Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiểu luận cao học môn triết quan điểm toàn diện về việc xây dựng nền kinh tế mới của nước ta hiện
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 1986 trở về trước nền kinh tế nước ta là nền kinh tế sản xuất
nhỏ, mang tính tự cung tự cấp vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp. Mặt khác do những sai lầm trong nhận thức về mô hình kinh tế xã hội
chủ nghĩa. Nền kinh tế nước ta ngày càng tụt hậu, khủng hoảng trầm trọng
kéo dài, đời sống nhân dân thấp.
Đứng trước bối cảnh đó con đường đúng đắn duy nhất để đổi mới đất
nước đó là xây dựng nền kinh tế mới. Tại Đại hội VI của Đảng, trên cơ sở
quan điểm toàn diện, Đảng ta nhận thức rõ về thực trạng đất nước và bắt
đầu thực hiện cải cách nền kinh tế. Đến năm 1991 tại Đại hội lần VII, với
những thành tựu đã đạt được trong những năm đầu đổi mới thì Đảng ta đã
đi tới quyết định: kiên quyết xoá bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan
liêu bao cấp chuyển sang nền kinh thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa có sự quản lý của Nhà nước.
Đến nay, đường lối xây dựng nền kinh tế mới đó đã được thực hiện
trên hai năm và đem lại những thành tựu to lớn chứng tỏ đường lối lãnh
đạo của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng phía sau những
thành tựu đó còn không ít những khó khăn nổi cộm. Do đó cần phải nghiên
cứu, bổ sung và hoàn thiện những quan điểm, biện pháp để nền kinh tế
nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa và giữ vững định
hướng đó. Đây là việc làm thiết thực và rất cần thiết đối với vận mệnh đất
nước vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài: “Quan điểm toàn diện về việc
xây dựng nền kinh tế mới của nước ta hiện nay” để nghiên cứu. Hơn
nữa, đây là đề tài mang giá trị thực tiễn và giá trị khoa học lớn góp phần
làm sáng tỏ quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác-Lênin. Do đó sự tồn
tại quá lâu của cơ chế kinh tế cũ đã ăn sâu bám rễ vào tư duy nhận thức,
vào quan điểm và cách thức điều hành, quản lý kinh tế của chính phủ nên
1
việc chuyển từ nền kinh tế nhỏ sang nền kinh tế thi trường đòi hỏi phải có
sự xem xét một cách toàn diện, cụ thể những điều kiện của nước ta.
Do có sự giới hạn về kiến thức cũng như thời thời gian nên tiểu luận
này không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức,
kính mong thầy giáo cùng bạn đọc góp ý, bổ xung cho tôi để tôi có thể
hoàn thành bài luận tốt hơn.
2