Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu tác động của đồ dùng dạy học đến quá trình lĩnh hội khái niệm toán học của học sinh lớp 4, 5.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................3
4. Giả thuyết khoa học.............................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................3
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3
8. Cấu trúc của đề tài ...............................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...............................................5
1.1. Cơ sở lí luận .....................................................................................................5
1.1.1. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh cuối cấp hệ tiểu học...................................5
1.1.1.1. Đặc điểm nhận thức ....................................................................................5
1.1.1.2. Đặc điểm nhân cách....................................................................................6
1.1.2. Khái niệm toán học........................................................................................8
1.1.2.1. Định nghĩa về khái niệm toán học ...............................................................8
1.1.2.2. Mục đích yêu cầu của dạy học khái niệm toán học ở tiểu học .....................9
1.1.2.3. Vai trò của các khái niệm toán học trong chương trình tiểu học ..................9
1.1.2.4. Nội dung dạy học khái niệm trong chương trình môn Toán lớp 4, 5............9
1.1.2.5. Những con đường tiếp cận khái niệm........................................................14
1.1.2.6. Phương pháp hình thành khái niệm về các đối tượng toán học ..................16
1.1.3. Đồ dùng dạy học trong dạy học môn Toán ở Tiểu học .................................17
1.1.3.1. Đồ dùng dạy học.......................................................................................17
1.1.3.2. Đồ dùng dạy học môn Toán ở Tiểu học ....................................................17
1.1.4. Quan điểm về vấn đề trực quan của một số nhà triết học..............................21
1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................22
1.2.1. Thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học toán ở tiểu học ...................................23
1.2.2. Nhận thức của giáo viên về vai trò của đồ dùng dạy học trong dạy học các
khái niệm toán học ở tiểu học ................................................................................23
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ĐẾN QUÁ TRÌNH
LĨNH HỘI KHÁI NIỆM TOÁN HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 4, 5..................26
2.1. Sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học hình thành khái niệm toán lớp 4, 5 ...26
2.1.1. Những định hướng sử dụng đồ dùng dạy học...............................................26
2.1.1.1. Sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học hình thành khái niệm toán học theo
hướng minh họa, mô phỏng trực quan ...................................................................26
2.1.1.2. Sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học hình thành khái niệm toán học
nhằm đảm bảo cho sự phát triển các thao tác tư duy và phẩm chất trí tuệ cho học
sinh........................................................................................................................27
2.2. Tác động của đồ dùng dạy học đến quá trình lĩnh hội một số khái niệm toán học
của học sinh lớp 4, 5..............................................................................................28
2.2.1. Tác động của đồ dùng dạy học đến quá trình lĩnh hội một số khái niệm có nội
dung số học ...........................................................................................................28
2.2.1.1. Hình thành khái niệm phân số...................................................................28
2.2.1.2. Hình thành khái niệm hỗn số.....................................................................33
2.2.1.3. Hình thành khái niệm số thập phân ...........................................................38
2.2.2. Tác động của đồ dùng dạy học đến quá trình lĩnh hội một số khái niệm có nội
dung đại lượng và đo đại lượng .............................................................................46
2.2.2.1. Hình thành khái niệm về thể tích của một hình..........................................46
2.2.2.2 Hình thành khái niêm về một số đơn vị đo diện tích: đề- ca -mét vuông, hectô-mét vuông. ........................................................................................................52
2.2.3. Tác động của đồ dùng dạy học đến quá trình lĩnh hội một số khái niệm có nội
dung yếu tố hình học .............................................................................................58
2.2.3.1. Hình thành khái niệm hình thang ..............................................................58
2.2.3.2. Hình thành khái niệm hình hộp chữ nhật...................................................62
2.3. Một số đề xuất sử dụng đồ dùng dạy học vào việc hình thành khái niệm toán
học ........................................................................................................................69
