Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu tác động của hoạt động sản xuất ở khu công nghiệp quảng phú – thành phố quảng ngãi đến môi trường nước khu vực xung quanh.
PREMIUM
Số trang
61
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1347

Tìm hiểu tác động của hoạt động sản xuất ở khu công nghiệp quảng phú – thành phố quảng ngãi đến môi trường nước khu vực xung quanh.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA ĐỊA LÝ

----

TRẦN QUANG VẪN

Tìm hiểu tác động của hoạt động sản xuất

ở khu công nghiệp Quảng Phú – Thành

phố Quảng Ngãi đến môi trường nước khu

vực xung quanh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CỬ NHÂN ĐỊA LÝ

2

A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Hiện nay, tác động của xã hội loài người đạt một cường độ và một quy mô

chưa từng thấy. Với xu hướng ngày càng mạnh mẽ, những hoạt động phá hoại môi

trường không kiểm soát được có tác hại rất nguy hiểm đến các điều kiện sống của

loài người. Bộ mặt của môi trường bị biến đổi theo hướng tiêu cực là do nhiều

nguyên nhân: rác thải từ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,

hóa chất độc hại thải ra môi trường một cách bài bãi.Trong các nguyên nhân ô

nhiễm trên thì hoạt động công nghiệp là nguyên nhân quan trọng nhất và ngày càng

biểu hiện rõ nét và sâu sắc.

Thành phố Quảng Ngãi là đô thị loại III, hoạt động kinh tế nói chung và hoạt

động công nghiệp nói riêng đang diễn ra sôi động.Tuy nhiên bên cạnh phát triển còn

nhiều vấn đề chưa được giải quyết, gây ảnh hưởng đến môi trường đặc biệt là môi

trường nước.

Việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp tại Quảng Ngãi nói chung

và khu công nghiệp Quảng Phú nói riêng là mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại

hóa đề ra trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ngãi, là

một bước đột phá của các nhà đầu tư cho phát triển công nghiệp, dịch và và du lịch

phát triển, tạo khả năng khai thác nguồn tài nguyên và nguồn nhân lực của địa

phương.

Quá trình hình thành và hoạt động của khu công nghiệp tất yếu có những ảnh

hưởng đến môi trường đặc biệt là môi trường nước. Khu công nghiệp Quảng Phú là

một trong những khu công nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nước thành

phố Quảng Ngãi và các địa phương lân cận. Với mong muốn đóng góp một phần

3

nhỏ bé của mình vào việc bảo vệ môi trường của khu công nghiệp và Thành phố

Quảng Ngãi nói chung, tác giả quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu tác động của

hoạt động sản xuất ở khu công nghiệp Quảng Phú – Thành phố Quảng Ngãi

đến môi trường nước khu vực xung quanh”.

4

2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.

2.1. Mục tiêu:

Tìm hiểu tác động của hoạt động sản xuất của khu công nghiệp Quảng Phú –

Thành phố Quảng Ngãi đến môi trường nước khu vực xung quanh, từ đó đưa ra các

giải pháp giảm thiểu ô nhiễm.

2.2 Nhiệm vụ:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Khảo sát đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước của Thành phố Quảng

Ngãi xung quanh khu công nghiệp Quảng Phú.

- Tìm hiểu tình hình hoạt động và sản xuất của khu công nghiệp Quảng Phú.

- Đánh giá tác động hoạt động sản xuất của khu công nghiệp Quảng Phú đến

môi trường nước xung quanh và những giải pháp cải thiện ô nhiễm.

3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.

3.1. Phạm vi nghiên cứu.

Nghiên tác động của hoạt động sản xuất đến môi trường nước của các khu vực

xung quanh khu công nghiệp Quảng Phú – Phường Quảng Phú – Thành phố Quảng

Ngãi.

3.2. Đối tượng nghiên cứu.

Tìm hiểu tác động do hoạt động sản xuất của khu công nghiệp Quảng Phú –

Thành phố Quảng Ngãi đến môi trường nước khu vực xung quanh.

4. Lịch sử nghiên cứu.

Ở nước ta vấn đề ô nhiễm môi trường nước đã thu hút nhiều người quan tâm

và nghiên cứu về nó, tuy nhiên việc “Tìm hiểu tác động của hoạt động sản xuất của

khu công nghiệp Quảng Phú – Thành phố Quảng Ngãi đến môi trường nước khu

vực xung quanh” là vấn đề mới, ngoài những bài báo phản ánh về tình hình ô nhiễm

nước ở khu vực này thì cũng chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu cụ thể. Chính

vì vậy, dựa trên những đề tài cùng mục đích nghiên cứu tôi lấy đó làm tài liệu nhằm

học hỏi kinh nghiệm cũng như có thể bổ sung nhiều kiến thức về vấn đề đang

nghiên cứu:

5

- Đánh giá hiện trạng và sự biến động nguồn nước giếng tại một số điểm ở

quận Liên Chiểu - Đà Nẵng của sinh viên Lê Thị Tố Nga, Luật văn tốt nghiệp - Đại

Học Đà Nẵng - Trường Đại Học Sư Phạm. năm 2003.

