môn

để em có thể hoàn thành khoá luận này cũng như những công việc của mình sau này.

Lời cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới các cơ quan ban ngành huyện Đại Lộc

đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng tháng 5 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

Trang 3

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Sông Vu Gia và Thu Bồn là hai sông lớn bắt nguồn từ dãy Trường Sơn và ôm

gọn vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ hàng trăm năm trước và cho đến hôm nay,

Vu Gia, Thu Bồn có vai trò là mạch sống cho vùng đất Quảng. Tuy nhiên, cùng với

những ích lợi, hiện tượng lở, bồi không có quy luật của hai con sông này trong mỗi

mùa lũ lại là mối đe doạ thường niên.

Đỉnh điểm của sự bất thường là ba trận lũ lịch sử năm 1999 - 2000 đã bồi lấp cửa

sông Quảng Huế (đoạn nối giữa Vu Gia và Thu Bồn) ở cao trình 4 m, đồng thời mở ra

một dòng mới tại vùng Giao Thuỷ, huyện Đại Lộc, chuyển gần như hoàn toàn lưu

lượng nước của Vu Gia về Thu Bồn đổ ra cửa Đại - Hội An, thay vì theo sông Quảng

Huế về sông Yên đổ ra cửa Hàn - Đà Nẵng như trước đây.

Do sông Quảng Huế mới gần theo tuyến thẳng, ngắn và góp phân lưu thuận lợi

hơn sông Quảng Huế cũ, làm tăng lưu lượng nước chuyển từ sông Vu Gia sang sông

Thu Bồn dẫn đến lưu lượng chảy về sông Vu Gia bị giảm mạnh. Hiện tượng này chi

phối đặc điểm thủy văn sông Vu Gia từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản

xuất và đời sống của nhân dân vùng hạ lưu.

Xuất phát từ thực trạng trên của địa phương nên tác giả chọn đề tài “Tìm hiểu

tác động của sự cắt dòng sông Quảng Huế đến thủy chế sông Vu Gia và đời sống, sản

xuất ở vùng hạ lưu” để nghiên cứu.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu tác động của sự cắt dòng sông Quảng Huế đến thủy chế sông Vu Gia và

đời sống, sản xuất ở vùng hạ lưu - tỉnh Quảng Nam

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu đặc điểm thuỷ văn của sông Vu Gia.

Trang 4

- Tìm hiểu sông Quảng Huế, vai trò của nó đối với thủy chế sông Vu Gia.

- Tìm hiểu tác động của sự cắt dòng sông Quảng Huế đến đời sống và sản xuất

vùng hạ lưu sông Vu Gia.

- Đề xuất một số giải pháp hạn chế.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!