Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm Hiểu Đánh Giá Khả Năng Sử Dụng Vật Liệu Kim Loại Dung Trong Nội Ngoại Thất
PREMIUM
Số trang
75
Kích thước
2.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1678

Tìm Hiểu Đánh Giá Khả Năng Sử Dụng Vật Liệu Kim Loại Dung Trong Nội Ngoại Thất

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cùng với sự phát triển mọi mặt về kinh tế chính trị xã hội, khi nhu cầu

của con người không chỉ dừng lại ở việc “ăn no, mặc ấm” mà đang chuyển

thành “ăn ngon, mặc đẹp” thì một công trình kiến trúc không chỉ cần bền chắc

mà còn phải đẹp, sang trọng và ấn tượng. Một không gian đẹp luôn tạo cho ta

cảm giác thoải mái trong cuộc sống, ấn tượng sẽ mang đến thành công, sang

trọng thể hiện đẳng cấp và sự tinh tế nói lên nét đặc trưng của mỗi cá nhân.

Đối với các nhà thiết kế mỗi mẫu thiết kế sẽ là một bản hoà âm giữa gam màu,

chất liệu sử dụng và những đường nét tinh tế được các nhà thiết kế nội thất thể

hiện trong từng không gian. Chính ở không gian đó con người sẽ cảm nhận

giá trị của cuộc sống. Mỗi tác phẩm sẽ có một sức sống riêng, một đặc trưng

riêng. Để làm được như vậy thì chúng ta không thể không nói đến việc sử

dụng vật liệu trang trí nội, ngoại thất – có vai trò quan trọng đối với hiệu quả

mỹ quan và công năng của vật liệu kiến trúc.

Trong nghệ thuật trang trí nội thất, ngoại thất từ xa xưa, chúng ta thường

thích sử dụng gỗ như chất liệu chính vừa gọn nhẹ vừa dễ cưa xẻ, đục, chạm,

lắp ghép… Thuận tiện hơn cả là sử dụng luôn chất liệu xây dựng như gạch,

đá, vữa hồ để tạo nên từ chiếc cầu thang, lan can đến hàng rào… Ngày nay,

chất liệu kim loại đã thuyết phục một cách mãnh mẽ từ nhà thiết kế đến người

sử dụng nhờ tự thân chất liệu đã nói lên tính đa dạng và nhất là tính thẩm mỹ

cao. Thêm vào đó, cũng chính chất liệu kim loại còn được khai thác và sử

dụng một cách phong phú và đa dạng để tạo ra rất nhiều kiểu dáng lan can,

khung cửa sổ, tường rào… mới lạ, sáng tạo. Vì thế, chủ nhân của những căn

nhà, những ngôi biệt thự, dù là khó tính đến mấy chăng nữa cũng sẽ hài lòng

ngay khi có được những sản phẩm phù hợp với không gian sẵn có tạo nên sự

thanh thoát, tinh tế và đa dạng.

2

Vật liệu kim loại có những đặc tính ưu việt mà các vật liệu khác không

dễ gì có được đó là sự kết hợp giữa giá trị sử dụng: chính xác, tiện dụng, an

toàn, bền chắc và giá trị thẩm mỹ. Vật liệu kim loại không chỉ dừng lại ở

những kim loại nguyên chất như sắt, đồng, nhôm… con người đang ngày càng

tìm ra những hợp kim có những đặc tính ưu việt hơn, hạn chế những nhược

điểm của nguyên tố kim loại chính như: inox, hợp kim nhôm…mà những

công trình kiến trúc hiện nay không thể thiếu từ đồ nội thất như giường, bàn

ghế, lan can, cầu thang đến tấm ốp trang trí, trần…

Từ những lý do trên, được sự đồng ý của nhà trường, em tiến hành thực

hiện khóa luận “Tìm hiểu và đánh giá khả năng sử dụng vật liệu kim loại

dùng trong nội, ngoại thất” .