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khu công nghiệp Hoà Khánh đến

chất lượng nguồn nước phường Hoà Hiệp – quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng

của Bùi Thị Bích Trâm, Luận văn tốt nghiệp - Đại Học Đà Nẵng – Trường Đại Học

Sư Phạm, năm 2005.

- Nghiên cứu xử lý nước ngầm nhiễm bẩn tại vùng Trà Đình 2, xã Quế Phú,

huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam sử dụng cho mục đích sinh hoạt của Nguyễn

Đăng Dương Hậu-Nguyễn Khắc Trí – Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường cao

đẳng Công Nghệ Đà Nẵng.

Với mong muốn giải quyết các vấn đề mà các công trình khác chưa đề cập

đến, trong nội dung của luận văn tốt nghiệp, tôi dựa trên số liệu thống kê về nguồn

nước của “Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ngãi”, so sánh với các QCVN

để thấy được mức độ ô nhiễm của nguồn nước xung quanh khu công nghiệp Quảng

Phú – Thành phố Quảng Ngãi, tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất của khu công

nghiệp Quảng Phú, ảnh hưởng của nó và đưa ra những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm

môi trường nước.

5. Quan điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

5.1. Quan điểm nghiên cứu.

5.1.1. Quan điểm tổng hợp.

Môi trường nước cũng chịu sự tác động của nhiều nhân tố: khí hậu, địa hình,

thổ nhưỡng, sinh vật… Ô nhiễm nguồn nước là kết quả của sự tác động của nhiều

nhân tố khác nhau cả về tự nhiên và sự tác động của con người. Do vậy quan điểm

tổng hợp cũng được sử dụng vào mục đích nghiên cứu vấn đề này.

5.1.2. Quan điểm sinh thái.

Môi trường nước là một nhân tố sinh thái vì vậy nó cũng chịu tác động của các

thành phần trong hệ sinh thái, đồng thời nó cũng ảnh hưởng trở lại đến các nhân tố

trong hệ đó.

6

5.1.3. Quan điểm hệ thống.

Theo quan điểm này khi nghiên cứu nguồn nước của một con sông, hồ phải đặt

nguồn nước trong nền chung về nguồn nước mặt trong sự phát triển kinh tế xã hội

của thành phố.

5.2. Phương pháp nghiên cứu.

5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu.

Thu thập tài liệu và tổng hợp thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

của địa bàn nghiên cứu. Đối tượng thu thập gồm: điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý,

diện tích tự nhiên và phân vùng địa giới hành chính, địa hình, khí hậu, tài nguyên

nước, thỗ nhưỡng..), đặc điểm kinh tế (tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế), về vấn

đề xã hội, dân số, giáo dục - đào tạo… các số liệu, các tư liệu chủ yếu được thu thập

tại các cơ quan sau: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi và BQL các khu

công nghiệp Quảng Ngãi.

Thu thập các số liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài: thu thập

các số liệu về chất lượng nước mặt tại một số sông, hồ chính trên địa bàn Thành phố

Quảng Ngãi quanh khu công nghiệp Quảng Phú, bao gồm các thông số lý, hóa, sinh

học của nước như: pH, SS, BOD5, COD,…..

Thống kê và xử lý số liệu: Các kết quả thu được sẽ được thống kê thành các

bảng, biểu đồ và hiệu chỉnh hợp lý.

5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa.

Là phương pháp không thể thiếu được của ngành Địa lí giúp ta nắm chắc được

những đặc trưng cần thiết và những thông tin chính xác hơn.

5.2.3. Phương pháp bản đồ.

Đây là phương pháp truyền thống và đặc trưng của Địa Lý. Dựa vào phương

pháp bản đồ để xác định vị trí KCN Quảng Phú và một số địa điểm quan trắc môi

trường quanh KCN.

5.2.4. Phương pháp phân tích, so sánh và đánh giá.

Từ kết quả phân tích các chỉ tiêu so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942

– 1995, QCVN 08: 2008/BTNMT và tiến hành đánh giá chất lượng nước của Thành

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!