Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thưc trạng phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi người bahnar thông qua hoạt động tập nói tiếng việt
PREMIUM
Số trang
93
Kích thước
1008.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1975

Thưc trạng phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi người bahnar thông qua hoạt động tập nói tiếng việt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI

NGƢỜI BAHNAR THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẬP NÓI TIẾNG VIỆT

Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Tôn Nữ Diệu Hằng

Sinh viên thực hiện : Y Minh Truyền

Lớp : 13SMN2

Đà Nẵng – Tháng 4 Năm 2017

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành tốt luận văn này, em xin gửi lời tri ân đến quý thầy cô

khoa Giáo dục Mầm Non trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng đã giảng dạy

và hỗ trợ rất nhiệt tình trong suốt chặng đường bốn năm đại học mà em đã đi qua.

Bên cạnh đó, em luôn biết ơn gia đình, những người luôn ủng hộ và tạo điều kiện

cho em được ăn học nên người. Và bạn bè xung quanh luôn ở bên động viên, ủng

hộ em hết mình. Hơn hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Tôn Nữ Diệu Hằng,

trong suốt thời gian qua cô đã luôn nhắc nhở và quan tâm đến em, cô luôn hỏi thăm

và hướng dẫn bài luận văn rất nhiệt tình để em có thành quả như ngày hôm

nay.Cám ơn những kiến thức mà cô đã tận tình truyền đạt cho em.Đây cũng sẽ là

hành trang quý báu cho em sau này trên bước đường tương lai, sự nghiệp. Và em

xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu và giáo viên đứng lớp ở các trường mầm non

đã hỗ trợ rất nhiệt tình để em có thể hoàn thành tốt luận văn này: Trường Mầm non

Hoa Pơ Lang và Trường Mầm non Tuổi Thơ, thành phố Kon Tum. Bài khóa luận

của em tuy đã hoàn thành nhưng không tránh khỏi sự thiếu sót.Kính mong quý thầy

cô xem xét và đóng góp ý kiến để em có được một bài khóa luận hoàn chỉnh hơn.

Sinh viên thực hiện

Y Minh Truyền

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................2

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu......................................................................2

4. Giả thuyết khoa học................................................................................................3

5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................3

6. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................3

7. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................3

8. Những đóng góp của đề tài ....................................................................................4

9. Cấu trúc của đề tài..................................................................................................4

B. PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................5

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ

4 - 5 TUỔI NGƢỜI BAHNAR THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẬP NÓI

TIẾNG VIỆT…………………….......…………………………………………….….5

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ...........................................................................5

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................5

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................................8

1.2. Khái quát về từ và từ loại tiếng Việt...............................................................10

1.2.1. Khái niệm từ và các tiêu chí nhận diện từ .......................................................10

1.2.2. Cấu tạo từ tiếng Việt .........................................................................................10

1.2.3. Phân loại từ tiếng Việt theo cấu tạo .................................................................12

1.2.4. Khái niệm từ loại và cơ sở phân loại từ ...........................................................15

1.2.5. Phân loại từ .......................................................................................................16

1.3. Chƣơng trình Tập nói tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng đồng bào dân tộc

thiểu số tỉnh Kon Tum ................................................................................................25

1.3.1. Khái niệm Tập nói tiếng Việt............................................................................25

1.3.2. Chương trình Tập nói tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng đồng bào dân tộc

thiểu số tỉnh Kon Tum .................................................................................................25

1.4. Phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi ngƣời Bahnar thông qua hoạt động

Tập nói tiếng Việt........................................................................................................38

1.4.1. Vài nét về nguồn gốc và đời sống văn hóa vật chất của người Bahnar.........38

1.4.2. Phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi người Bahnar thông qua hoạt động

Tập nói tiếng Việt .........................................................................................................41

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI

NGƢỜI BAHNAR THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẬP NÓI TIẾNG VIỆT Ở

CÁC TRƢỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM..........55

2.1. Khái quát về quá trình điều tra thực trạng .......................................................55

2.1.1. Mục đích điều tra ...............................................................................................55

2.1.2. Nội dung điều tra................................................................................................55

2.1.3. Đối tượng điều tra ..............................................................................................55

2.1.4. Phương pháp điều tra ........................................................................................56

2.2. Tiêu chí và thang đánh giá mức độ biểu hiện vốn từ của trẻ mẫu giáo 4 – 5

tuổi ngƣời Bahnar. ......................................................................................................57