3

Chƣơng 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Trong thiết kế đương đại, ngành trang trí nội thất là một trong những

ngành nghề gắn bó trực tiếp với kiến trúc, trang trí nội thất mang lại cho nội

thất gia đình bạn một vẻ đẹp mới hoàn toàn, trang trí nội thất không chỉ là một

nghệ thuật mà còn là mang tính ứng dụng cao. Cho dù ngôi nhà của bạn được

trang trí một cách cầu kỳ và hiện đại những phần trang trí nội thất không hài

hòa, trang trí nội thất không phù hợp thì bạn cũng không thể nào mang lại cho

căn nhà một vẻ đẹp thực sự, một vẻ đẹp nội thất toát lên từ bên trong. Kim

loại sáng màu như chrome, nickel và inox đóng vai trò quan trọng và được sử

dụng rất phổ biến trong trường phái này. Trong thiết kế, vật liệu kim loại được

phối hợp vào. Chúng được sử dụng như một thành phần vật liệu phối hợp

trong thiết kế các đồ nội thất, đồ trang trí hoặc các đồ trang trí nghệ thuật đơn

lẻ. Sở dĩ kim loại được sử dụng ở đây chính vì nó có đặc điểm là bền trong sử

dụng, và hơn nữa bề mặt bên ngoài của kim loại góp phần tạo nên vẻ sáng

bóng của phong cách này.

Kim loại có mặt trong công trình kiến trúc với nhiều vai trò và làm cho

diện mạo kiến trúc ngày càng phong phú hơn. Việc sử dụng vật liệu kim loại

có thể là một lựa chọn, nhưng cũng có thể là một tất yếu có tính bắt buộc.

Khó có thể tưởng tượng ra trong một công trình kiến trúc bây giờ vắng

bóng kim loại. Kim loại tham gia vào kiến trúc như một sự tất yếu của lịch sử

và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của kiến trúc hiện đại thế giới. Sự có mặt

của kim loại làm thay đổi kết cấu, hình thức, quy mô công trình và đưa thêm

nhiều tiện ích mới. Tỷ lệ góp mặt của kim loại trong công trình so với các loại

vật liệu khác ngày càng tăng lên và giữ các vai trò then chốt, quyết định – đặc

biệt là kết cấu và trang thiết bị công trình. Có thể nói kim loại có mặt khắp

mọi nơi trong công trình từ lớn nhất đến nhỏ nhất, từ đầu đến cuối.

4

Vì vậy, chất liệu kim loại cũng đang lên ngôi trong những giải pháp trang

trí nội, ngoại thất và sự xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm kết hợp giữa kim

loại với các chất liệu khác như da thuộc, vải, nhựa, gỗ hay các chất liệu tổng

hợp làm cho trào lưu “sắc màu kim loại” dường như ngày càng thịnh hành

hơn.

Kim loại là vật liệu được sử dụng rộng rãi trong mọi công trình xây dựng,

từ kết cấu chịu lực cho đến trang trí hoàn thiện, từ các sản phẩm ngoài trời cho

đến các sản phẩm nội thất. Vật liệu kim loại đã được người tiêu dùng có cái

nhìn rất khác – không còn đơn điệu, thô cứng mà trở nên mềm mại, độc đáo

và tiện dụng.

Trong phạm vi xây dựng dân dụng, các hạng mục sắt thép khá đa dạng,

bao gồm từ cổng, cửa, hàng rào, ban công, lan can sắt, cầu thang, hoa sắt cửa

sổ cho đến các kết cấu giàn, mái, vòm sắt. Sắt thép cũng có thể ứng dụng rộng

rãi trong trang trí nội thất với các sản phẩm như bàn ghế, giường, giá kệ, tủ

rượu, gương, đèn trang trí, lọ hoa…

Kim loại tạo nên vẻ đẹp bền vững cho các đồ dùng quan trọng và cần

thiết trong xã hội. Sự phát triển của đồ dùng, thiết bị bằng kim loại ngày càng

đa dạng và phong phú. Trên thị trường các loại như: bàn ghế phòng ăn, bàn

ghế ngoài trời, giường, tủ… có rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã với những thiết

kế tinh xảo, độc đáo, có thể làm vừa lòng cả những vị khách khó tính.

Sự có mặt của kim loại trong trang trí nội, ngoại thất đã và đang trở nên

phổ biến hơn trong các công trình kiến trúc nhà ở, công trình công cộng. Vì

thế, việc nghiên cứu, tìm hiểu vật liệu kim loại sử dụng trong nội ngoại thất là

vấn đề hết sức cần thiết và kịp thời đối với những nhà thiết kế và người sử

dụng. Đồng thời, cũng có thể lấy đây là một tài liệu để phục vụ cho những

nghiên cứu tiếp theo về kim loại trong nội ngoại thất.

