Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy toán lớp 1 tại trường tiểu học trần quốc toản theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018
PREMIUM
Số trang
99
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1408

Tìm hiểu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy toán lớp 1 tại trường tiểu học trần quốc toản theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI

Tìm hiểu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong

dạy toán lớp 1 tại Trường Tiểu học Trần Quốc Toản theo

Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Thu Hà

Lớp : 17STH

Giảng viên hướng dẫn : TS.Hoàng Nam Hải

Đà Nẵng, ngày 11 tháng 05 năm 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của công trình này là của bản thân tôi, được

thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Hoàng Nam Hải.

Việc trích dẫn lại những ý kiến nhận định, ý kiến của các công trình nghiên cứu

đã được chú thích rõ ràng theo yêu cầu khoa học. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung

thực của công trình nghiên cứu này.

Đà Nẵng, ngày 11 tháng 5 năm 2021

Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Hà

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS.Hoàng Nam Hải,người đã tận

tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện, hoàn thành khóa luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Giáo dục tiểu học, Quý

thầy/cô Trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng, đã nhiệt tình giảng dạy, tạo điều

kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành khóa học.

Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các bạn đồng nghiệp Trường tiểu học Trần

Quốc Toản, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và khảo sát tại trường.

Trong quá trình làm bài khóa luận khó tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận

được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao

kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn trong công tác thực tế sau này.

Đà Nẵng, ngày 11 tháng 5 năm 2021

Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Hà

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 1

2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................ 3

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 3

5. Giả thuyết khoa học.............................................................................................. 4

6. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 4

7. Cấu trúc của khóa luận......................................................................................... 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 5

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................. 5

1.1.1. Ở Việt Nam.................................................................................................... 5

1.1.2. Trên thế giới................................................................................................... 5

1.2. Kết luận chương 1 ..........................................................................................8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................... 8

2.1. Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học................................................................. 8

2.1.1. Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh tiểu học ....................................... 8

2.1.2. Đặc điểm các quá trình nhận thức của học sinh tiểu học…………………...8

2.2. Cấu trúc chương trình toán lớp 1 hiện hành và toán lớp 1 theo chương trình

GDPT 2018………………………………………………………………………..10

2.3. Năng lực......................................................................................................... 16

2.3.1. Khái niệm năng lực........................................................................................ 16

2.3.2. Năng lực chung của giáo dục phổ thông năm 2018 ...................................... 18

2.3.3. Năng lực đặc thù môn Toán ở tiểu học.......................................................... 22

2.4. Năng lực giải quyết vấn đề ............................................................................ 24

2.4.1. Năng lực giải quyết các bài toán thực tiễn .................................................... 25

2.4.1.1.Năng lực chung và năng lực đặc thù ……………………………………....25

2.4.1.2.Năng lực toán học cần hình thành và phát triển cho học sinh tiểu học…….28

2.5. Dạy học phát triển năng lực giải quyết các bài toán thực tiễn........................... 32

2.6. Đặc điểm của học sinh Tiểu học........................................................................ 36

2.7. Khung đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học …………………….37

2.8. Kết luận chương 2............................................................................................ 38

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT CÁC BÀI TOÁN THỰC

TIẾN CỦA HỌC SINH LỚP 1.............................................................................. 40

3.1. Mục đích khảo sát.......................................................................................... 40

3.2. Nội dung khảo sát .......................................................................................... 40

3.3. Tổ chức khảo sát............................................................................................ 40

3.4. Kết quả khảo sát............................................................................................. 41

3.5. Kết luận chương 3.......................................................................................... 46

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT

CÁC BÀI TOÁN THỰC TIỄN CHO HỌC SINH LỚP 1.................................. 47

4.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................................ 47

4.2. Một số biện pháp nâng cao năng lực giải quyết các bài toán thực tiễn cho học sinh

lớp1 ........................................................................................................................... 50

4.2.1.Biện pháp 1: Hướng dẫn giáo viên thiết kế bài soạn và tổ chức triển khai bài

soạn...................................................................................................................................50

4.2.2.Biện pháp 2: Kiểm tra, đánh giá theo năng lực giải quyết vấn đề học sinh….68