2.2.1. Tiêu chí đánh giá................................................................................................57

2.2.2. Thang đánh giá ..................................................................................................59

2.3. Kết quả điều tra....................................................................................................60

2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi

người Bahnar thông qua hoạt động “Tập nói tiếng Việt” .........................................60

2.3.2. Thực trạng biểu hiện phát triển vốn từ của trẻ 4 – 5 tuổi người Bahnar

thông qua hoạt động “Tập nói tiếng Việt”..................................................................67

2.4. Nguyên nhân thực trạng......................................................................................70

2.4.1. Nguyên nhân chủ quan......................................................................................70

2.4.2. Nguyên nhân khách quan..................................................................................70

2.5. Đề xuất một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi ngƣời Bahnar

thông qua hoạt động “Tập nói tiếng Việt ”...............................................................71

2.5.1. Cơ sở đề xuất biện pháp.....................................................................................71

2.3.2. Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi

người Bahnar thông qua hoạt động “Tập nói tiếng Việt”. ........................................73

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .............................................................................................82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM.................................................................83

1. Kết luận....................................................................................................................83

2. Kiến nghị..................................................................................................................83

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................85

PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

BẢNG TRANG

Bảng 2.1. Kết quả nhận thức của giáo viên về mức độ sử dụng tiếng phổ thông

của trẻ 4 – 5 tuổi người Bahnar thông qua hoạt động Tập nói Tiếng Việt

62

Bảng 2.2: Kết quả về những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển vốn từ cho

trẻ 4 - 5 tuổi người Bahnar thông qua hoạt động Tập nói Tiếng Việt

64

Bảng 2.3: Biện pháp giáo viên sử dụng trong hoạt động Tập nói tiếng Việt 64

Bảng 2.4: Những khó khăn mà giáo viên thường gặp khi phát triển vốn từ cho

trẻ 4 – 5 tuổi người Bahnar thông qua hoạt động Tập nói Tiếng Việt

66

Bảng 2.5: Kết quả biểu hiện vốn từ của trẻ 4 – 5 tuổi người Bahnar thông qua

hoạt động Tập nói tiếng Việt ở trường mầm non Hoa PơLang, trường mầm non

Tuổi Thơ. Thành phố Kon Tum

68

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

BIỂU ĐỒ TRANG

Biểu đồ 2.1.Kết quả nhận thức của giáo viên về mức độ sử dụng tiếng phổ

thông của trẻ 4 - 5 tuổi người Bahnar thông qua hoạt động Tập nói Tiếng Việt 63

Biểu đồ 2.2: Mức độ biểu hiện vốn từ của trẻ 4 – 5 tuổi người Bahnar 68

1

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản của con người nó là một nhân tố

quan trọng trong sự phát triển nhân cách. Song ngôn ngữ không phải là cái bẩm

sinh, mà nó hình thành và phát triển trong quá trình đứa trẻ sống và giao lưu với

những người xung quanh và tiếng “mẹ đẻ” là cơ sở phát triển trí tuệ, là vốn quý của

mọi tri thức. Vì vậy việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ qua việc đọc, nói là

trang bị cho trẻ nhận thức thế giới xung quanh và mở rộng mối quan hệ với mọi

người. Mặt khác, ở lưá tuổi mẫu giáo yêu cầu khả năng diễn đạt, ngôn ngữ mạch

lạc, phát âm rõ ràng tiếng mẹ đẻ là vô cùng quan trọng.

Đối với trẻ mẫu giáo, muốn diễn đạt được những suy nghĩ của mình, trẻ phải

dùng ngôn ngữ để trao đổi và cũng nhờ ngôn ngữ đó mà người lớn giúp trẻ có nhận

thức đúng đắn, phân biệt được cái tốt, cái xấu, có tình yêu đối với con người và

thiên nhiên. Nhưng đối với trẻ người Bahnar thì việc diễn đạt bằng tiếng Việt rất

khó khăn.

Xuất thân từ người Bahnar tôi biết học ngôn ngữ thứ 2 ngoài tiếng mẹ đẻ rất

khó khăn đối với trẻ, vì trong cuộc sống hằng ngày trẻ tiếp xúc với mọi người đa số

dùng tiếng Bahnar để giao tiếp.

