Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

tiểu luận
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TOÁN
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
ĐỒNG NAI-NHỮNG THUẬN LỢI ĐỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ
XUÂN LỘC XƯA-CHIẾN TRƯỜNG OANH LIỆT –
XUÂN LỘC NAY VỚI NHỮNG THÀNH TỰU TRONG
CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC
Sinh viên thực hiện: ĐẶNG VĂN TOÀN
Lớp Toán Đồng Nai
BIÊN HÒA, ngày 15 tháng 4 năm 2009
I. Vài nét về lịch sử phát triển của Đồng Nai
vị trí địa lý và những thuận lợi của nó
Đồng Nai thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng động lực tăng trưởng kinh tế phía
nam, diện tích tự nhiên là 5866,4 km2; dân số trên 2 triệu người với nhiều dân tộc khác
nhau, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số. Đồng Nai có nhiều tôn giáo như đạo Phật, Thiên
Chúa giáo, đạo Tinh Lành, đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo…trong đó Thiên Chúa giáo chiếm
tỷ lệ nhiều nhất trên 30% dân số.
Về mặt địa giới hành chính: từ sau ngày thống nhất đất nước đến nay địa giới hành chính
đã nhiều lần chia tách, hiện nay, Đồng Nai có một thành phố (Biên Hoà) và mười huyện:
Vĩnh Cửu, Định Quán, Nhơn Trạch, Long Khánh, Long Thành, Tân Phú, Cẩm Mỹ và Xuân
Lộc. Đồng Nai có địa giới hành chính tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố đó là:
Phía tây giáp thành phố Hồ Chí Minh đồng thời nằm trên ngõ cửa vào thành phố
Hồ Chí Minh, một trung tâm công nghiệp-thương mại-dịch vụ-khoa học kỹ thuật lớn nhất
nước.
Phía nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu, một khu công nghiệp dịch vụ dầu khí có một
không hai của cả nước và là nơi có khu du lịch biển bốn mùa nhộn nhịp du khách trong và
ngoài nước.
Phía đông giáp Bình Thuận và đông bắc giáp Lâm Đồng là những địa phương có
tiềm năng kinh tế, đặc biệt có những khu du lịch nổi tiếng như xứ sương mù Đà Lạt đầy
thơ mộng và hấp dẫn, Mũi Né-Phan Thiết mới được xây dựng mang đậm nét văn hoá dân
tộc xa xưa nhưng không kém phần hiện đại.
Phía tây bắc giáp bình dương là tinh có nền kinh tế chuyển động mạnh mẽ và phát
triển nhanh với nhiều khu công nghiệp lớn.
Đồng Nai có hệ thống giao thông khá thuận lợi vì có nhiều tuyến giao thông huyết mạch
của quốc gia đi qua như: tuyến quốc lộ 1, quốc lộ 20, quốc lộ 51, tuyến đường sắt BắcNam, nhiều tuyến đường liên tỉnh và hệ thống cảng Gò Dầu, Phú Mỹ đã cùng cảng Sài
Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất…tạo thành một mạng lưới giao thông thuận tiện cho
hoạt động kinh tế trong vùng và cả nước.
Đồng Nai đã có bước tiến nhanh trong đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông, nhất là giao
thông đường bộ. Hệ thống quốc lộ với tổng chiều dài 244,5 km đã và đang được nâng cấp
mở rộng thành tiêu chuẩn đường cấp I, II đồng bằng (QL1, QL51), cấp III đồng bằng như
QL 20 (tuyến đi Đà Lạt, trên địa bàn tỉnh dài 75km đã được trải thảm lại mặt đường). Hệ
thống đường bộ trong tỉnh có chiều dài 3.339 km, trong đó gần 700km đường nhựa. Ngoài
ra, hệ thống đường phường xã quản lý, đường các nông lâm trường, KCN tạo nên một
mạng lưới liên hoàn đến cơ sở, 100% xã phường đã có đường ô- tô đến trung tâm.
Theo quy hoạch trong tương lai gần, hệ thống đường cao tốc đi Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.
Hồ chí Minh, hệ thống đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, nâng cấp tỉnh lộ 769 nối quốc lộ
20, quốc lộ 1 với quốc lộ 51... sẽ tạo nên một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, phục vụ
nhu cầu phát triển KTXH địa phương và khu vực.
Hệ thống cảng Đồng Nai bao gồm:
• Cảng Long Bình Tân trên sông Đồng Nai: cách quốc lộ 1, phía bên phải hướng từ Thành
phố Hồ Chí Minh đi Hà Nội 800 mét; công suất 460.000 T/năm với tàu 2000 GRT đã xây