Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng lạm phát ở Việt Nam thập kỉ 90
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI DẪN
Lạm phát là một trong những hiện tượng quan trọng nhất của thế kỉ 20 và đụng
chạm tới mọi hệ thống kinh tế, dù có phát triển hay không. Milton Friedman có
một tuyên bố nổi tiếng: Lạm phát luôn luôn và mọi nơi là vấn đề thuộc về tiền
tệ, và chúng ta đã biết tiền tệ là công cụ điều tiết hiệu quả các chính sáchvĩ mô
của nền kinh tế. Vì thế thực trạng lạm phát hiện là một vấn đề được quan tâm
hàng đầu của các nhà kinh tế khi hoạch định các chính sách cho quốc gia.
Mỗi quốc gia đều có những đặc điểm, tình hình, thực trạng nền kinh tế khác
nhau. Kiềm chế lạm phát là một vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu trong chính
sách kinh tế của các nước nói chung và ở Việt Nam ta nói riêng. Từ một nền
kinh tế tập trung và chưa phát triển, Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế thị
trường mà khó khăn đầu tiên phải đương đầu là lạm phát. Lạm phát là thước đo
độ đúng sai của các chính sách cải cách và đo lường lòng tin của dân chúng và
chính quyền trong xây dựng và phát triển kinh tế. Vì chính mức độ lạm phát ít
hay nhiều và khả năng kiềm chế đến đâu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng
ngày của người dân. Rõ ràng ở nước ta, trong bối cảnh đổi mới kinh tế dưới sự
lãnh đạo của Đảng, vấn đề lạm phát không những là một tiêu thức kinh tế mà
còn mang cả ý nghĩa chính trị nữa. Nước ta đã trải qua thời kì lạm phát cao kéo
dài với những ảnh hưởng nặng nề trong suốt thập kỉ 80, được coi như là hậu quả
tất yếu của cơ chế quản lí thiếu hiệu quả và tình trạng bao cấp tràn lan của thời
kì chiến tranh. Những năm bước vào nền kinh tế thị trường, chúng ta đã vận
dụng một cách sáng tạo các công trình nghiên cứu lạm phát trên thế giới vào
điều kiện thực tế phù hợp với thực trạng lạm phát nước nhà. Đảng và Nhà nước
ta cũng xem đây là nhiệm vụ cấp bách trước mắt cũng như về lâu dài, nên đã
tiến hành cùng lúc nhiều biện pháp có kết quả về chính sách kinh tế để kiềm chế
lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế mà tình hình kinh tế tài chính của
nước ta trong những năm vừa qua đã đạt được sự ổn định và có chiều hướng tốt.
1
Nghiên cứu về lạm phát sẽ giúp chúng ta hiểu được bản chất cũng như những
tác động của nó, thúc đẩy hay kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế diễn ra
trên thực tiễn ở Việt Nam, từ đó mới có thể đưa ra được những biện pháp hữu
hiệu để đảm bảo vừa tăng trưởng kinh tế vừa kiềm chế lạm phát ở mức tốt nhất.
Với tất cả kiến thức đã thu thập được từ môn học Lí thuyết tiền tệ ngân hàng và
những học hỏi từ thầy cô, bạn bè, sách báo... em xin được trình bày trong đề tài
Lạm phát ở Việt Nam thập kỉ 90. Trong khuôn khổ bài viết có thể sẽ không
tránh khỏi những sai sót, rất mong được các thầy cô chỉ bảo để em tiến bộ hơn
trong những đề tài sau.
***
2