Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng phát hiện, quản lý điều trị lao kháng Rifampicin tại Thái Nguyên và một số yếu tố ảnh hưởng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
ĐÀO THỊ HƯƠNG
THỰC TRẠNG PHÁT HIỆN, QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ
LAO KHÁNG RIFAMPICIN TẠI THÁI NGUYÊN
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN - 2021
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
ĐÀO THỊ HƯƠNG
THỰC TRẠNG PHÁT HIỆN, QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ
LAO KHÁNG RIFAMPICIN TẠI THÁI NGUYÊN
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 87.20.163
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
HD1: TS. TRẦN THẾ HOÀNG
HD2: PGS. TS. HOÀNG HÀ
THÁI NGUYÊN - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào khác.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2021
Người cam đoan
Đào Thị Hương
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn,
đóng góp, giúp đỡ và động viên của tất cả thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và gia
đình.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng tri ân, lòng kính trọng từ đáy lòng mình tới
TS. Trần Thế Hoàng, PGS.TS. Hoàng Hà - Trường Đại học Y Dược, Đại
học Thái Nguyên, hai người Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trên con
đường nghiên cứu khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo
sau đại học, Khoa Y tế Công Cộng, Bộ môn Lao và Bệnh phổi Trường Đại học
Y Dược-Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quãng
thời gian thực hiện nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám đốc, các Khoa, Phòng,
bạn bè đồng nghiệp nơi tôi công tác tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Trung tâm
y tế huyện/thành, trạm y tế xã/phường tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và triển khai thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tôi xin ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của Cha, Mẹ tôi.
Xin cảm ơn chồng tôi đã luôn là người bạn, người đồng hành cùng tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2021
Đào Thị Hương
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết
tắt Nội dung
AFB
CBYT
Acid Fast Bacilli-Vi khuẩn kháng a xít
Cán bộ y tế
CTCL Chương trình chống lao
CTCLQG Chương trình chống lao quốc gia
DOTS
Directly Observed Treatment Short course- Hóa trị liệu
ngắn ngày có giám sát trực tiếp
HIV
Human Immunodeficiency Virus-Vi rút gây ra suy giảm
miễn dịch ở người
HTĐT Hoàn thành điều trị
MDR-TB Multi Drug Resistance Tuberculosis-Lao đa kháng thuốc
PCL Phòng chống lao
PCR Polymerase Chain Reaction-Phản ứng khuếch đại gen
QĐ-BYT Quyết định Bộ y tế
QLĐT Quản lý điều trị
RR-TB Rifampicin Resistance Tuberculosis-Lao kháng Rifampicin
RMP Rifampicin
TB Tuberculosis-lao
TYT Trạm Y tế
WHO World Health Organization-Tổ chức y tế thế giới
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................
MỤC LỤC...........................................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Một số khái niệm........................................................................................ 3
1.2. Thực trạng phát hiện và quản lý điều trị lao kháng Rifampicin ................ 6
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát hiện và quản lý điều trị bệnh
lao kháng Rifampicin...................................................................................... 17
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 27
2.4. Các chỉ số nghiên cứu .............................................................................. 28
2.5. Tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu...................................................... 29
2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu .......................................................................... 34
2.7. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 35
2.8. Các biện pháp khống chế sai số ............................................................... 36
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............................................................ 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 37
3.1. Thực trạng phát hiện, quản lý điều trị RR-TB giai đoạn 2016-2020....... 37
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát hiện và quản ký điều trị RR-TB tại Thái
Nguyên giai đoạn 2016-2020.......................................................................... 45
Chương 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 59
4.1. Thực trạng phát hiện và quản lý điều trị RR-TB giai đoạn 2016-2020... 60
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát hiện và quản lý điều trị RR-TB tại Thái
Nguyên giai đoạn 2016-2020.......................................................................... 66
KẾT LUẬN..................................................................................................... 75
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................
PHỤ LỤC............................................................................................................