2.3.1. Cơ sở đề xuất...............................................................................................69
2.3.2. Nội dung đề xuất..........................................................................................69
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................74
3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................74
3.2. Nội dung thực nghiệm ....................................................................................74
3.2.1. Bài hình bình hành (Lớp 4)..........................................................................74
3.2.2. Bài giới thiệu biểu đồ hình quạt (Lớp 5) ......................................................76
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm................................................................77
3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm................................................................................77
3.3.2. Quan sát giờ học ..........................................................................................77
3.4. Kết quả thực nghiệm.......................................................................................78
3.4.1. Nhận xét tiến trình dạy học ..........................................................................78
3.4.2. Kết quả học tập của học sinh........................................................................78
PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................80
1. Kết luận chung ..................................................................................................80
2. Bài học rút ra cho bản thân ................................................................................80
3. Hạn chế của đề tài..............................................................................................82
4. Triển vọng nghiên cứu sau đề tài .......................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................83
PHỤ LỤC.............................................................................................................84
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ở Tiểu học, môn Toán có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện trí tuệ và
năng lực tư duy cho học sinh. Mục tiêu của môn học này là cung cấp cho học sinh
những kiến thức cơ bản ban đầu về số học: các số tự nhiên, phân số, số thập phân;
các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. Qua đó
hình thành cho học sinh phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ
động, linh hoạt, sáng tạo. Các kiến thức, kĩ năng đạt được từ môn Toán sẽ góp phần
hỗ trợ học sinh học tốt các môn học khác và vận dụng để giải quyết các vấn đề thiết
thực trong cuộc sống.
Không như các môn học khác, các kiến thức toán học mà đặc biệt là các khái
niệm mang tính trừu tượng và khái quát cao, điều này đòi hỏi ở người học năng lực
tưởng tưởng và tư duy tốt. Thêm vào đó, học sinh tiểu học là đối tượng có trình độ
nhận thức chưa cao, chỉ ở mức độ cảm tính, trực quan. Chính vì vậy mà việc sử
dụng đồ dùng dạy học hỗ trợ quá trình dạy học các khái niệm toán học là giải pháp
sư phạm tối ưu nhất.
Thực hiện định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán, quá trình dạy
học cần được tổ chức sao cho mọi học sinh đều phải làm việc, thực sự tích cực, chủ
động, tự giác trong tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo để lĩnh hội các kiến thức. Trong
quá trình này, việc nghiên cứu và sử dụng sáng tạo các đồ dùng dạy học có ý nghĩa
rất lớn. Những nghiên cứu về vai trò, chức năng của đồ dùng dạy học cho thấy việc
sử dụng chúng trong dạy và học môn Toán nói chung và các khái niệm toán học nói
riêng có những ảnh hưởng tích cực về mặt tâm lí của người học cũng như hiệu quả
tiếp thu bài. Nhờ vậy mà tạo ra được sự thích thú, sự tập trung chú ý ở các em trong
hoạt động, thao tác với đồ dùng dạy học, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả tiếp thu
kiến thức mà giáo viên muốn truyền đạt.
Hiện nay, bên cạnh những đồ dùng được trang bị trong bộ đồ dùng dạy học
của học sinh và giáo viên còn có một số đồ dùng được thiết kế trên phần mềm có
tính động cho phép chúng ta thực hiện các thao tác vật lí như trượt, xoay, lắp ghép,
cắt ghép... Chúng tỏ ra là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho dạy học môn Toán và
đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu, ứng dụng trong dạy học. Việc sử dụng
các đồ dùng này sẽ tạo nên chỗ dựa trực quan, giúp các em nhận ra được dấu hiệu
bản chất chứa đựng trong đối tượng, giúp cho sự tiếp thu khái niệm toán học của
học sinh được dễ dàng hơn.
Trên thực tế, mặc dù giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc sử
dụng đồ dùng dạy học trong các tiết học nhưng lại chưa nắm rõ sự tác động của đồ
2
dùng đó đến quá trình lĩnh hội khái niệm của học sinh trong dạy học cụ thể như thế
nào. Vì thế, đôi khi việc sử dụng các đồ dùng dạy học không đem lại kết quả cao,
trong một số trường hợp gây khó hiểu cho học sinh, làm ảnh hưởng đến hiệu quả
giờ dạy.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu
tác động của đồ dùng dạy học đến quá trình lĩnh hội khái niệm toán học của học
sinh lớp 4, 5”.