Từ đó, chúng ta có những đánh giá đúng đắn về khả năng sử dụng vật

liệu này nội ngoại thất, để đạt được những hiệu quả lớn hơn trong thiết kế,

5

không chỉ dừng lại ở những tính tiện dụng và còn mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ

cho các công trình.

1.2 Lịch sử nghiên cứu

1.2.1 Trên thế giới:

Là chất liệu đã có từ rất lâu đời, nhưng kim loại chưa được ứng dụng

nhiều vào các sản phẩm nội thất. Những dấu hiệu đầu tiên về việc sử dụng

kim loại (sắt) là ở những người Sumeria và người Ai cập vào khoảng 4000

năm TCN, các đồ vật nhỏ như mũi giáo và đồ trang trí, đã được làm từ sắt lấy

từ các thiên thạch. Vào khoảng năm 1600 đến 1200 TCN sắt đã được sử dụng

nhiều hơn ở Trung Cận Đông nhưng vẫn chưa thay thế được sự thống trị của

đồng thau. Trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 12 đến thế kỷ 10 TCN, đã có sự chuyển

đổi nhanh chóng từ vũ khí, công cụ đồ thau sang sắt ở Trung Cận Đông, là

dấu hiệu cho thời kỳ văn minh mới được gọi là thời đại đồ sắt. Ở Châu Âu, từ

thế kỷ XVII, các nghệ sĩ và thợ rèn đã đưa hoa sắt trang trí theo phong cách

Baroc phát triển tới đỉnh cao huy hoàng nhất. Tới trào lưu Tân nghệ thuật, Xã

hội đã chứng kiến sự gia tăng bất thường trong việc sử dụng đồ nội thất kim

loại vào cuối thế kỷ XVIII, sắt thép hóa thân thành hoa lá tạo nên vẻ diễm lệ,

đài các cho các cánh cổng, hàng rào, lan can, ban công, cầu thang... Những

năm 1890, giường kim loại đã trở thành một trong những mục nội thất bán

chạy phổ biến nhất ở Mỹ. Năm 1889, Gustave Eiffel tham gia vào cuộc Triển

lãm Toàn Cầu tổ chức tại Paris với một ngọn tháp vĩ đại bằng kim loại, cao

hơn 300m giữa thủ đô Pháp! Ngọn tháp mang tên ông: Tháp Eiffel. Năm 1909

lịch sử của đồ nội thất bằng kim loại hình ống bắt đầu một cách nghiêm túc

vào khi một công ty sản xuất Ý gọi là Dalmine bắt đầu sản xuất ống thép liền

mạch thương mại, do đó làm cho hình ống kim loại trở nên phổ biến và không

tốn kém. Sự phát triển của đồ nội thất hiện đại, thép hình ống với phương

pháp cải tiến của nó, kim loại mạ và hàn, tất cả trong số đó đã giúp phổ biến

các đồ nội thất mới cho một thị trường rộng lớn hơn. Năm 1926, hình hài một

6

chiếc ghế lưng tựa của Marcel Breuer (Đức) có sự xuất hiện của kim loại kết

hợp với gỗ ra đời. Theo đó trong những thiết kế sau này, dạng ống thép tiếp

tục được sử dụng là dàn khung cho các mẫu ghế. Kỹ thuật này vẫn còn được

ứng dụng cho đến ngày nay. Các đồ nội thất từ đó tiết giản được đường nét và

trọng lượng so với những chiếc ghế gỗ nặng nề trước đây. Những năm đầu

của thế kỷ 21, trong các công trình xây dựng hiện đại người ta đã chú ý nhiều

đến việc trang trí cho những lan can, cổng, cửa, hàng rào và ngày càng nhiều

công trình thiên về dùng sắt nghệ thuật thay thế cho tường bao kín mít hay

những con tiện bằng xi măng, bằng sứ trên lan can ban công đầy vẻ lạc hậu,

lại che đi phần lớn dáng vẻ của ngôi nhà.

