Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu đánh giá về việc dạy và học của sinh viên hệ vừa làm vừa học tại TP.HCM
PREMIUM
Số trang
76
Kích thước
2.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1252

Tìm hiểu đánh giá về việc dạy và học của sinh viên hệ vừa làm vừa học tại TP.HCM

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

TÌM HIỂU ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC DẠY

VÀ HỌC CỦA SINH VIÊN HỆ VỪA

LÀM VỪA HỌC TẠI TP.HCM

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Mai

Nguyễn Hữu Lợi

Nguyễn Thị Ngọc Tú

Người hướng dẫn: ThS. Lê Minh Tiến

TP. Hồ Chí Minh, 2013

1

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG

Dẫn Nhập

Khi cuộc sống con người trên hành tinh này xuất hiện, cũng chính là lúc xuất hiện việc

giáo dục. Từ xa xưa, những người già nhận trách nhiệm “giáo dục” thế hệ trẻ những

kinh nghiệm trong lao động sản xuất, chế tạo công cụ sinh hoạt và sản xuất, biết cách

ứng xử trong các mối quan hệ xã hội. Đặc biệt dân tộc Việt Nam trong quá trình lịch

sử dựng nước và giữ nước đã rất coi trọng giáo dục, và giáo dục Việt Nam từ thuở ban

đầu còn để lại những di sản tinh thần, văn hóa mà chúng ta cần nghiên cứu để tiếp thu

và phát triển. Một dân tộc có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, xây dựng một

nền giáo dục vững mạnh, và có những đóng góp to lớn trong qúa trình phát triển của

con người, xã hội, đất nước.

Trong nền giáo dục truyền thống và hiện đại, giáo dục đại học có vị trí quan trọng

trong việc đào tạo nhân tài và phục vụ có hiệu quả trong sự phát triển của đất nước

trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, với nhu cầu phát triển của đất nước và xã hội ngày

càng cao, đòi hỏi việc giáo dục phải có những thay đổi trong việc đào tạo nhân lực, để

đáp ứng kịp thời cho sự phát triển của đất nước, cũng như tiếp nhận những thay đổi

chung của thế giới. Đưa ra những loại hình đào tạo phù hợp với mọi hoàn cảnh, nhu

cầu, điều kiện…trong một đất nước đa dân tộc, đa văn hóa, khác nhau về địa lý…với

vai trò điều hòa, cấn đối, thích ứng, điều tiết, thúc đẩy các mặt trong sự phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước.

Với một nền giáo dục, có các loại hình đào tạo đa dạng, trong đó loại hình đào tạo

“Vừa làm vừa học” là một trong những loại hình quan trọng và được quan tâm trong

việc đào tạo nhân lực, và cũng là loại hình đào tạo phù hợp cho những ai có nhu cầu

học hỏi. Dù là hệ chính quy hay hệ vừa làm vừa học thì mục đích cuối cùng vẫn là đào

tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, nghề nghiệp. Chính vì thế

trong hệ thống giáo dục, hệ vừa làm vừa học góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng

nhu cầu học tập của con người trong giai đoạn hội nhập toàn cầu hóa.

Vấn Đề Nghiên Cứu Và Lý Do Chọn Đề Tài

Hiện nay tỷ lệ theo học hệ vừa học vừa làm (HVLVH) ngày càng tăng. Theo số liệu

của Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố tháng 4.2010, cả nước đã có gần 1 triệu sinh

2

viên hệ tại chức, trong khi tổng số sinh viên khoảng 2 triệu. Nhiều chuyên gia giáo dục

nhận định, quy mô tại chức gần bằng 50% so với quy mô đào tạo chung là không thể

chấp nhận được. Chưa kể, nếu chỉ 50% trong số này thuộc diện vừa học, vừa làm thì

có nghĩa số công chức bỏ việc đi học hàng tháng là rất lớn. (www.bao moi.com –

Bùng nổ sinh viên hệ tại chức).

Bên cạnh đó, năm 2011 chỉ tiêu đào tạo hệ tại chức và vừa làm vừa học này là 60%,

năm 2010 khoảng 80% trong khi từ năm 2009 trở về trước không có giới hạn. Như vậy

ta thấy rằng chỉ tiêu đào tạo hệ vừa làm vừa học đã giảm dần trong những năm gần

đây, nhưng chỉ tiêu đào tạo vẫn đang còn ở mức cao.