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Tỉ lệ phát hiện RR-TB trên 100.000 dân giai đoạn 2016-2020 .. 37
Bảng 3.2. Tỉ lệ xét nghiệm GeneXpert trên 100.000 dân giai đoạn 2016-2020 .. 37
Bảng 3.3. Tỉ lệ phát hiện RR-TB trong số xét nghiệm GeneXpert giai đoạn
2016-2020........................................................................................................ 38
Bảng 3.4. Tỉ lệ phát hiện RR-TB trong tổng số người bệnh lao các thể giai đoạn
2016-2020........................................................................................................ 39
Bảng 3.5. Tỉ lệ người bệnh RR-TB được quản lý điều trị giai đoạn 2016-2020 . 40
Bảng 3.6. Đặc điểm chung của người bệnh RR-TB được quản lý điều trị..... 40
Bảng 3.7. Phân bố tiền sử lao và tình trạng HIV của người bệnh RR-TB ......... 41
Bảng 3.8. Đặc điểm chẩn đoán và chế độ điều trị của người bệnh RR-TB.... 41
Bảng 3.9. Đặc điểm theo dõi trước điều trị người bệnh RR-TB..................... 42
Bảng 3.10. Quản lý điều trị RR-TB tại trạm y tế xã ....................................... 43
Bảng 3.11. Tỉ lệ người bệnh RR-TB tuân thủ quản lý điều trị ....................... 44
Bảng 3.12. Kết quả quản lý điều trị người bệnh RR-TB năm 2016-2020*.... 44
Bảng 3.13.Đặc điểm trình độ chuyên môn cán bộ CTCL tuyến huyện.......... 47
Bảng 3.14. Đặc điểm nguồn nhân lực CTCL tuyến xã, phường..................... 48
Bảng 3.15. Tình hình trang thiết bị phục vụ phát hiện quản lý điều trị RR-TB . 50
Bảng 3.16. Liên quan giữa tuân thủ quản lý điều trị với kết quả quản lý điều trị
của người bệnh RR-TB ................................................................................... 55
Bảng 3.17. Hoạt động truyền thông về bệnh lao (có RR-TB) tại trạm y tế xã. 55
Bảng 3.18. Liên quan giữa các đặc điểm cá nhân với kết quả QLĐT RR-TB.. 57
Bảng 3.19. Liên quan giữa các đặc điểm bệnh với kết quả QLĐT RR-TB ......... 58
Bảng 3.20. Liên quan giữa các đặc điểm quản lý điều trị với kết quả quản lý điều trị
RR-TB.............................................................................................................. 59
DANH MỤC HỘP
Trang
Hộp 3.1. Ảnh hưởng bởi tổ chức thực hiện..................................................... 45
Hộp 3.2. Ảnh hưởng bởi chế độ, chính sách................................................... 46
Hộp 3.3. Thực trạng nhân lực tham gia phát hiện và QLĐT RR-TB tuyến tỉnh 47
Hộp 3.4. Ảnh hưởng bởi nhân lực phụ trách CTCL tại cơ sở......................... 49
Hộp 3.5. Tình trạng trang thiết bị phục vụ khám phát hiện RR-TB............... 51
Hộp 3.6. Ảnh hưởng bởi kinh phí với hoạt động phát hiện và QLĐT RR-TB.... 52
Hộp 3.7. Kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về RR-TB.............. 53
Hộp 3.8. Nhận xét của CBYT về nhận thức của người dân đối với RR-TB .. 54
Hộp 3.9. Ảnh hưởng bởi hoạt động TT-GDSK .............................................. 56
Hộp 3.10. Ảnh hưởng bởi sự gia tăng khó kiểm soát của bệnh lao................ 57
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lao hiện nay vẫn là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đe dọa đến
sức khỏe cộng đồng và được coi là một trong mười nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu thế giới. Theo ước tính mỗi năm toàn thế giới có khoảng 10 triệu
người mắc lao và 1,4 triệu ca tử vong do lao (chiếm khoảng 14%) [37], [73].
Lao kháng thuốc là tình trạng vi khuẩn lao kháng với kháng sinh điều
trị lao và đại diện là lao kháng Rifampicin đang là hiện tượng nguy cấp trong
những năm gần đây làm cho bệnh lao có nguy cơ không thể điều trị được.
Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới, năm 2019 thế giới có 465.000 ca lao
đa kháng/kháng Rifampicin và 182.000 ca tử vong (chiếm tỉ lệ 39%) [72].
Tại Việt Nam, mặc dù đã đạt được thành công nhất định trong công
cuộc phòng chống lao, nhưng theo báo cáo tổng kết Chương trình chống lao
năm 2020, Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm những quốc gia có gánh nặng
bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất thế giới (đứng thứ 11 trong tổng số 30
nước có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên toàn cầu năm
2020) với trung bình 100.000 ca lao và 3.110 người bệnh MDR/RR-TB mỗi
năm. Trong đó, tỉ lệ lưu hành lao kháng Rifampicin chiếm 3,6% trong số
người bệnh lao mới và 17% trong số người bệnh đã có tiền sử điều trị lao
trước đó [17], [73].
Năm 2014, Chương trình chống lao quốc gia đã tập trung nguồn lực
và kỹ thuật trang bị hệ thống GeneXpert chẩn đoán lao và lao kháng
Rifampicine cho các tỉnh thành trên toàn quốc trong đó có Thái Nguyên. Từ
đó, Thái Nguyên bắt đầu phát hiện và thu nhận quản lý điều trị người bệnh
lao kháng Rifampicin theo hướng dẫn của Chương trình chống lao quốc gia.
Tuy nhiên hoạt động phát hiện và quản lý điều trị lao kháng thuốc nói chung
và kháng Rifampicin nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập.