Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu kỹ năng tự học của sinh viên dân tộc thiểu số Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
122.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1538

Tìm hiểu kỹ năng tự học của sinh viên dân tộc thiểu số Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Phạm Văn Cường và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 105 - 108

105

TÌM HIỂU KỸ NĂNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRONG PHƯƠNG

THỨC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

Phạm Văn Cường*

, Phạm Thị Tuyết

Khoa TLGD – Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường đại học hiện nay, sinh viên bên cạnh

việc phải tích cực, chủ động trong quá trình học tập ở trên lớp, họ còn phải dành nhiều thời gian

cho việc tự học để có thể tiếp thu được những lượng tri thức nhiều và khó ở trường đại học. Đối

với những sinh viên người dân tộc thiểu số (DTTS), do những khác biệt về lối sống, tính cách, sự

thay đổi phương pháp học tập từ phổ thông lên đại học nên phương thức đào tạo mới này có thể

gây ra nhiều khó khăn cho họ. Trong bài báo, tác giả đã tìm hiểu thực trạng 13 kỹ năng tự học cơ

bản của sinh viên; đồng thời cũng tìm ra 5 nguyên nhân chủ quan và 7 nguyên nhân khách quan

ảnh hưởng đến quá trình tự học của sinh viên DTTS theo phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ

với mong muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, giảng dạy ở các trường đại học có sinh

viên DTTS theo học.

Từ khóa: Kỹ năng, tự học, sinh viên, tín chỉ, dân tộc thiểu số

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Hiện nay có khá nhiều sinh viên khi bước vào

trường đại học thường quan niệm rằng chỉ cần

cố gắng, tích cực học tập là có thể đạt kết quả

tốt. Đành rằng như Edison đã từng nói: “thiên

tài chỉ có 1% là thông minh còn 99% là mồ

hôi và công sức” nhưng sự cần cù để bù khả

năng đó nếu diễn ra không đúng phương pháp

thì hiệu quả học tập cũng sẽ không đạt được

kết quả như mong muốn.

Trong những năm gần đây, theo sự chỉ đạo

của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục & Đào tạo,

các trường Đại học trong cả nước đang có

một lộ trình, xu hướng chung đó là: chuyển từ

hình thức đào tạo theo niên chế sang hình

thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Hình thức

này đòi hỏi sinh viên cần phải tự học nhiều

hơn. Với những sinh viên dân tộc thiểu số

(SV DTTS), phương thức đào tạo mới này ít

nhiều sẽ gây ra những khó khăn cho họ.

Trường ĐHSP –ĐHTN với nhiệm vụ chủ yếu

là đào tạo giáo viên các cấp cho các tỉnh trung

du và miền núi phía Bắc. Trong trường, hiện

nay có khoảng trên 30% sinh viên là người

DTTS đang theo học ở các hệ đào tạo khác

nhau. Chúng tôi cho rằng, việc tìm hiểu kỹ

*

Tel: 0982.030.680

năng tự học của họ trong phương thức đào tạo

mới là một việc làm cần thiết góp phần nâng

cao chất lượng giáo dục và giảng dạy ở đại học.

KHÁI NIỆM CÔNG CỤ

Hiện nay khái niệm kỹ năng (KN) đã có khá

nhiều các nhà Tâm lý học, Giáo dục học trên

thế giới cũng như trong nước đưa ra và hiểu

dưới nhiều góc độ khác nhau. Tựu chung lại,

khái niệm này thường được hiểu theo hai

hướng: Hướng thứ 1: Các tác giả coi KN là

mặt kỹ thuật của thao tác, hành động hay hoạt

động; Hướng thứ 2: Coi KN không đơn thuần

là mặt kỹ thuật của hành động mà nó còn là

một biểu hiện về năng lực của con người. Trong

nghiên cứu của mình chúng tôi đồng tình với

hướng nghiên cứu thứ 2 và lấy khái niệm về

KN trong “Từ điển Tâm lý học” của tác giả Vũ

Dũng (chủ biên) làm khái niệm công cụ.

“KN là năng lực vận dụng có kết quả những

tri thức về phương thức hành động đã được

chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ

tương ứng” [2; tr 131].

Trên cơ sở đó, kỹ năng tự học (KNTH) được

chúng tôi quan niệm: “là phương thức hành

động trên cơ sở lựa chọn và vận dụng những

tri thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện có

kết quả mục tiêu học tập đã đặt ra, phù hợp

với những điều kiện cho phép”.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!