Bộ GD-ĐT từng giao quyền cho các trường ĐH được liên kết mở lớp đào tạo tại chức

với các trung tâm giáo dục thường xuyên địa phương nên đã dẫn đến tình trạng mở lớp

tràn lan. Nhiều lớp mang tính đặc thù nghề nghiệp cao cũng cho phép mở ngoài trường

ĐH mà không được giám sát và quản lý chất lượng.

Tại chương trình Tọa đàm “Giải pháp Nâng cao chất lượng đào tạo hình thức vừa Học

vừa Làm (VH-VL) trình độ Đại học, cao đẳng... với sự tham gia của đại diện 72

trường Đại học trên cả nước (có tổ chức loại hình đào tạo này), vừa diễn ra tại TP Đà

Nẵng, lãnh đạo các trường đã công tâm nhìn nhận vấn đề và tâm huyết đưa ra đề xuất

giải pháp nhằm đổi mới toàn diện và căn bản loại hình đào tạo này. Thứ trưởng Bùi

Văn Ga cũng thẳng thắn nhìn nhận: Vừa qua, báo chí và dư luận xã hội phản ứng là do

những dễ dãi trong tuyển sinh. HS tốt nghiệp phổ thông, thi Đại học chỉ đạt 1 đến 2

hoặc 3 điểm, cũng được vào học Đại học tại chức, rồi tốt nghiệp, cầm văn bằng đó đi

tìm việc làm. Chính đây là điều xã hội phản ứng mạnh nhất. Bởi không thể nào chấp

nhận với một đầu vào đơn giản, một quá trình đào tạo cũng nhẹ nhàng với chương

trình bị cắt xén cho gọn (gọi là phù hợp với người vừa làm-vừa học) và rồi cũng được

công nhận là tốt nghiệp Đại học như một sinh viên chính quy phải học và thi cật lực

mới tốt nghiệp. Về phía các trường có tổ chức loại hình đào tạo này, do nhu cầu của xã

hội là có thực (và rất lớn) nên chúng ta mở ào ạt, đánh mất khả năng kiểm soát chất

lượng. Trong tương lai, về định hướng Bộ sẽ giảm dần chỉ tiêu đối với hệ đào tạo tại

chức, từ 50% (tức một nửa so với hệ chính quy) xuống 30 rồi 20%. Riêng khi thực

hiện phân tầng Đại học, mô hình Đại học nghiên cứu sẽ không có hệ tại chức.

3

Trước đây, việc đào tạo tại chức được coi là “siêu lợi nhuận” nên các trường ĐH thi

nhau về địa phương mở lớp. Đặc điểm chung của các lớp này là sĩ số không hạn chế,

giảng viên được thuê từ nhiều nguồn - không ít người chưa đạt chuẩn, thiếu kinh

nghiệm giảng dạy.

GS Phạm Minh Hạc cho biết Luật Giáo dục quy định rằng ĐH chính quy và không

chính quy đều bình đẳng như nhau. Giáo dục là “kho tàng bí ẩn”, xã hội hiện nay là xã

hội học tập suốt đời, trách nhiệm của ngành giáo dục là tạo mọi điều kiện thuận lợi cho

công dân được quyền học tập nên cần thiết phải giữ lại hệ tại chức. “Nhiều trí giả lớn

của thế giới và Việt Nam đều học tập suốt đời” - ông khẳng định trong bài báo Bộ

GDĐT “giết” hệ tại chức (www.tinmoi.vn). Tuy nhiên, GS Phạm Minh Hạc cũng

cho rằng điều quan trọng là chất lượng đào tạo hệ tại chức có bảo đảm đáp ứng yêu

cầu của người tuyển dụng lao động không. Ông ví von: “Trường là nơi cung, thị

trường lao động là cầu, nếu cung không đạt yêu cầu thì đương nhiên sẽ bị từ chối”.

Tâm lý người Việt Nam luôn muốn phải có một tấm bằng đại học trong tay thì mới có

thể có việc làm và vững bước trên con đường tương lai. Phải chăng đây là một trong

những lý do một số sinh viên chọn học hệ tại chức. Và liệu sự đáp ứng từ phía đào tạo

đã đem lại cho họ kiến thức hay chỉ là bằng cấp mà thôi. Bên cạnh đó, còn có những

cán bộ Nhà Nước đi học hệ tại chức để hợp thức hóa yêu cầu bằng cấp, và họ đi học vì

bằng cấp thay vì kiến thức.

Trong thời gian gần đây tình trạng về bằng tại chức không được tiếp nhận tại các

trường học, tổ chức kinh tế và cả cơ quan nhà nước đang được xã hội quan tâm. Nhất

là khi một số địa phương sau Đà Nẵng, là tỉnh Hà Nam, TP Nam Định, tỉnh Hải

Dương và mới đây là tỉnh Quảng Nam từ chối tuyển dụng viên chức-công chức tốt

nghiệp từ hệ đào tạo này.

