Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiểu luận cao học môn quan hệ quốc tế ĐƯỜNG lối đối NGOẠI của ĐẢNG và NHÀ nước VIỆT NAM THỜI kỳ đổi
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
2
MỞ ĐẦU
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là sau những năm 1970, có
bốn yếu tố cơ bản quyết định xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới bao
gồm: sự suy yếu hay ít nhất là sự thay đổi trong vai trò bá quyền của nước
Mỹ, quá trình toàn cầu hóa tài chính và sản xuất, sự phát triển của mạng lưới
các định chế hợp tác quốc tế, và sự gia tăng cạnh tranh giữa các quốc gia và
các công ty. Trong đó toàn cầu hóa tiếp tục phát triển sâu rộng và tác động
tới tất cả các nước. Các quốc gia lớn nhỏ đang tham gia ngày càng tích cực
vào quá trình hội nhập quốc tế. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế
hàng đầu của mỗi quốc gia, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân
tộc trong quá trình phát triển.
Nước ta, tư duy đổi mới được khởi xướng từ Đại hội VI năm 1986 trong
đó đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát
triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, vì
lợi ích quốc gia - dân tộc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đối ngoại thời kỳ đổi mới và
được nhận thức ngày càng sâu sắc. Nghị quyết 13 Bộ Chính trị khóa VI (năm
1988) khởi đầu quá trình đổi mới tư duy và đường lối đối ngoại, đề ra nhiệm
vụ tranh thủ ủng hộ quốc tế và xu thế quốc tế hóa để phát triển đất nước. Đến
Đại hội XII năm 2016, Đảng ta khẳng định rõ nhiệm vụ đối ngoại gồm ba
thành tố an ninh, phát triển và vị thế đất nước. Từ chủ trương “thêm bạn bớt
thù” Đảng và nhà nước ta đã phát triển thành hệ thống quan điểm, phương
châm chỉ đạo xuyên suốt đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới là nhất quán
thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và
phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa; "là bạn, là đối tác tin cậy và thành
viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế". Trên cơ sở kế thừa đường lối đối
ngoại qua các kỳ đại hội Đảng trong thời kỳ đổi mới, đến Đại hội XIII của
Đảng đã xác định là “Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ
cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”.