Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiểu Luận Cao Học-Những Quan Điểm Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Về Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng.docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỞ ĐẦU
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện.
Trải qua hơn 82 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, vượt qua muôn vàn
khó khăn, thử thách, với bản lĩnh của một đảng cách mạng chân chính, dạn dày
kinh nghiệm, luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, Đảng đã lãnh đạo, tổ chức và
phát huy sức mạnh to lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, giành được nhiều
thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp cách mạng.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo công cuộc đổi mới bước đầu đạt
được những thành tựu vô cùng quan trọng; đưa đất nước Việt Nam từng bước
sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới. Một trong những yếu tố quyết định
thành công của Đảng ta chính là năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ
chức cơ sở Đảng, Đảng phải không ngừng được củng cố và nâng cao để luôn luôn
đứng ở vị trí tiên phong, giữ vững được vai trò lãnh đạo của mình và luôn gắn bó
mật thiết với quần chúng nhân dân, với phong trào cách mạng.
Những năm gần đây, công tác xây dựng Đảng đã và đang bộc lộ những
bất cập, Đảng ta đã đánh giá: Có lúc, có nơi tình hình khá nghiêm trọng và có
thể trở thành nguy cơ đe dọa đến sức mạnh của Đảng, nếu không nhìn nhận một
cách nghiêm túc, tìm ra nguyên nhân và có được những giải pháp phù hợp thì
đây sẽ là mối nguy hại khó lường cho sự nghiệp tiến lên của Đảng. Việc đánh
giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng phải căn cứ vào yêu cầu nâng cao năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng theo Nghị quyết Đại hội X
của Đảng; kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng theo quy định của
Điều lệ đảng, quy định của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ
sở đảng và các nhiệm vụ của cấp ủy cấp trên giao.
Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên
giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý
tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi,
tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...
1
Bên cạnh đó, các thế lực luôn dùng mọi âm mưu, thủ đoạn với mong
muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa
còn lại. Đảng phải tập trung trí tuệ để đẩy lùi nguy cơ, tranh thủ thời cơ đưa đất
nước tiến lên, sớm thực hiện đạt mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh. Muốn đạt được kết quả đó, “Đảng phải kiên trì vận dụng sáng
tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vững vai trò lãnh đạo
xã hội. Đảng phải tự đổi mới và chỉnh đốn, không ngừng nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của mình”1
. Đảng ta phải xây dựng tổ chức đảng vững
mạnh, đủ sức lãnh đạo phong trào cách mạng ngay ở từng cơ sở Đảng, đây là
vấn đề luôn được Đảng quan tâm sâu sắc hiện nay.
Từ những vấn đề cấp thiết như vậy, tôi chọn đề tài: “Những quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng (từ Đại
hội VI (1986) đến Đại hội XI(2011)”,làm tiểu luận hết môn
Chương 1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA
TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (TỪ ĐẠI HỘI
VI(1986) ĐẾN ĐẠI HỘI XI(2011)
1
. Báo cáo chính trị của ĐCS Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tòan quốc lần thứ VII, 6/1991.
2
Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam,
là một đội ngũ thống nhất về chính trị, tư tưởng và có tổ chức chặt chẽ, khoa
học. Tính tổ chức của Đảng thể hiện trước tiên ở chỗ Đảng là một hệ thống các
cấp tổ chức từ trung ương đến cơ sở, được xây dựng theo nguyên tắc tập trung
dân chủ. Trong hệ thống đó, các tổ chức cơ sở - chi bộ cơ sở và Đảng bộ cơ sở -
dù được thành lập ở loại hình đơn vị cơ sở nào trong xã hội đều có vai trò là
“nền móng” của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là sợi dây chuyền của Đảng
liên hệ với quần chúng Các tổ chức cơ sở đảng trực tiếp tiến hành các hoạt động
xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đảm bảo đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được thực hiện có hiệu quả và trở
thành hiện thực. Vì vậy, xây dựng các tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững
mạnh, có năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu cao là nhiệm vụ rất quan
trọng, cấp thiết góp phần xây dựng Đảng vững mạnh toàn diện, hoàn thành
thắng lợi nhiệm vụ trong mọi tình huống
1.1.Khái niệm:
Tổ chức cơ sở đảng là tổ chức đảng ở đơn vị cơ sở.