Phải chăng chất lượng hệ vừa học vừa làm không tốt là do không nhận được sự quan

tâm giảng dạy của giảng viên, nhà trường và xã hội?

Phải chăng Hệ vừa học vừa làm là một trong những hình thức giúp những người không

có điều kiện học hệ chính quy có thể duy trì việc học, nâng cao trình độ?

Và liệu đối tượng học hệ vừa làm vừa học quan tâm tới việc học vì kiến thức hơn là

tấm bằng trên con đường sự nghiệp? Và phương pháp giảng dạy và học tập của giảng

4

viên và sinh viên như thế nào mà dẫn đến chất lượng của một hệ đào tạo đang bị xã hội

từ chối.

Gần đây có nhiều luồng ý kiến giữ lại hay phá bỏ hệ tại chức? Nhóm chúng tôi muốn

thực hiện đề tài này để tìm hiểu sự đánh giá của sinh viên về hệ vừa học vừa làm như

thế nào? Và những đánh giá của sinh viên có khác gì so với những nhận xét của những

luồng thông tin bên ngoài. Và sự phá bỏ một hệ đào tào tại chức liệu có phải là quyết

định chính xác.

1. Điểm Lại Thư Tịch

Vấn đề giáo dục luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu. Qua tìm

hiểu chúng tôi nhận thấy có rất nhiều đề tài nghiên cứu về giáo dục, đặc biệt là các

nghiên cứu về chất lượng giáo dục đại học hiện nay. Chúng tôi nêu lên một số đề tài

như sau:

 Đề tài nghiên cứu khoa học Phân tích, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng

đào tạo của trường cao đẳng công nghệ thông tin hữu nghị Việt Hàn. Mục tiêu của đề

tài là nắm bắt được thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của

Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt – Hàn. Bên cạnh đó tìm hiểu cụ

thể những vấn đề như: Nghiên cứu mô hình quản lý đào tạo, chương trình, phương

pháp giảng dạy, của một số trường cao đẳng, đại học trong nước và trên thế giới.

Khảo sát thực trạng chất lượng đào tạo, các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng đào

tạo của trường cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt – Hàn. Xây dựng phần mềm hỗ trợ quản

lý tiến độ giáo dục nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý lịch trình, tiến độ giảng dạy của

giảng viên, điểm danh sinh viên trực tuyến và đề xuất các giải pháp thực hiện một cách

đồng bộ và cụ thể nhằm thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Đề tài đã

đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo bao gồm: công tác tổ chức và

quản lý, công tác tuyển sinh, kế hoạch đào tạo, chương trình đào tạo, tài liệu học, hình

thức đào tạo, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, xây dựng đội ngũ giáo viên,

xây dựng cơ sở vật chất.

 Đề tài Nghiên cứu đánh giá Chất lượng giảng dạy đại học tại Học viện Báo chí

và Tuyên truyền. Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá chất lượng giảng dạy và xây

dựng công cụ hỗ trợ giám sát và đánh giá chất lượng giảng dạy. Đề tài đã sử dụng các

5

phương pháp như: thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu, quan sát, khảo sát dùng bảng hỏi,

phân tích dữ liệu thống kê. Tác giả đã nêu lên những tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt

động giảng dạy dựa trên đánh giá chất lượng môn học và khóa học. Tiêu chí đánh giá

môn học bao gồm: mục tiêu môn học, nội dung môn học, phương pháp giảng dạy, tài

liệu học tập, hoạt động kiểm tra đánh giá. Những tiêu chí đánh giá chất lượng khóa

học dựa trên các góc độ: mục tiêu và chương trình đào tạo, cấu trúc chương trình đào

tạo, trang thiết bị dạy học, hoạt động giảng dạy và đánh giá chung toàn khóa…….tác

giả đã nêu lên một số thực trạng hiện nay là trường đang sử dụng hai phương pháp

giảng dạy truyền thống và hiện đại. Đặc trưng của phương pháp truyền thống là giáo

viên trình bày nội dung, sinh viên lắng nghe và ghi chép. Trong khi đó phương pháp

hiện đại sử dụng các phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm, tình huống và chủ yếu

là những giáo viên có tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy

sinh viên đánh giá cao chất lượng giảng dạy của trường nhưng có sự khác biệt về chất

lượng giảng dạy môn học giữa các khoa và có sự khác biệt giữa các môn học. Trong

khi đó mức độ hài lòng của giáo viên và cán bộ quản lý về chất lượng giảng dạy của

trường ở mức chấp nhận được.