2. Lịch sử vấn đề
Tìm hiểu về vấn đề này đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác
nhau:
Ở nước ta, trong cuốn Công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy
học, nhóm tác giả Nguyễn Hữu Bút, Trần Thị Thu Hà đã đưa ra một vài định hướng
sử dụng những đồ dùng dạy học được thiết kế trên phần mềm The Geometer’s
Sketchpad trong dạy học các biểu tượng và quan hệ hình học cho học sinh Tiểu học
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
Trong luận án Dạy học khái niệm toán cho học sinh lớp 4,5 với sự hỗ trợ của
phần mềm dạy học của mình, Nguyễn Hoài Anh đã làm rõ các vấn đề liên quan đến
quá trình dạy học khái niệm toán học ở tiểu học, đồng thời khai thác các phần mềm
dạy học nhằm hỗ trợ dạy học một số khái niệm toán lớp 4, 5.
Khóa luận tốt nghiệp “Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn
Toán ở lớp 2, 3” của sinh viên Hoàng Thị Tiểu Mai, được sự hướng dẫn của Th.S
Lê Tử Tín, trường ĐHSP-ĐHĐN, 2011. Đề tài này gồm có 3 chương: Cơ sở lí luận
và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn toán
ở lớp 2, 3; sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Toán ở lớp 2, 3; thực
nghiệm sư phạm. Tác giả đã khái quát một cách cụ thể vai trò của trực quan trong
quá trình dạy học môn Toán và đối với sự nhận thức của học sinh trong việc tiếp thu
kiến thức toán.
Khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu việc sử dụng và chế tạo đồ dùng dạy học có
hiệu quả trong dạy học môn Toán cho học sinh khối lớp 1, 2, 3” của sinh viên Đoàn
Thị Hương Chinh, được sự hướng dẫn của Th.S Mã Thanh Thủy, trường ĐHSPĐHĐN, 2011. Trong đề tài này, tác giả cũng đã làm rõ nguyên tắc và tác động của
đồ dùng dạy học trong môn Toán; ý nghĩa của việc chế tạo và tầm quan trọng của
việc sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học môn Toán.
Nhìn chung tác động của đồ dùng dạy học đến quá trình lĩnh hội khái niệm
toán học vẫn chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên
cứu trên chủ yếu tập trung nghiên cứu việc sử dụng và chế tạo đồ dùng dạy học có
3
hiệu quả trong dạy học môn Toán, vai trò của trực quan trong quá trình dạy học
môn Toán... chứ chưa tìm hiểu cụ thể tác động của đồ dùng dạy học đến quá trình
lĩnh hội khái niệm toán học. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này vẫn là nguồn
tài liệu tham khảo bổ ích giúp chúng tôi thực hiện đề tài của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu sự tác động của đồ dùng dạy học đến quá trình lĩnh hội khái niệm
toán học của học sinh lớp 4, 5; từ đó đưa ra một số đề xuất sử dụng đồ dùng dạy học
vào việc hình thành khái niệm toán học cho học sinh và vận dụng vào tổ chức dạy
học một số khái niệm toán cụ thể trong chương trình môn Toán lớp 4, 5.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên hiểu rõ và nắm chắc sự tác động của đồ dùng dạy học đến quá
trình lĩnh hội khái niệm của học sinh thì sẽ có những lựa chọn, sử dụng các đồ dùng
hợp lí và tổ chức những hoạt động dạy học, giúp các em khám phá ra kiến thức góp
phần nâng cao chất lượng dạy học toán ở Tiểu học nói chung, ở các lớp 4, 5 nói
riêng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài phải thực hiện được các nhiệm vụ
sau:
- Tìm hiểu vai trò, tác động của đồ dùng dạy học đối với việc dạy học khái
niệm toán học.
- Tìm hiểu nội dung chương trình môn Toán lớp 4, 5.
- Nghiên cứu đặc điểm nhận thức của học sinh và sự tác động của đồ dùng dạy
học đến quá trình lĩnh hội khái niệm toán học của học sinh.
