Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiểu luận cao hoc bảo đảm an sinh xã hội gắn với phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh hà
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỞ ĐẦU
An sinh xã hội (ASXH) có vị trí quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội (KTXH) của mỗi quốc gia. ASXH thể hiện quyền cơ
bản của con người, công cụ để xây dựng một xã hội hài hòa, đồng thuận,
bình đẳng và không có sự loại trừ. Trên phạm vi quốc tế, quyền an sinh
cũng đã thể hiện trong Hiến chương của Liên hiệp quốc về quyền con
người năm 1948, (điều 25): « …Mọi người dân và hộ gia đình đều có
quyền có một mức tối thiểu về sức khỏe và các phúc lợi xã hội bao gồm ăn,
mặc, chăm sóc y tế, dịch vụ xã hội thiết yếu và có quyền được an sinh khi
có các biến cố về việc làm, ốm đau, tàn tật, góa phụ, tuổi già… hoặc các
trường bất khả kháng khác… ».
Kể từ khi thành lập đất nước vào năm 1945 đến nay, nhất là trong quá
trình đổi mới, chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, chính phủ Việt Nam luôn khẳng định
vị trí, vai trò quan trọng của hệ thống ASXH trong hệ thống chính sách xã hội
quốc gia. Hệ thống ASXH đã và đang đóng góp đáng kể vào sự phát triển
kinh tếxã hội của đất nước. Các chính sách ASXH ở Việt Nam từng bước
được mở rộng về phạm vi, đối tượng và mức hưởng, hỗ trợ đắc lực cho mọi
người dân, đặc biệt là người nghèo, người yếu thế khắc phục rủi ro, hòa nhập
cộng đồng và phát triển kinh tế.
Để thấy rõ độ bao phủ các chính sách ASXH của nhà nước, mức độ
ảnh hưởng của chính sách, một số điểm còn tồn tại cần được khắc phục khi
chính sách về địa phương, chúng ta sẽ đánh giá hệ thống chính sách ASXH
của Tỉnh Hà Giang từ năm 2006-2014: các thành tựu cơ bản về ASXH như
giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập và giảm nghèo; bảo hiểm xã hội; trợ
giúp xã hội; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Từ những thành tự này
chúng ta sẽ đánh giá hệ thống ASXH của tỉnh những mặt được, mặt chưa
được để từ đó tìm ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan của Tỉnh
Hà Giang cũng như từ các chính sách ASXH. Cuối cùng, căn cứ vào những
thành tự đã đạt được về ASXH, những thuận lợi và khó khăn của Tỉnh Hà
Giang chúng ta sẽ đưa ra phương hướng hoạt động nhằm tăng cường hệ
thống ASXH của Tỉnh Hà Giang nhằm “thực hiện mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự
do, hạnh phúc có điều kiện phát triển toàn diện” Điều 3 Hiến pháp Nước
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam năm 2013. Vì vậy bài tiểu luận này
có nhan đề là. “Bảo đảm an sinh xã hội gắn với phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang”.
2