Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM BHYT TOÀN DÂN CỦA BHYT HÀ NỘI Ở HUYỆN SÓC SƠN
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BHYT
I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ VAI TRÒ CỦA BHYT.
1. Sự cần thiết khách quan của BHYT.
Con người trong cuộc sống, cũng như trong quá trình lao động luôn phải chịu
ảnh hưởng và chịu sự tác động của môi trường xung quanh. Sự tác động này bao
gồm các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá,
loài người lại chịu ảnh hưởng của những thứ do chính mình gây ra, đó là nền sản
xuất công nghiệp đã phá vỡ môi trường sinh thái do chất thải từ các khu công nghiệp
tạo ra. Thêm vào đó lao động không còn đơn thuần là một hành vi có ý thức của con
người, không chịu bất cứ một ảnh hưởng hay tác động nào khác, mà ở nhiều nơi,
nhiều người đã phải làm việc ở những môi trường nguy hiểm, độc hại. Môi trường
xung quanh có tác động lớn đến sức khoẻ của con người, nên ốm đau bệnh tật là khó
ai tránh khỏi.
Đặc biệt ở nước ta, hậu quả do chiến tranh để lại là rất nặng nề từ đó ảnh hưởng
lớn đến sức khoẻ của nhân dân. Chính vì vậy mà nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ,
bảo vệ sức khoẻ là một nhu cầu tất yếu của mọi người dân trong cộng đồng xã hội.
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu này càng tăng lên. Tuy vậy khi ốm đau không
phải ai cũng đủ khả năng để trang trải các khoản chi phí khám chữa bệnh, đặc biệt là
những người nghèo. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã xác định BHYT là một trong
những loại hình hoạt động có bản chất nhân văn, nhân đạo cần phải được triển khai.
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, ngành y tế cũng đã có
những bước chuyển biến lớn, đi sát với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, do đó
mà phương tiện khám chữa bệnh ngày càng hiện đại và đắt tiền. Hệ thống dịch vụ
được nâng cấp, đội ngũ cán bộ y tế được đào tạo ngày một chu đáo hơn, lành nghề
hơn, trình độ quản lý kinh tế và hệ thống y tế ngày càng chặt chẽ hơn, từ đó làm cho
chi phí khám chữa bệnh tăng lên rất nhiều. Đặc biệt, ngày nay y học đã phát triển
mạnh mẽ, nhiều loại thuốc đặc trị ra đời, nên việc chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh
ngày càng đắt đỏ. Tình trạng này làm cho một bộ phận lớn dân cư không có khả
năng chi trả khi ốm đau, bệnh tật, buộc phải có sự hỗ trợ của BHYT.
Mặt khác khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, dịch vụ khám chữa bệnh
thường đắt đỏ, có thể nói là cao nhất trong tất cả các dịch vụ xã hội. Khi không may
1
Trần Đức Long
Lớp: BH 40A
bị ốm đau bệnh tật bất ngờ, đại đa số người dân không đủ khả năng tài chính để bảo
vệ sức khoẻ của mình cũng như gia đình. Điều này dẫn đến sự cần thiết phải có một
giải pháp để giải quyết vấn đề trên và Bảo hiểm y tế ra đời trên cơ sở đó.
Hơn nữa nền kinh tế tăng trưởng, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao,
tuổi thọ của người dân ngày càng được tăng lên, cơ cấu dân số được chuyển dịch
theo chiều hướng số người già nhiều lên, làm cho nhu cầu khám chữa bệnh không
ngừng tăng lên. Vì vậy hệ thống khám chữa bệnh, cơ sở vật chất y tế chưa đáp ứng
nổi, đặc biệt ngân sách Nhà nước không thể thoả mãn được nhu cầu này. Chính vì
thế chỉ có BHYT mới đáp ứng được với tính chất huy động sự đóng góp của số đông
người khoẻ mạnh để bù đắp cho số ít người ốm đau, giúp các gia đình, doanh nghiệp
tháo gỡ được khó khăn.
ở nước ta đã có một thời gian dài, Nhà nước dùng tiền từ ngân sách để lo việc
chữa bệnh cho nhân dân. Đến nay khả năng đó rất hạn chế vì nhu cầu chữa bệnh
ngày càng tăng, chi phí y tế ngày càng đắt, trong khi đó cơ sở vật chất ngành y tế
ngày càng giảm sút, cần phải sửa chữa cũng như cần có thêm các phương tiện để
điều trị hữu hiệu.
Việc thu một phần viện phí trong những năm qua không những không đủ chi
phí cho ngành y tế, vì mức thu được là quá ít so với thực chi khám chữa bệnh, mà
còn tạo ra sự bất công mới, gây khó khăn cho người nghèo. Để khắc phục từng bước
những điều chưa tốt trong việc thu viện phí cần phải sớm tổ chức thực hiện BHYT.