Hình thức của tổ chức cơ sở đảng bao gồm: chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở.
Đơn vị cơ sở có từ 03 đảng viên chính thức đến 29 đảng viên thì lập chi bộ cơ
sở; đơn vị cơ sở có từ 30 đảng viên trở lên thì lập đảng bộ cơ sở, có các chi bộ
trực thuộc đảng ủy; Trường hợp lập đảng bộ cơ sở trong đơn vị cơ sở chưa đủ 30
đảng viên; lập đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng ủy cơ sở thì phải được cấp ủy
cấp trên trực tiếp đồng ý.
* Điều 21, Chương V - về “tổ chức cơ sở đảng” trong Điều lệ Đảng
thông qua Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam quy định rõ như sau:
-Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng,
là hạt nhân chính trị ở cơ sở.
- Ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, hợp tác xã, doanh nghiệp, đơn vị sự
nghiệp, đơn vị cơ sở trong quân đội, công an và các đơn vị cơ sở khác có từ 3
đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở đảng; nếu chưa đủ 3 đảng viên
3
chính thức thì cấp ủy cấp trên trực tiếp giới thiệu đảng viên sinh họat ở tổ chức
cơ sở đảng thích hợp.
- Tổ chức cơ sở đảng dưới ba mươi đảng viên, lập chi bộ cơ sở, có các tổ
đảng trực thuộc.
- Tổ chức cơ sở đảng có từ ba mươi đảng viên trở lên, lập đảng bộ cơ sở,
có các chi bộ trực thuộc đảng ủy.
- Nhưng trường hợp sau đây, cấp ủy cấp dưới phải báo cáo và được cấp
ủy cấp trên trực tiếp đồng ý mới được thực hiện:
+Lập đảng bộ cơ sở trong đơn vị cơ sở chưa đủ ba mươi đảng viên.
+Lập chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở có hơn ba mươi đảng viên.
+Lập đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng ủy cơ sở.
1.2. Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng:
1.2.1. Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng.
Đây là cấp thấp nhất trong hệ thống tổ chức của Đảng, là nơi mà tổ chức
Đảng và đảng viên gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, hoạt động trong
lòng nhân dân. Tổ chức cơ sở đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức,
nâng cao được năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình sẽ là yếu tố quyết
định đến sức mạnh của toàn Đảng, đến thành công của việc thực hiện nhiệm vụ
chính trị của Đảng trong từng giai đoạn cách mạng.
Trong hệ thống tổ chức của Đảng, các tổ chức cơ sở đảng lập thành nền
tảng của Đảng. Nền tảng của Đảng có vững vàng, có sức chiến đấu cao, có năng
động và sáng tạo thì Đảng mới trở thành vô địch, đứng vững trước mọi thử
thách, đưa cách mạng Việt Nam không ngừng tiến lên. Muốn cho cơ sở được
trong sạch, vững mạnh một cách đồng đều và thực sự là nền tảng vững chắc của
Đảng thì Đảng phải có đường lối, chính sách đúng đắn, và trong điều kiện Đảng
cầm quyền thì Đảng phải mạnh từ Trung ương đến các cấp và cơ sở, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, chính quyền phải quản lý tốt bằng pháp luật, các đoàn thể
chính trị - xã hội phải thật sự phát huy được vai trò tích cực của mình. Toàn bộ
hoạt động của Đảng, chính quyền, đoàn thể phải hướng về cơ sở, phục vụ nhanh
nhạy, kịp thời cho cơ sở.
4