Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt tại tỉnh hà nam, nguyên nhân và một số giải pháp hạn chế.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------
ĐINH THỊ HIỀN
Thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt tại tỉnh Hà
Nam, nguyên nhân và một số giải pháp hạn chế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM ĐỊA LÝ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi : Đinh Thị Hiền, xin cam đoan rằng:
Khóa luận tốt nghiệp Đại học với đề tài: “Thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt tại
tỉnh Hà Nam, nguyên nhân và một số giải pháp hạn chế” là công trình do tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của Th.s Nguyễn Thị Mây.
Mọi hình thức tham khảo từ các nguồn tài liệu đều được trích dẫn một cách cụ
thể, chi tiết. Các số liệu sử dụng trong đề tài là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của nội dung khoa học trong công
trình này.
Đà Nẵng, ngày 14 tháng 05 năm 2012
Người thực hiện
Đinh Thị Hiền
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài: “Thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt
tại tỉnh Hà Nam, nguyên nhân và một số giải pháp hạn chế” em đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè.
Trước hết với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn chân thành, em xin
gửi lời cảm ơn tới Cô Th.s Nguyễn Thị Mây đã chỉ bảo em trong suốt quá trình
nghiên cứu đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể Trung tâm quan trắc môi trường – Sở
Tài Nguyên Môi trường tỉnh Hà Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trường ĐHSP Đà Nẵng, đặc biệt là
tập thể cán bộ giảng viên khoa Địa Lý đã hết sức quan tâm, giúp đỡ em trong
quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin đồng kính gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động
viên, tạo điều kiện để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp cuối khóa.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, mặc dù đã rất cố gắng nhưng
cũng không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy
cô, các bạn sinh viên để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 14 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Đinh Thị Hiền
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Môi trường: MT
Bảo vệ môi trường: BVMT
Ô nhiễm môi trường: ÔNMT
Thành phố: Tp
Thị trấn : TT
Đồng bằng: ĐB
Bảo vệ thực vật: BVTV
Kinh tế - xã hội: KT-XH
Tài nguyên & Môi trường: TN&MT
Khu công nghiệp: KCN
Quốc lộ : QL
Bảo hiểm y tế : BHYT
Công ty trách nhiệm hữu hạn : Cty TNHH
Quy chuẩn Việt Nam: QCVN
A. MỞ ĐẦU
1.1. Lời mở đầu
Hiện nay, ở Việt Nam tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra khá nhanh
cùng với sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nói chung
và tài nguyên nước nói riêng. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và
làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành
phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do
không có các công trình và thiết bị xử lý chất thải đúng quy định. Tình trạng ô nhiễm
nguồn nước đã có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân và môi trường sinh
thái tự nhiên.
Hà Nam là tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội, có vị trí quan trọng
về phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH ) và là địa bàn trọng yếu về quốc phòng - an
ninh. Hà Nam là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển một nền kinh tế đa dạng. Từ
sau khi tái lập tỉnh đến nay, KT – XH của Hà Nam đã có những bước tiến vượt bậc và
đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Tại đây nền kinh tế phát triển mạnh nhất là ngành
công nghiệp đặc biệt là công nghiệp sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, công nghiệp
dệt may và tiểu thủ công nghiệp. Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều điểm du lịch sinh thái hấp
dẫn được lượng lớn du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Chính sự phát triển
KT- XH của tỉnh đã dấn đến việc lượng rác thải, nước thải không được thu gom triệt
để, chưa được xử lý khoa học nên tình trạng ô nhiễm đã và đang là vấn đề bức xúc
trong tỉnh. Đặc biệt, nguồn nước mặt của tỉnh đang bị ô nhiễm nặng nề do nhiều
nguyên nhân đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt
của người dân trong tỉnh.
Xuất phát từ các lý do trên đã khiến tôi quyết định đi vào tìm hiểu vấn đề: “Thực
trạng ô nhiễm nguồn nước mặt tại tỉnh Hà Nam, nguyên nhân và một số giải pháp hạn
chế”. Khi đi vào tìm hiểu chi tiết thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như các
nguyên nhân đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt của tỉnh Hà Nam sẽ giúp
tôi dễ dàng đưa ra một số giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm cũng như một số
biện pháp để bảo vệ nguồn nước mặt tại tỉnh Hà Nam.