Từ những vấn đề trên, BHYT ra đời là tối cần thiết vì nó đáp ứng được nguyện
vọng của đại đa số người dân trong xã hội.
2. Vai trò và tầm quan trọng của BHYT.
BHYT là một chính sách xã hội do nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động
sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức và cá nhân có
nhu cầu được bảo hiểm, từ đó hình thành nên một quỹ và quỹ này sẽ được dùng để
chi trả chi phí khám chữa bệnh, khi một người nào đó không may mắc phải bệnh tật
mà họ có tham gia BHYT.
Mặc dù ở mỗi nước khác nhau thì sẽ có các hình thức tổ chức khác nhau, có
nước tổ chức độc lập với loại hình bảo hiểm khác, có nước lại coi đây là một trong
những chế độ của BHXH. Ở nước ta BHYT đã xác nhập vào BHXH kể từ ngày
2
24/01/2002. Nhưng mặc dù được tổ chức như thế nào đi chăng nữa, thì BHYT vẫn
có vai trò riêng biệt mang tính xã hội rộng rãi như sau:
+ Thứ nhất BHYT chính là biện pháp để xoá đi sự bất công giữa người giàu và
người nghèo, để mọi người có bệnh đều được điều trị với điều kiện họ có tham gia
BHYT. Với BHYT, mọi người sẽ được bình đẳng hơn, được điều trị theo bệnh, đây
là một đặc trưng ưu việt của BHYT. BHYT mang tính nhân đạo cao cả và được xã
hội hoá theo nguyên tắc “Số đông bù số ít”. Số đông người tham gia để hình thành
quỹ và quỹ này được dùng để chi trả chi phí khám chữa bệnh cho một số ít người
không may gặp phải rủi ro bệnh tật. Tham gia BHYT vừa có lợi cho mình, vừa có
lợi cho xã hội. Sự đóng góp của mọi người chỉ là đóng góp phần nhỏ so với chi phí
khám chữa bệnh khi họ gặp phải rủi ro ốm đau, thậm chí sự đóng góp của cả một đời
người cũng không đủ cho một lần chi phí khi mắc bệnh hiểm nghèo. Do vậy sự đóng
góp của cộng đồng xã hội để hình thành nên quỹ BHYT là tối cần thiết và được thực
hiện theo phương trâm: “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”, khi khoẻ thì để hỗ
trợ người ốm đau, khi không may ốm đau thì ta lại nhận được sự đóng góp của cộng
đồng, điều này đã thực sự mang lại sự công bằng trong khám chữa bệnh.
+ Thứ hai: BHYT giúp cho người tham gia khắc phục khó khăn cũng như ổn
định về mặt tài chính khi không may gặp phải rủi ro ốm đau. Nhờ có BHYT, người
dân sẽ an tâm được phần nào về sức khoẻ cũng như kinh tế, bởi vì họ đã có một
phần như là quỹ dự phòng của mình giành riêng cho vấn đề chăm sóc sức khoẻ, đặc
biệt với những người nghèo chẳng may mắc bệnh. Như vậy BHYT ra đời có tác
dụng khắc phục hậu quả và kịp thời ổn định được cuộc sống cho người dân khi họ bị
ốm đau, tạo cho họ một niềm lạc quan trong cuộc sống, từ đó giúp họ yên tâm lao
động sản xuất tạo ra của cải vật chất cho chính bản thân họ và sau đó là cho xã hội,
góp phần đẩy mạnh sự phát triển của xã hội.
+ Thứ ba: Bảo hiểm y tế ra đời còn góp phần giáo dục cho mọi người dân trong
xã hội về tính nhân đạo theo phương châm: “Lá lành đùm lá rách”, đặc biệt là giúp
giáo dục cho trẻ em ngay từ khi còn nhỏ tuổi về tính cộng đồng thông qua loại hình
BHYT học sinh - sinh viên.
+ Thứ tư: BHYT làm tăng chất lượng khám chữa bệnh và quản lý y tế thông qua
hoạt động quỹ BHYT đầu tư. Lúc đó trang thiết bị về y tế sẽ hiện đại hơn, có kinh
3
phí để sản xuất các loại thuốc đặc trị chữa bệnh hiểm nghèo, có điều kiện nâng cấp
các cơ sở khám chữa bệnh một cách có hệ thống và hoàn thiện hơn, giúp người dân
đi khám chữa bệnh được thuận lợi. Đồng thời đội ngũ cán bộ y tế sẽ được đào tạo tốt
hơn, các y, bác sỹ sẽ có điều kiện nâng cao tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm, có trách
nhiệm đối với công việc hơn, dẫn đến sự quản lý dễ dàng và chặt chẽ hơn trong
khám chữa bệnh.
+ Thứ năm: BHYT còn có tác dụng góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân
sách Nhà nước. Hiện nay kinh phí cho y tế được cấu thành chủ yếu từ 4 nguồn:
- Từ ngân sách Nhà nước.