Trên thế giới cũng đã có rất nhiều các nhà khoa học, kiến trúc sư, các

nhà thiết kế nghiên cứu về kim loại sử dụng trong nội ngoại thất như: Gheor

Agricôla (Georg Agricola) – nhà tư tưởng người Đức ở thế kỷ XVI, tác giả

của nhiều công trình về luyện kim, đã từng nhấn mạnh vai trò to lớn của kim

loại trong cuộc sống của chúng ta. Trong tác phẩm “Về ngành mỏ và luyện

kim”, ông đã viết: “Con người sẽ không thể làm gì nếu không có kim loại…

kim loại thật cần tiết cho việc ăn mặc và nói chung là để duy trì cuộc sống cho

con người?”. Viện sĩ A. F. Belov viết: “ Thế giới kim loại thật hấp dẫn và vô

cùng phong phú… Triển vọng của các vật liệu phối trí mà thành phần quan

trọng của chúng là kim loại, hợp kim và các hợp chất hóa học của kim loại

thật to lớn. Tóm lại, không còn nghi ngờ gì nữa, trong tương lai lâu dài, kim

loại vẫn giữ được vị trí hàng đầu của mình và sẽ là cơ sở của nền văn hóa vật

chất của chúng ta”.

1.2.2 Trong nƣớc

Kim loại đã xuất hiện từ rất lâu nhưng mãi cho đến thời cận đại, kim loại

vẫn chỉ được sử dụng cho chế tác binh khí và công cụ sản xuất chứ hiếm thấy

trong trang trí nội ngoại thất của các gia đình. Tại khu di tích Lam Kinh đã

phát hiện ra những chiếc đinh sắt dùng để liên kết kiến trúc. Dân gian sử dụng

7

các đinh nhỏ trong liên kết các cấu kiện (rất hiếm hoi vì các cấu kiện đều tra

mộng, thậm chí đinh chốt làm bằng gỗ). Đầu đao của mái nhà có dùng một

mảnh sắt hình giống đầu lưỡi cày thay vì trước đây người ta phải đúc hay

nung gốm. Ở giai đoạn sau, kim loại được kết hợp với các vật liệu hỗn hợp có

nhiều công dụng và độ bền cao. Nó được sử dụng nhiều hơn vào những năm

cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhất là sau ảnh hưởng của kiến trúc Pháp,

trong cuộc đối thoại Đông – Tây hai bên đã “phát hiện ra nhau” và rồi, những

người thợ sắt tài hoa đã nhanh chóng làm quen với kỹ thuật và cảm thức

phương Tây, tạo nên vô số cửa đi, cửa sổ, cầu thang, lan can…Những ngôi

nhà đầu tiên ở Hà Nội hao hao kiến trúc nhà ở Paris, hoa văn trên cầu Long

Biên do kiến trúc sư người Pháp G.Eiffel thiết kế rất mới lạ với dân bản xứ,

những công trình văn hóa lịch sử như Nhà hát lớn, Phủ chủ tịch với những

mái vòm, cổng hoa sắt…vẫn còn nguyên giá trị với thời gian. Nếu các hoa văn

theo thẩm mỹ Châu  truyền thống nặng tính kể tả, chú trọng cái hữu hình thì

các hoa văn của phương Đông lại giàu giá trị tượng trưng, chú trọng vào cái

vô hình thể, sự trống rỗng.

Đồ nội ngoại thất bằng kim loại mà chủ yếu là bằng kim loại mà nhiều

nhất là sắt, thép, inox xuất hiện ở nước ta gần chục năm nay nhưng nó thực sự

mới được người tiêu dùng chú ý đến khoảng 2-3 năm lại đây và đang dần

được yêu thích bởi những tính năng mà những loại vật liệu khác không dễ gì

có được. Các công ty như Hòa Phát, công ty Sắt mỹ thuật Mimosa, Sắt Việt,

Sắt mỹ thuật Trầm Linh…là những công ty hàng đầu Việt Nam sản xuất và

cung cấp sản phẩm nội ngoại thất bằng kim loại (chủ yếu là sắt mỹ thuật và

inox) không chỉ đáp ứng được công năng sử dụng thông thường mà còn có giá

trị thẩm mỹ, đem lại nét đẹp hài hòa và là một điểm nhấn trong vẻ đẹp tổng

thể của mỗi công trình.

Trong nước, cũng đã có những nghiên cứu về vật liệu kim loại sử dụng

trong nội ngoại thất như: tác giả Trình Bân, Y Lan với cuốn “ Kim loại trong

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!