 Đề án: Thí điểm đánh giá Chất lượng giảng dạy bậc đại học tại Đại học quốc

gia Thành Phố Hồ Chí Minh. TS. Nguyễn Đức Nghĩa (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí

Minh).

Đề án được phác thảo khoảng đầu năm 2004. Mục tiêu của đề án là nhằm chuẩn hóa

các biểu mẫu và phương pháp thu thập thông tin về hoạt động do chính các nhà quản

lý của các đơn vị cung cấp cùng các ý kiến phản hồi của các bên liên quan, nhằm thử

nghiệm áp dụng quy trình và một số các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục trên thế giới

và khu vực vào bối cảnh của Đại Học Quốc Gia – Hồ Chí Minh, rút ra những bài học

kinh nghiệm về công tác đánh giá chất lượng, tiến đến việc thực hiện đánh giá chất

lượng đào tạo trên phạm vi toàn Đại Học Quốc Gia- TP.Hồ Chí Minh. Lúc mà bộ tiêu

chuẩn chất lượng của quốc gia cũng như của khu vực Đông Nam Á chưa được ban

hành. Trong đề án này đã tiến hành tìm hiểu hoạt động đánh giá chất lượng đào tạo của

một số nước trên thế giới, chú trọng các nước nổi tiếng như: Anh, Mỹ, Úc, Canada. Đề

tài đã sử dụng các phương pháp như: sử dụng tiêu chuẩn và phương pháp thực hiện

đánh giá AUN, thực hiện đánh giá các chương trình đào tạo, thu thập thông tin tự đánh

giá của các khoa, ý kiến phản hồi của sinh viên, sử dụng phương pháp định lượng và

6

định tính để thu thập thông tin, thu thập ý kiến của các đơn vị có liên quan về các biểu

mẫu và công cụ này.

Bên cạnh những đề tài nghiên cứu về chất lượng đại học nói chúng thì có rất ít đề tài

nghiên cứu về chương trình đào tạo hệ vừa học vừa làm. Qua tìm hiểu chúng tôi nhận

thấy có một số đề tài liên quan như sau:

 Đề tài: Tổ chức hoạt động liên kết giữa khoa Đại học Tại chức trường Đại học

Bách Khoa Hà nội với các cơ sở đào tạo ngoài trường nhằm nâng cao chất lượng đào

tạo trong bối cảnh hiện nay.

Mục đích của đề tài là đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động liên kết giữa Khoa Đại

học tại chức Trường Đại học Bách khoa Hà Nội với các cơ sở đào tạo ngoài trường

nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong bối cảnh hiện nay. Đề tài sử dụng phương

pháp nghiên cứu luận, phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp thống kê và

phân tích số lượng. Đề tài đã nêu lên một số thực trạng về chất lượng đào tạo của sinh

viên tại chức. Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế, chưa theo

đuổi kịp tiến độ phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, chất lượng không

tương xứng với bằng, sinh viên trúng tuyển thực tế yếu, trong quá trình học không có

thời gian thực tập chuyên ngành, sinh viên khá giỏi tăng đột biến, chương trình chồng

chéo, lượng kiến thức chưa phân bố hợp lý, cách học theo cách cuốn chiếu và hình

thức thi tự luận là chủ yếu.

 “Đề án giải pháp thúc đẩy quá trình tự học của sinh viên hệ đại học tại chức

tại trường đại học kinh tế quốc dân…..”, tác giả Nguyễn Anh Thùy, Trong đề án này

tác giả đã nêu lên được tầm quan trọng của hệ đào tạo tại chức, tác giả trình bày một

cách tổng quát về những kết qủa đạt được của khoa đại học tại chức của trường, qua

việc nghiên cứu khoa học, tư vấn về chính sách vĩ mô cho Đảng và nhà nước, tư vấn

và chuyển giao công nghệ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh cho các doanh

nghiệp, đào tạo các bộ chuyên ngành quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh, khoa tại

chức còn có chức năng tham mưu cho Hiệu Trưởng về công tác quản lý các hình thức

đào tạo tại chức và bồi dưỡng kiến thức kinh tế và kinh doanh,…phần nội dung chính

của “đề án” tác giả đã đưa ra một phần mềm quản lý riêng cho khoa tại chức, và nhấn

mạnh tới việc cần phải quản lý một cách chặt chẽ, có hệ thống, thuận tiện cho việc

quản lý, thông tin giữa nhà trường với sinh viên.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!