4.2.3.Biện pháp 3: Thiết kế các bài toán thực tiễn để bổ sung vào phần bài tập trong

sách giáo khoa…………………………………………………………..………….77

4.2.4.Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa toán học……………...……79

4.3. Kết luận chương 4.......................................................................................... 81

CHƯƠNG 5: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM......................................................... 82

5.1. Mục đích của thực nghiệm............................................................................... 82

5.2. Đối tượng thực nghiệm.................................................................................... 82

5.3. Nội dung thực nghiệm ..................................................................................... 82

5.4. Phương pháp thực nghiệm……………………………………………………83

5.5. Kết quả thực nghiệm........................................................................................ 83

5.6. Kết luận chương 5............................................................................................ 88

KẾT LUẬN ............................................................................................................. 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 91

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Bảng 1.1. So sánh chương trình môn Toán lớp 1 mới với chương trình hiện

hành…………………………………………………………………………………. 10

Bảng 2.1. Năng lực chung của học sinh tiểu học.......................................................... 18

Bảng 3. Các hoạt động phát triển năng lực giải quyết vấn đề các bài toán thực tiễn…............33

Bảng 2.2. Năng lực đặc thù môn Toán ở tiểu học ........................................................ 22

Hình 2.1. Học sinh nhận dạng hình học........................................................................ 29

Hình 2.2. Hình ảnh học sinh làm toán bằng que tính ................................................... 30

Bảng 3.1. Tổng hợp thông tin về hoạt động dạy học môn Toán theo năng lực giải quyết

vấn đề............................................................................................................................ 42

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp thông tin về thực trạng của học sinh học môn Toán theo năng

lực giải quyết vấn đề..................................................................................................... 44

Biểu đồ 1: Đánh giá mức độ khả thi biện pháp 1 của giáo viên…………………………......83

Biểu đồ 2: Đánh giá mức độ khả thi biện pháp 2 của giáo viên…………………………......85

Biểu đồ 3: Đánh giá mức độ khả thi biện pháp 4 của giáo viên…………………………......86

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Sau chặng đường hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam đến

nay, đó là một quá trình đồng hành đầy thử thách, khó khăn. Những thành công đã đạt

được có ý nghĩa lịch sử, tạo tiền đề và động lực để Việt Nam bước vào giai đoạn hội

nhập quốc tế sâu rộng và phát triển mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn. Bên cạnh đó là sự phát

triển như vũ bão của khoa học, công nghệ, giáo dục và sự cạnh tranh giữa các quốc gia

hiện nay là cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực. Chính vì vậy, đổi mới giáo dục

đang là một xu thế tất yếu mang tính toàn cầu. Nước nào không đổi mới, hoặc cải cách

giáo dục không thành công, nước đó sẽ mất khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế và

sẽ bị tụt hậu xa hơn. Nhiều quốc gia đã và đang tiến hành cải cách để hướng tới một nền

giáo dục hiện đại. Giáo dục Việt Nam cũng cần có sự đổi mới mạnh mẽ để nước ta có

thể tự tin hội nhập quốc tế. .

Theo đó, Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung

ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo khẳng định: “phát huy

tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học [….]

tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập

nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Trong Luật Giáo dục ghi rõ:

“Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo

của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học

sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư

duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng

dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục” ( Luật GD 2019,

chương I, điều 4) [12]. Có thể thấy rằng, việc đổi mới tư duy giáo dục trong thời đại tri

thức nhằm đáp ứng sự thay đổi không ngừng của cuộc sống là một điều tất yếu.

Trong hệ thống giáo dục Việt Nam, giáo dục tiểu học được xem là nền tảng. Đây

là bậc học giáo dục trẻ từ lớp 1 (7 tuổi) đến hết lớp 5 (11 tuổi) và là bậc học quan trọng

đối với sự phát triển của trẻ em, hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển về

nhân cách và năng lực. Giáo dục tiểu học với mục tiêu “nhằm giúp học sinh hình thành

những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,

thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học”. Để thực hiện được mục tiêu đó, đòi hỏi nội

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!