- Từ quỹ BHYT.
- Thu một phần viện phí và dịch vụ y tế.
- Tiền đóng góp của các tổ chức quần chúng, của các tổ chức từ thiện và viện
trợ quốc tế.
Trong bốn nguồn trên từ khi chưa có BHYT thì nguồn do ngân sách Nhà nươc
cấp là chủ yếu. Do vậy BHYT ra đời đã thực sự góp phần giảm bớt gánh nặng cho
ngân sách Nhà nước.
+ Thứ sáu: Chỉ tiêu phúc lợi xã hội trong mỗi nước cũng biểu hiện trình độ phát
triển của nước đó. Do vậy, BHYT là một công cụ vĩ mô của Nhà nước để thực hiện
tốt phúc lợi xã hội, đồng thời tạo nguồn tài chính hỗ trợ, cung cấp cho hoạt động
chăm sóc sức khoẻ của người dân.
+ Thứ bảy: BHYT còn góp phần đề phòng và hạn chế những bệnh hiểm nghèo
theo phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Với việc kết hợp với các cơ sở
khám chữa bệnh BHYT kiểm tra sức khoẻ, chăm sóc sức khoẻ cho đại đa số những
người tham gia BHYT, từ đó phát hiện kịp thời những căn bệnh hiểm nghèo và có
phương pháp chữa trị kịp thời, tránh được những hậu quả xấu, mà nếu không tham
gia BHYT tâm lý người dân thường sợ tốn kém khi đi bệnh viện, do đó mà coi
thường hoặc bỏ qua những căn bệnh có thể dẫn đến tử vong.
+ Thứ tám: Bảo hiểm y tế còn góp phần đổi mới cơ chế quản lý y tế, cụ thể:
- Để có một lực lượng lao động trong xã hội có thể lực và trí lực, không thể
không chăm sóc bà mẹ và trẻ em, không thể để người lao động làm việc trong điều
kiện vệ sinh không đảm bảo, môi trường ô nhiễm... Vì thế việc chăm lo bảo vệ sức
4
khoẻ là nhiệm vụ của mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp và cũng là nhiệm
vụ chung của toàn xã hội. Đồng thời để đảm bảo cho mọi người lao động khi ốm đau
được khám chữa bệnh một cách thuận tiện, an toàn, chất lượng thì cần có mạng lưới
y tế đa dạng và rộng khắp, có đội ngũ thầy thuốc giỏi và tận tâm với người bệnh, có
cơ sở vật chất y tế đầy đủ, hiện đại... Thông qua BHYT, mạng lưới khám chữa bệnh
sẽ được sắp xếp lại, sẽ không còn phân tuyến theo địa giới hành chính một cách máy
móc, mà phân theo tuyến kỹ thuật, đảm bảo thuận lợi cho người bệnh, tạo điều kiện
cho họ lựa chọn cơ sở điều trị có chất lượng phù hợp.
- BHYT ra đời đòi hỏi người được sử dụng dịch vụ y tế và người cung cấp dịch
vụ này phải biết rõ chi phí của một lần khám chữa bệnh đã hợp lý chưa, chi phí cho
quá trình vận hành bộ máy của khu vực khám chữa bệnh đã đảm bảo chưa, những
chi phí đó phải được hạch toán và quỹ bảo hiểm phải được trang trải, thông qua tình
hình đó đòi hỏi cơ chế quản lý của ngành y tế phải đổi mới, để tạo ra chất lượng mới
trong dịch vụ y tế.
Như vậy, BHYT ra đời không những giúp cho người tham gia BHYT khắc phục
khó khăn về kinh tế khi rủi ro ốm đau xảy ra, mà còn giảm bớt gánh nặng cho ngân
sách Nhà nước, góp phần đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao chất lượng và công bằng
trong khám chữa bệnh.
II. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM Y TẾ.
1. Sự ra đời và phát triển của BHYT ở một số nước trên thế giới.
Bảo hiểm y tế là một bộ phận của chính sách xã hội đã được Chính phủ các
nước quan tâm và người dân nhiệt tình hưởng ứng. Cho đến nay hàng trăm nước trên
thế giới đã thực hiện BHYT với nhiều hình thức, mức độ, phạm vi hoạt động khác
nhau. Tuy vậy về mục đích triển khai, BHYT là tương đối thống nhất, đó là:
+ Nhằm chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ ban đầu cho mọi người dân trong cộng
đồng.
+ Giảm bớt phần nào khó khăn đối với những gia đình nghèo khó, thu nhập thấp
trên cơ sở tham gia BHYT cộng đồng đóng góp.
+ Góp phần nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh, trang bị thiết bị y tế hiện đại.
Để hiểu rõ hơn sự ra đời và phát triển của BHYT, ta xem xét Bảo hiểm y tế ở
một số nước:
5