- Khảo sát nhận thức của Giáo viên về tác động của đồ dùng dạy học đến quá
trình lĩnh hội khái niệm toán học của học sinh lớp 4, 5.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu: Tác động của đồ dùng dạy học đến quá trình lĩnh hội
khái niệm toán học của học sinh lớp 4, 5.
6.2. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung chương trình môn Toán lớp 4, 5.
Do điều kiện và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên chúng tôi chỉ chủ yếu
nghiên cứu, thực nghiệm ở học sinh lớp 4, 5 trường tiểu học Hải Vân, thành phố Đà
Nẵng.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tìm hiểu những vấn đề lí luận liên quan đến
việc sử dụng và sự tác động của đồ dùng dạy học vào dạy học khái niệm toán học.
4
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát: Quan sát việc sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học
toán ở trường Tiểu học.
7.2.3. Phương pháp điều tra, khảo sát: Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu thực
trạng sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học và đánh giá của Giáo viên về vai trò
của đồ dùng dạy học đối với hiệu quả dạy và học khái niệm.
7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tìm hiểu kinh nghiệm của các giáo viên,
những vấn đề nghiên cứu liên quan.
7.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm đề tài qua một số
tiết dạy ở trường Tiểu học.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu hỗ trợ như
phương pháp điều tra bằng trò chuyện, phương pháp thống kê toán học.
8. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm có 3 phần
Phần mở đầu: Giới thiệu lí do chọn đề tài, lịch sử, mục đích, giả thuyết khoa học,
đối tượng và phạm vui nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu, cấu trúc của đề tài.
Phần nội dung: Gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Tìm hiểu đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học, nội dung giảng dạy chương
trình môn Toán của khối lớp 4, 5; khái niệm toán học; đồ dùng dạy học trong dạy
học môn Toán ở tiểu học; quan điểm về vấn đề trực quan của một số nhà triết học;
tìm hiểu thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học khái niệm toán học ở
các trường Tiểu học;
Chương 2: Tác động của đồ dùng dạy học đến quá trình lĩnh hội mottj số
khái niệm toán học của học sinh lớp 4, 5
Sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học hình thành khái niệm toán ở lớp 4, 5
Tác động của đồ dùng dạy học đến quá trình lĩnh hội một số khái niệm toán
học của học sinh lớp 4, 5
Một số đề xuất sử dụng đồ dùng dạy học vào việc hình thành khái niệm toán
học
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Phần kết luận: kết luận chung; bài học rút ra cho bản thân; hạn chế của đề tài,
triển vọng nghiên cứu sau đề tài.
5
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh cuối cấp hệ tiểu học
1.1.1.1. Đặc điểm nhận thức
Học sinh lớp 4, 5 nằm trong độ tuổi hình thành các phẩm chất tâm lý mới.
Trong giai đoạn đầu đi học (các lớp 1, 2, 3), phần lớn các em học chỉ vì kiến thức,
không quan tâm nhiều đến việc áp dụng kiến thức được học vào cuộc sống. Trong
giai đoạn lớp 4, 5, các em đã bắt dầu thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức và
thực tiễn; đã tích cực, đã chủ động hơn trong tìm tòi, khám phá cái mới, mang về
cho mình những hiểu biết cần có và vận dụng được kiến thức giải quyết các vấn đề
đơn giản trong cuộc sống hằng ngày.
Ngoài những đặc điểm về nhận thức của học sinh tiểu học nói chung, học
sinh lớp 4, 5 còn mang đặc điểm riêng thích hợp đòi hỏi có sự sử dụng các đồ dùng
dạy học trong quá trình dạy học:
a) Tri giác
Tri giác thường gắn với hành động và hoạt động thực tiễn của bản thân. Với
học sinh, để tri giác có hiệu quả thì các em phải được “làm cái gì đó” với đối tượng,
chẳng hạn như cầm, nắm, lắp ghép, làm thay đổi... các đối tượng ấy.
Khi học sinh tri giác thì cảm xúc của các em thể hiện rất rõ, các em tri giác
đầu tiên là những dấu hiệu, những đặc điểm trực tiếp gây cho các em xúc cảm. Vì
thế, cái trực quan, cái rực rỡ và sinh động dễ gây ấn tượng tích cực đối với các em,
được các em tri giác tốt hơn. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần chú ý để không mắc
phải tình trạng sử dụng một cách tùy tiện các đồ dùng dạy học có hình thức và màu
sắc quá cầu kì, vì đôi khi sẽ làm che lấp mất dấu hiệu bản chất của nội dung cần
dạy.