Vì vậy, dạy trẻ tập nói tiếng Việt là một hoạt động quan trọng của giáo dục

mầm non, việc này càng cần thiết đối với trẻ ở vùng dân tộc thiểu số. Thực tế cho

rằng chất lượng học tập học sinh Tiểu học ở những vùng này phụ thuộc rất lớn vào

trình độ tiếng Việt của các em. Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, trước khi vào lớp 1,

trẻ chỉ học được một ít tiếng Việt ở lớp mẫu giáo theo lối truyền khẩu. Trong giao

tiếp ở gia đình và cộng đồng, trẻ không có thói quen nói tiếng Việt, nên vốn tiếng

Việt của trẻ nghèo nàn, khả năng sử dụng tiếng Việt còn rất hạn chế.

Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã biết lắng nghe âm thanh và nhận ra

giọng nói của mẹ.Thực tế cho thấy, một đứa trẻ sẽ biết nói nhanh hơn khi được mọi

người xung quanh chủ động trò chuyện.

2

Đối với trẻ người Bahnar, ở nhà trẻ đa số giao tiếp với người thân, mọi người

xung quanh đều bằng tiếng Bahnar. Hiện tại tất cả người Bahnar khi ra ngoài xã hội

rất tự ti về việc giao tiếp bằng ngôn ngữ phổ thông.Được thể hiện bằng việc dù trẻ

đi học ở trường lớp, giáo viên nói tiếng phổ thông thì trẻ trả lời lại bằng tiếng phổ

thông, nhưng khi học nhóm hay giao tiếp trong lớp trẻ đa số vẫn nói tiếng

Bahnar.Vì vậy vốn từ của trẻ không phong phú, cách dùng ngôn ngữ không mạch

lạc, dẫn đến việc học tập của trẻ bị giảm sút.

Phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi người Bahnar đây chính là thời gian trẻ đi

học nhiều, mong muốn giao tiếp với mọi người xung quanh nhiều hơn. Vào thời

điểm này trẻ đa số đã biết nhiều và hiểu ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, nên việc phát

triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ sẽ dễ dàng hơn, dễ nhớ hơn so với các nhóm tuổi

khác, đây cũng chính là thời gian vàng để trẻ hiểu các từ ngữ, cung cấp vốn từ để

bước vào lớp một. Khi rào cản ngôn ngữ xóa bỏ, trẻ sẽ tự tin tiếp xúc kho tang kiến

thức trên các phương tiện, đồng thời dễ dàng hòa nhập vào môi trường xã hội.

Vì vậy tôi chọn đề tài: Thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi

người Bahnar thông qua hoạt động Tập nói tiếng Việt.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng của việc phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5

tuổi người Bahnar qua hoạt động Tập nói tiếng Việt. Từ đó đề xuất một số biện

pháp nhằm nâng cao việc phát triển vốn từ cho trẻ Bahnar thông qua hoạt động Tập

nói tiếng Việt, ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Kon Tum.

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình tổ chức hoạt động “Tập nói tiếng Việt” cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở

các trường mầm non trên địa bàn thành phố Kon Tum.

3.2. Đối tƣợng nghiên cứu

Thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi người Bahnar.

3

4. Giả thuyết khoa học

Nếu giáo viên biết sử dụng một số biện pháp hợp lí, khoa học thì góp phần

phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi người Bahnar.

5. Phạm vi nghiên cứu

5.1. Phạm vi không gian:

- Trường Mầm Non Hoa PơLang tại Thôn Măng la- xã Ngok Bay- Thành

Phố Kon Tum – Kon Tum.

- Trường Mầm Non Tuổi Thơ – Phường Ngô Mây - Thành phố Kon Tum –

Kon Tum.

5.2. Phạm vi thời gian: từ tháng 10 năm 2016 đến cuối tháng 4 năm 2017.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Nghiên cứu một số cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.

6.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 4 -

5 tuổi ngƣời Bahnar qua hoạt động “Tập nói tiếng Việt” ở các trƣờng mầm

non trên địa bàn thành phố Kon Tum.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu cơ sở lí luận

Thu thập, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những

tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phƣơng pháp quan sát

Quan sát trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi người Bahnar ở trường mầm non nhằm đánh

giá thực trạng vốn từ tiếng Việt của trẻ.

Quan sát quá trình tổ chức hoạt động Tập nói tiếng Việt của trẻ mẫu giáo 4 - 5

tuổi người Bahnar ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Kon Tum nhằm

đánh giá thực trạng việc phát triển vốn từ cho trẻ người Bahnar.

7.2.2. Phƣơng pháp đàm thoại

- Trao đổi trực tiếp với giáo viên để thấy được nhận thức của giáo viên về

việc phát triển vốn từ cho trẻ người Bahnar.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!