Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử việt nam (1945 - 1954) ở trường thpt trên địa bàn đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
--------------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
(1945 – 1954) Ở TRƢỜNG THPT TRÊN ĐỊA
BÀN ĐÀ NẴNG
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Chuyên ngành: Sư phạm Lịch Sử
Lớp : 13SLS
Người hướng dẫn: Th.s Trương Trung Phương
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017
Lời cảm ơn
Để hoàn thành bài khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã
nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô
giáo trong khoa Lịch sử, gia đình và bạn bè.
Lời đầu tiên em xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo hướng
dẫn Th.s Trương Trung Phương – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo
em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy/Cô giáo khoa Lịch sử, gia đình, bạn
bè, luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ em trong những lúc khó khăn.
Em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến tập thể giáo viên và học sinh
trường THPT Thái Phiên và trường THPT Thanh Khê – Thánh phố Đà Nẵng đã
tạo điều kiện để em tiến hành thực nghiệm sư phạm những biện pháp đề cập
trong khóa luận.
Em xin gởi lời cảm ơn đến Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng, Thư
viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ em tìm hiểu, khai thác nguồn tài liệu
cần thiết, đây là một phần quan trọng giúp cho để tài nghiên cứu đạt kết quả cao
nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, Tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ánh Tuyết
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .....................................................3
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................4
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................4
6. Đóng góp của đề tài...............................................................................................5
7. Bố cục đề tài...........................................................................................................5
N I DUNG ................................................................................................................6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP
KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1945 –
1954) Ở TRƢỜNG THTP TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG.......................................6
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................6
1.1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT ............................6
1.1.2. Quan niệm về tích hợp và tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử ở
trường THPT .............................................................................................................10
1.1.3. Vai trò của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử ở trường
THPT .........................................................................................................................13
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................14
1.2.1. Xu thế dạy học tích hợp thực tiễn trên thế giới và Việt Nam..........................14
1.2.2. Thực tiễn dạy học tích hợp ở trường THPT nước ta hiện nay ........................16
CHƢƠNG 2: KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT
NAM 1945 – 1954 Ở TRƢỜNG THPT .................................................................19
2.1. Nội dung cơ bản của phần lịch sử Việt Nam ( 1945 – 1954) ở trường THPT...19
2.1.1. Nước Việt Nam dân chủ cộng (Từ sau 2/9/1945 đến trước 19/12/1946) .....19
2.1.2.Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946 – 1950)
...................................................................................................................................19
2.1.3. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951
– 1953).......................................................................................................................20
2.1.4. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954) ..20
2.2. Quy trình lựa chọn, xây dựng nội dung bài học tích hợp .................................20
2.2.1. Lựa chọn nội dung tích hợp kiến thức liên môn..............................................20
2.2.2. Xác định mục tiêu của bài học ........................................................................21
2.2.3. Dự kiến thời lượng dạy học tích hợp và thời điểm thực hiện bài dạy tích hợp.
...................................................................................................................................22
2.2.4. Xây dựng nội dung dạy học tích hợp ..............................................................22
2.2.5. Xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp ..............................................................23
2.3. Hệ thống kiến thức liên môn được tích hợp để dạy học lịch sử Việt Nam (1945
– 1954) ở trường THPT.............................................................................................25
CHƢƠNG 3: TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN
LỊCH SỬ VIỆT NAM (1945 – 1954) Ở TRƢỜNG THPT..................................29
3.1. Yêu cầu lựa chọn nội dung tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử
Việt Nam (1945 – 1954) ở trường THPT..................................................................29
3.1.1. Đảm bảo mục tiêu dạy học..............................................................................29
3.1.2. Góp phần khắc sâu kiến thức cơ bản của bài học ...............................................29