1.2. Mục tiêu đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu hiện trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm và các biện pháp bảo vệ môi
trường nước mặt.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt tại tỉnh Hà Nam.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường nước mặt tại Hà Nam
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Đề tài này nghiên cứu tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt trên địa bàn toàn
tỉnh.
- Nghiên cứu mức độ ô nhiễm tại một số điểm cụ thể: lưu vực sông Nhuệ - sông
Đáy chảy qua địa bàn tỉnh, sông Châu Giang – thị xã Phủ Lý, hồ Tam Chúc – xã Ba
Sao, hồ Đồng Hán - xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng...
- Nghiên cứu nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt ở tỉnh.
- Các biện pháp bảo vệ nguồn nước mặt của tỉnh.
1.4. Nhiệm vụ
Để đạt được các mục tiêu trên cần phải giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài.
- Tìm hiểu một số chỉ tiêu ô nhiễm môi trường nước để thấy được tình trạng ô
nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt của tỉnh.
- Tìm hiểu sự tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội tác động đến sự ô
nhiễm nguồn nước trên địa bàn tỉnh.
- Đưa ra các ý kiến, biện pháp để giảm bớt tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt
của tỉnh.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: thành phần môi trường nước mặt
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt tại các
sông, hồ, ao, đầm trên địa bàn toàn tỉnh Hà Nam.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài tổng hợp số liệu trong giai đoạn từ năm 2005-2011
1.6. Các quan điểm nghiên cứu
1.6.1. Quan điểm tổng hợp
Bất cứ một yếu tố tự nhiên nào được hình thành cũng đều do sự tác động tổng
hợp của nhiều nhân tố. Nguồn nước mặt nào cũng vậy, được hình thành do sự tác động
của các nhân tố: Khí hậu, thủy văn, địa hình, sinh vật, thổ nhưỡng... sự ô nhiễm nguồn
nước mặt cũng do tác động tổng hợp của nhiều nhân tố.
1.6.2. Quan điểm hệ thống
Theo quan điểm này, khi nghiên cứu nguồn nước mặt phải đặt nguồn nước mặt
của tỉnh Hà Nam trong nền chung về nguồn nước mặt của đồng bằng sông Hồng của
Việt Nam.
1.6.3. Quan điểm sinh thái học
Quan điểm này được sử dụng nhiều trong nghiên cứu địa lý tự nhiên. Bởi vì,
nguồn nước mặt và sự ô nhiễm nguồn nước mặt sẽ ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến đời
sống của sinh vật.
1.7. Phương pháp nghiên cứu
1.7.1. Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu
Đây là phương pháp quan trọng vì thông qua việc thu thập thông tin tư liệu, tài
liệu qua sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là Sở Tài nguyên –
Môi trường (TN & MT)tỉnh Hà Nam.
Qua đó xử lý các số liệu, tài liệu đã thu thập được, phân tích tổng hợp nhằm tìm
ra những kết luận cần thiết cho vấn đề nghiên cứu.
1.7.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu
Đây là phương pháp cơ bản sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu khoa
học. Nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ môi trường có quan hệ chặt chẽ tới điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội. Vì vậy, phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình
nghiên cứu của đề tài này.
1.7.3. Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp nghiên cứu về định lượng trong mối quan hệ chặt chẽ về
mặt định tính của các hiện tượng và quá trình, đối chiếu biến động môi trường với quá
trình phát triển kinh tế. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá hiện trạng cũng
như xu thế biến động môi trường.
1.7.4. Phương pháp thực địa
Công tác điều tra thực địa có mục đích cơ bản là điều tra chính lý và bổ sung
những tư liệu, đối chiếu và lên danh mục đối tượng nghiên cứu, sơ bộ đánh giá các yếu
tố cần thiết cho việc nghiên cứu tình hình ô nhiễm môi trường từ đó đề xuất các biện
pháp quản lý, xử lý chất thải, nước thải và các chương trình bảo vệ môi trường.
1.7.5. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
- Phương pháp bản đồ: Đây là phương pháp không thể tách rời của khoa học địa
lý. Thông qua bản đồ cho ta cái nhìn bao quát hơn về lãnh thổ nghiên cứu. Với đề tài
này sử dụng bản đồ hành chính của tỉnh Hà Nam.
- Phương pháp biểu đồ: Nhằm trực quan hóa các số liệu thống kê về nguồn nước
mặt.