Tri giác của học sinh không tự nó phát triển. Trong quá trình học tập, khi tri
giác trở thành hoạt động có mục đích, có phân tích thì tri giác sẽ mang tính chất của
sự quan sát có tổ chức. Đặc điểm này đề cao vai trò của người giáo viên trong việc
tổ chức các hoạt động nhằm phát triển tri giác cho học sinh.
b) Chú ý
Ở các lớp cuối cấp, chú ý có chủ định đã xuát hiện và ngày càng hoàn thiện
hơn trong quá trình nhận thức của học sinh. Khả năng phát triển chú ý có chủ định,
phát triển tính bền vững, sự tập trung chú ý ở học sinh cuối cấp là rất cao. Bản thân
quá trình học tập đòi hỏi các em phải rèn luyện thường xuyên sự chú ý có chủ định,
6
ý chí. Chú ý có chủ định được phát triển cùng với động cơ học tập mang tính xã hội
cao với sự trưởng thành về ý thức, trách nhiệm đối với kết quả học tập. Mặc dù vậy,
học sinh lứa tuổi này vẫn còn bị lôi cuốn bởi những đồ dùng dạy học đẹp, mới lạ.
Cho nên việc sử dụng đồ dùng dạy học vẫn là cần thiết để tạo được những cảm xúc
tích cực ở học sinh.
c) Trí nhớ
Học sinh có trí nhớ trực quan - hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trí
nhớ hơn từ ngữ - logic. Các em nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật, hiện tượng
cụ thể nhanh hơn. Tuy vậy, học sinh đã có thể ghi nhớ và diễn đạt các khái niệm,
định nghĩa bằng ngôn ngữ của mình, dần thoát khỏi việc ghi nhớ máy móc, rập
khuôn.
Chẳng hạn như dựa trên cơ sở quan sát và phân tích các đặc điểm của hình
hình học mới, học sinh có thể tự phát biểu được “Hình bình hành có hai cặp cạnh
đối diện song song và bằng nhau”. Tuy rằng phát biểu của các em không chính xác
từng câu, từng chữ như phát biểu trong SGK, nhưng về cơ bản học sinh cũng đã biết
diễn đạt đúng về đối tượng bằng ngôn ngữ của chính mình.
d) Tưởng tượng
Khả năng tưởng tượng của học sinh đã phát triển và phong phú hơn so với
học sinh lứa tuổi lớp 1, 2, 3 và được hình thành và phát triển trong hoạt động học
cùng các hoạt động khác của các em. Tưởng tượng của học sinh lứa tuổi này đã dần
thoát khỏi sự ảnh hưởng của những ấn tượng từ thực tế dạy học; gần với hiện thực
hơn do có được những kinh nghiệm phong phú, đã lĩnh hội được những tri thức
phong phú do nhà trường mang lại.
e) Tư duy
Học sinh đã chuyển dần từ nhận thức các mặt bề ngoài đến nhận thức thuộc
tính và dấu hiệu bản chất của sự vật, hiện tượng. Các em có khả năng phân tích đối
tượng mà không cần tới những hoạt động trực tiếp trên các đối tượng đó nữa, phân
biệt dấu hiệu, đặc điểm khác nhau của đối tượng và diễn đạt chúng dưới dạng ngôn
ngữ.
1.1.1.2. Đặc điểm nhân cách
a) Tính cách
Học sinh thường có nhiều nét tính cách tốt như sự hồn nhiên, ham hiểu biết.
Các em rất cả tin, tin vào thầy cô, vào sách, tin vào người lớn và tin vào cả khả năng
của bạn thân. Do đó, đây là đặc tính mà người giáo viên phải chú ý để có thể giáo
dục học sinh của mình, nhưng cần tuân thủ tính chính xác trong mọi kiến thức đưa
đến cho các em, nếu không sẽ tạo nên sự sai lệch về kiến thức ở học sinh.