3.1.3. Đảm bảo tính khoa học ...................................................................................30
3.1.4. Đảm bảo tính vừa sức .....................................................................................30
3.2. Một số biện pháp tổ chức dạy học tích hợp kiến thức liên môn lịch sử Việt Nam
(1945 – 1954) ở trường THPT ..................................................................................30
3.2.1. Tích hợp kiến thức địa lý trong dạy học lịch sử Việt Nam (1945 – 1954)ở
trường THPT .............................................................................................................30
3.2.2. Tích hợp kiến thức văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam (1945 – 1954)ở
trường THPT .............................................................................................................35
3.2.3. Tích hợp kiến thức giáo dục công dân trong dạy học lịch sử Việt Nam (1945 –
1954)ở trường THPT.................................................................................................39
3.2.4. Tích hợp kiến thức âm nhạc trong dạy học lịch sử Việt Nam (1945 – 1954)ở
trường THPT .............................................................................................................41
3.3. Phần thực nghiệm sư phạm................................................................................43
3.3.1. Mục đích thực nghiệm.....................................................................................43
3.3.2. Nội dung và phương pháp tiến hành...............................................................43
3.4.3. Kết quả thực nghiệm ......................................................................................46
KẾT LUẬN..............................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................50
PHỤ LỤC 1..............................................................................................................54
PHỤ LỤC 2..............................................................................................................56
PHỤ LỤC 3..............................................................................................................58
PHỤ LỤC 4..............................................................................................................60
PHỤ LỤC 5..............................................................................................................77
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ CÁI VIẾT TẮT CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ
CTGD Chương trình giáo dục
DHLS Dạy học lịch sử
GD Giáo dục
HS Học sinh
KTLM Kiến thức liên môn
LS Lịch sử
NXB Nhà xuất bản
PPDH Phương pháp dạy học
SGK Sách giáo khoa
THPT Trung học phổ thong
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử là một trong những môn khoa học cơ bản được giảng dạy ở trường phổ
thông. Dạy học lịch sử ở trường phổ thông không chỉ trang bị cho học sinh những
kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới và dân tộc, mà qua đó còn giáo dục cho các em
những tư tưởng, tình cảm đúng đắn. Đó là giáo dục lòng yêu nước, trung thành với
dân tộc, với cách mạng, với Đảng… là việc noi gương người xưa để hành động
trong ngày hôm nay, đồng thời giúp các em phát triển toàn diện. Song muốn thực
hiện được chức năng, nhiệm vụ của môn học, cần thiết phải đổi mới phương pháp
dạy học lịch sử theo tinh thần : Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy
sang tạo của học sinh, bồi dưỡng học sinh năng lực tự học, khả năng thực hành,
lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Nhưng hiện nay, hầu hết trong các tiết dạy Lịch sử giáo viên chỉ chú ý đến
truyền thụ kiến thức trong sách giáo khoa cho học sinh sao cho đầy đủ nhất, phù
hợp với lượng thời gian tiết học mà chưa quan tâm đến nhu cầu tìm hiểu, học tập
lịch sử của học sinh nên chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh dẫn đến việc
học sinh vốn đã không mấy quan tâm đến môn lịch sử, nay lại thêm tâm lý nhàm
chán, rơi vào tình trạng học thụ động, đối phó trong học lịch sử, làm cho mỗi giờ
học lịch sử trở nên khô khan, nặng nề.
Việc thực hiện mục tiêu giáo dục không chỉ là nhiệm vụ của môn lịch sử, mà
đòi hỏi sự kết hợp của tất cả các môn học trong chương trình. Dạy học tích hợp
trong môn lịch sử là hình thức liên kết những kiến thức giao thoa với môn lịch sử
như Ngữ văn, Địa lí, Tin học, Giáo dục công dân. Góp phần làm cho bài giảng thêm
sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Nhưng các giáo viên ở
trường phổ thông rất ít sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử, mặc dù
bài học có thể sử dụng tài liệu tham khảo này. Đó cũng là một hạn chế lớn cần được
khắc phục để bộ môn lịch sử hấp dẫn hơn, cuốn hút học sinh hơn.
Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử trong trường
phổ thông là nhiệm vụ hết sức cần thiết trong việc góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng. Tích hợp kiến thức liên môn trong
dạy học lịch sử là một trong những biện pháp quan trọng trong dạy học lịch sử hiện
nay.
2
Xuất phát từ những lý do trên tôi quyết định lựa chọn đề tài “Tích hợp kiến
thức liên môn trong dạy học lịch sử Việt Nam (1945 – 1954) ở trƣờng THPT
trên địa bàn Đà Nẵng.” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình
nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề tích hợp KTLM thông qua dạy học lịch sử không phải là vấn đề mới.
Đã được các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục lịch sử trong và ngoài nước quan tâm,
nghiên cứu và đề cập ở nhiều góc độ khác nhau.
