Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm Hiểu Đánh Giá Và Đề Ra Giải Pháp Cải Tiến Quy Trình Công Nghệ Trang Sức Tại Công Ty Cổ Phần An Bình Biên Hoà Đồng Nai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI CẢM ƠN
Sau khi học xong chƣơng trình toàn khóa học, để gắn liền giữa lý luận và
thực tiển hoạt động sản xuất, đƣợc sự nhất trí của Khoa Chế Biến Lâm Sản và
Nhà trƣờng em đã tiến hành nghiên cứu và hoàn thành khóa luận: “Tìm hiểu,
đánh giá và đề ra giải pháp cải tiến quy trình công nghệ trang sức tại Công ty
Cổ phần An Bình – Biên Hoà - Đồng Nai”.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Nhà trƣờng, Khoa
CBLS và các thầy cô giáo đã bảo ban em trong thời gian qua, đặt biệt là sự
hƣớng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Chứ. Qua đây em cũng
xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo cùng toàn thể công nhân
viên trong công ty Cổ phần An Bình đã giúp em hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù đã rất cố gắng học hỏi, đi sâu tìm hiểu nhƣng do thời gian và
kiến thức có hạn nên khóa luận khó có thể tránh đƣợc những thiếu sót nhất
định. Rất mong đƣợc sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các độc giả
quan tâm đến vấn đề này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 10 tháng
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay có rất nhiều công ty chế biến gỗ ra đời với những dây chuyền
công nghệ chế biến hiện đại. Các sản phẩm của các công ty này khi ra thị
trƣờng đòi hỏi phải có mẫu mã chất lƣợng tốt và đƣợc trang sức hoàn thiện.
Với mục đích che lấp những khuyết tật của gỗ và sản phẩm từ gỗ, làm đẹp
ngoại quan, nâng cao giá trị sử dụng, bảo vệ bề mặt, tăng khả năng chịu mài
mòn, chịu nhiệt, nâng cao độ cứng, cƣờng độ và tính ổn định.
Dây chuyền công nghệ trang sức bề mặt gỗ và các sản phẩm từ gỗ luôn
đƣợc các công ty chú trọng đầu tƣ, cải tiến, …
Với mong muốn ngày càng hoàn chỉnh hơn nữa các quy trình công nghệ
trang sức bề mặt gỗ và các sản phẩm từ gỗ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm sau
khi trang sức tôi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu, đánh giá và đề ra giải pháp cải
tiến quy trình công nghệ trang sức tại Công ty Cổ phần An Bình – Biên
Hoà - Đồng Nai”
2
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Ngày nay, tài nguyên rừng đang dần cạn kiệt, các loại gỗ trồng hiện nay
chủ yếu là các loại cây phát triển nhanh, chất lƣợng, vân thớ gỗ không tốt. Để
nhằm tăng tính thẩm mỹ cho các sản phẩm từ các loại gỗ này, ngành công
nghiệp trang sức đã tạo ra nhiều vật liệu trang sức mới ở dạng chất lỏng và
chất rắn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trang sức bề mặt các sản phẩm và
các đồ dùng đạt hiệu quả cao.
Hiện nay ngành công nghiệp trang sức rất phát triển. Rất nhiều nhà
máy, xí nghiệp chế biến gỗ đã nhập về các dây chuyên trang sức hiện đại, có
tính tự động hóa cao.
Là một sinh viên sắp tốt nghiệp, việc đi thực tập tìm hiểu về các dây
chuyền công nghệ trang sức hiện có tại các công ty giúp em có thể tiếp cận
vào thực tế sản xuất, bổ sung kiến thức đã học và có thêm nhƣng hiểu biết
mới về các dây chuyền công nghệ trang sức. Trong thời gian thực tập, em lựa
chọn Công ty Cổ phần An Bình là nơi thực tập của mình. Công ty có dây
chuyền công nghệ trang sức ván dăm, việc thực tập tại công ty của em nhằm
tìm hiểu, đánh giá và đề xuất các giải pháp giúp công ty hạn chế đƣợc các
nhƣợc điểm trong dây chuyền góp phần nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Chính
vì vậy, việc thực hiện đề tài “Tìm hiểu, đánh giá và đề ra giải pháp cải tiến
quy trình công nghệ trang sức tại Công ty Cổ phần An Bình – Biên Hoà -
Đồng Nai” là rất cần thiết và thiết thực.
1.2. Lịch sử nghiên cứu
1.2.1.Trên thế giới
Cùng với sự ra đời của công nghệ sản xuất ván nhân tạo, công nghệ
trang sức bề mặt ván nhân tạo cũng ra đời rất sớm. Hiện nay đã có nhiều công
3
trình nghiên cứu về công nghệ trang sức dán phủ lên bề mặt ván dăm bằng
các loại ván trang trí. Một số công trình nghiên cứu đƣợc ứng dụng vào thực
tế sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao nhƣ: dán phủ ván dăm bằng
Formica, bằng ván lạng gỗ tự nhiên, bằng giấy trang sức, … nhờ những ứng
dụng đó mà sản phẩm làm từ ván dăm đã có những bƣớc tiến đáng kể về độ
bền cũng nhƣ giá trị thẩm mỹ.
Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong lĩnh vục này nhƣ:
+ Các công trình nghiên cứu về các loại màng phủ.
+ Các công trình nghiên cứu về yêu cầu ván nền trang sức.
+ Các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng sản
phẩm.
Tuy nhiên, không phải tất cả các công trình nghiên cứu đều đƣợc đƣa vào
thực tế sản xuất. Bởi vì có những công trình chỉ dừng ở những thông tin hết
sức chung chung, không đi sâu nghiên cứu về vấn đề nhất định. Mặt khác
cũng cần căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của từng nơi sản xuất,
để áp dụng hợp lý các công trình nghiên cứu khoa học đã có.
Với các tìm hiểu về công nghệ trang sức ván dăm trên thế giới, chúng ta
có thể đƣa ra một số nhận xét nhƣ sau: đã có rất nhiều các nhà khoa học trên
thế giới nghiên cứu về các phƣơng pháp trang sức cho ván dăm và nhiều nhà
sản xuất đã cho ra các sản phẩm trang sức. Tuy nhiên, chúng ta không thể áp
dụng ngay các kết quả nghiên cứu đó vào sản xuất, do các thông tin nhận
đƣợc hết sức chung chung và do điều kiện công nghệ của chúng ta khác xa
với nƣớc ngoài. Do đó các nghiên cứu tiếp theo là rất quan trọng và có ý
nghĩa.
1.2.2. Trong nƣớc
Ở nƣớc ta, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các quy trình công
nghệ trang sức cho bề mặt ván dăm của Viện khoa học Lâm Nghiệp, công
nghệ trang sức lên bề mặt ván dăm bằng các loại ván trang trí đã có những
4
bƣớc phát triển đáng kể. Tuy nhiên chỉ dừng lại ở một số loại ván trang trí:
ván lạng gỗ tự nhiên, Formica, giấy trang sức. Những công trình nghiên cứu
này không đƣợc áp dụng vào thực tế sản xuất mà chủ yếu vẫn là lý thuyết,
mang tính chất khảo nghiệm, chƣa nghiên cứu cụ thể và có tính hệ thống.
Tại trƣờng Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam đã có rất nhiều đề tài tốt
nghiệp của sinh viên các khoá trƣớc nghiên cứu về vấn đề trang sức bề mặt
ván dăm ở nhiều phƣơng diện khác nhau.
Tuy nhiên, các kết quả đạt đƣợc từ các đề tài chƣa khả quan, chƣa đánh
giá đúng mức tầm quan trọng của vấn đề trang sức. Do đó, việc nghiên cứu
tiếp theo về phƣơng diện này rất có ý nghĩa.
Nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản
phẩm ván dăm, đi sâu tìm hiểu sự ảnh hƣởng của quy trình công nghệ tới chất
lƣợng và giá trị thẩm mỹ của sản phẩm. Tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm
hiểu, đánh giá và đề ra giải pháp cải tiến quy trình công nghệ trang sức tại
công ty Cổ phần An Bình – Biên Hòa – Đồng Nai”.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
+ Tìm hiểu và đánh giá đƣợc các quy trình công nghệ trang sức tại công
ty
+ Đƣa ra đƣợc một số giải pháp nhằm cải tiến quy trình công nghệ trang
sức tại công ty.
1.4. Nội dung nghiên cứu
+ Cơ sở lý luận về trang sức bề mặt ván dăm.
+ Tìm hiểu và đánh giá quy trình công nghệ trang sức bề mặt ván dăm
bằng ván lạng gỗ tự nhiên.
+ Tìm hiểu và đánh giá quy trình công nghệ trang sức bề mặt ván dăm
bằng giấy in vân.
+ Tìm hiểu và đánh giá quy trình công nghệ trang sức bề mặt ván dăm
bằng giấy tẩm keo.