2.1. Tài liệu nƣớc ngoài
I.F. Kharlamôp trong cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như
thế nào?” đã nêu rõ tác dụng, ý nghĩa của việc vận dụng kiến thức các môn học:
“Việc giáo viên có khả năng tìm được mối liên hệ giữa các vấn đề mà các nhà bác
học đã nghiên cứu với điều mà các em đã học ở nhà trường thuộc một môn học nào
đó cũng gây cho học sinh niềm hứng thú đặc biệt đối với việc học tập tài liệu
mới”[25,tr.102]. Những kiến thức mới, phong phú thuộc nhiều ngành khoa học khác
nhau vừa làm sáng tỏ nội dung mà HS đang học, vừa tạo hứng thú cho các em trong
học tập.
Tác phẩm kể trên đã đề cập đến một số khía cạnh của việc sử dụng phương
pháp tích hợp như vai trò, ý nghĩa, tác dụng của phương pháp tích hợp trong một số
trường hợp. Nhìn chung, công trình đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến đề tài
nghiên cứu, tuy nhiên, đó mới chỉ là cái nhìn khái quát, chung chung hay chỉ là một
khía cạnh nào đó của đề tài. Tuy vậy, những tài liệu trên đây chính là cơ sở, là nền
tảng để tôi học tập, tham khảo nhằm hoàn thành tốt công trình nghiên cứu của mình.
2.2. Tài liệu trong nƣớc
2.2.1. Giáo trình lịch sử
Tác giả Phan Ngọc Liên ( chủ biên) trong cuốn “ Đổi mới nội dung và phương
pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông” đã trình bày những vấn đề liên quan đến
đổi mới cách dạy, cách học và tổ chức quá trình học tập của HS. Trong đó, tác giả
chỉ rõ cần đổi mới tổ chức dạy học theo hướng cho HS tiếp cận nhiều hơn với
nguồn sử liệu, chú ý rèn luyện phương pháp, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy
học.
3
Giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” tập 1 do GS. TS Phan Ngọc Liên
(chủ biên), PGS.TS Trịnh Đình Tùng, GS.TS Nguyễn Thị Côi, đã trình bày một
cách rất khái quát về nguyên tắc liên môn: “… việc nắm vững các sự kiện lịch sử
liên quan chặt chẽ với việc hiểu biết tri thức về nhiều môn khoa học xã hội và nhân
văn (văn học, giáo dục công dân, triết học, địa lý) và cả về khoa học tự
nhiên…”.[35,tr.259] Bên cạnh đó giáo trình còn đề cập tới tư tưởng tích hợp và
phân biệt giữa nguyên tắc liên môn và nguyên tắc tích hợp.
2.2.2. Các sách chuyên khảo
Trong cuốn “Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông” của
hội giáo dục lịch sử trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội do GS. Phan Ngọc Liên chủ
biên có các bài viết về việc sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh, sử dụng tài liệu văn kiện
Đảng… đây cũng là một khía cạnh của vấn đề sử dụng phương pháp tích hợp trong
dạy học lịch sử.
Điều này chứng tỏ, nếu giáo viên khai thác tốt nguồn kiến thức thông qua
phương pháp tích hợp không chỉ khắc sâu nội dung lịch sử mà còn bổ sung cho học
sinh kiến thức về những lĩnh vực khác, các em thấy được mối liên hệ giữa các
nguồn kiến thức.
2.2.3. Các tạp chí khoa học chuyên ngành
Bên cạnh các cuốn giáo trình và sách chuyên khảo, nhiều bài viết trên các tạp
chí cũng đề cập tới nội dung sử dụng phương pháp tích hợp. Bài “Mấy biện pháp
nâng cao hiệu quả giáo dục qua một bài học lịch sử” của PGS Trịnh Đình Tùng
(Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 5 -1988).
Những tài liệu kể trên đã khẳng định tính phổ biến của vấn đề sử dụng phương
pháp tích hợp trong dạy học. Các tác giả đã chỉ ra vai trò, ý nghĩa của việc kết hợp
kiến thức của nhiều ngành khoa học trong học tập một bộ môn nhất định. Việc làm đó
góp phần phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong học tập. Đồng thời, các tác
phẩm khẳng định, vận dụng linh hoạt nhiều nguồn kiến thức là khả năng cần có ở một
giáo viên. Những nguồn tài liệu trên nhấn mạnh sự cần thiết của nhiệm vụ giáo dục.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử Việt Nam (
1945 – 1954) ở trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng.