Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007-2009. Kiểm soát lạm phát.DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn
2007-2009. Kiểm soát lạm phát
A.Định nghĩa lạm phát:
Trong kinh tế học( phạm vi quốc gia)
Lạm phátlà tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất
định
Trong một nền kinh tế( trong phạm vi thị trường tòan cầu)
Lạm phát là sự mất giá trị thị truong hay sự giảm sức mua của đồng tiền
Nguyên nhân lạm phát
Cầu kéo
Chi phí đẩy
Và một số nguyên nhân khác: Sức ỳ nền kinh tế, Tiền tệ
Đối với nước VN, có thể nói hiện nay nguyên nhân lạm phát là do tác động tổ hợp của ba dạng
thức lạm phát : lạm phát tiền tệ( chủ yếu ), lạm phát chi phí đẩy , lạm phát cầu kéo.
Lạm phát cầu kéo: do đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân tăng, dẫn đến nhu
cầu nguyên nhiên vật liệu tăng, thiết bị công nghệ tăng, thu nhập người dân cũng như người thân
từ nước ngoài gửi về tăng làm cho thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu của người dân tăng, ngoài ra là
do nhu cầu nhập khẩu lương thực thế giới tăng. Nhu cầu tăng đột biến đẩy giá cả các mặt hang
tăng nhanh.
Lạm phát chi phí đẩy: giá nguyên nhiên liệu: xăng dầu các sản phẩm hóa dầu, thép, phôi
thép…( giá đầu vào) trên thế giới tăng mạnh, trong điều kiện kinh tế nước ta phần lớn phụ thuộc
vào nhập khẩu ( chiếm 90% GDP) đồng thời thiên tai, mất mùa cũng khiến dẫn đến giá cả thị
trường trong nước tăng
Lạm phát tiền tệ: Trong năm 2007cung tiền ở Việt Nam tăng mạnh do vốn nước ngoài chảy
vào tăng đột bíên buộc ngân hàng nhà nứoc tung khối lượng lớn tiền để mua ngoại tệ tăng
lượng tiền trong lưu thông với mức 30%, hạn mức tín dụng cũng tăng cao , thêm vào đó là hệ quả
của sự tăng tín dụng trong những năm trước đó.
Nhưng trong khi đó so với các nuớc trong khu vực, như Thái Lan , Trung Quốc, cũng chịu sức
ép tương tự mà lạm phát chỉ ở mức 1 con số, còn ta dến hai chữ số => khác biệt đó là domức
chênh lệch mức tăng cung tiền và GDP quá lớn(2005-2007 cung tiền tăng 135%, GDP tăng 27% )
Mức chênh lệch đó là do cơ cấu kinh tế chậm cải thiện, công nghiêp khai thác tài nguyên gia công
chiếm tỉ trọng lớ, giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp thấp, đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước
còn dàn trải, không đảm bảo tiến độ, không hiệu quả, nhiều thất thoát…kéo dài , chậm khắc
phục.Công tác dự báo dự kiến biện pháp, kế họach ứng phó những tác động tiêu cực của kinh tế
thế giới chưa được quan tâm đúng mức, tham mưu Đảng và Nhà Nước do chưa có kinh nghệim
nên còn lúng túng, thiếu linh hoạt trong ứng phó. Nói chung ngoài những yếu tố khách quan còn
do yếu tố chủ quan là từ cơ quan Nhà nước điều hành ổn định kinh tế vĩ mô thiếu hiệu quả.
Tuy nhiên nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam là vấn đề còn đang được tranh luận.
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] 1 Tel (: 0918.775.368
B.Thực trạng lạm phát giai đoạn 2007-2009 và kiểm soát
I.Năm 2007
Trần Văn Thích
Sau 11 năm (1996-2006) giữ được tốc độ lạm phát ở mức một con số, nền
kinh tế Việt Nam lại “sôi” lên với làn sóng tăng giá khá mạnh mẽ vào năm
2007, đã khiến cho nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều giới phải “vào
cuộc” để tìm hiểu đâu là căn nguyên của vấn đề, thực tế tác động của nó đến
đời sống kinh tế - xã hội ở mức nào, và phải kiềm chế lạm phát ra sao. Xung
quanh vấn đề này đã có rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược
nhau (nhiều người tỏ ra lo ngại trước con số lạm phát 12,63% của năm 2007;
nhưng cũng có người lại bình thản cho rằng “lạm phát vẫn đang trong
tầm kiểm soát”, hay “nền kinh tế vẫn đang đà phát triển lành mạnh”
I .Diễn biến lạm phát
Lạm phát những năm gần đây
Thực trạng lạm phát tại Việt Nam 12 năm qua (1996-2007) có thể tóm lược
lại trong mấy điểm nổi bật sau đây:
Việt Nam đã “kéo” được chỉ số lạm phát (CPI) từ mức ba con số
(774,7%/1986;
223,1%/1987; 393,8%/1988) xuống một con số (5,2%/1993) và duy trì nó
trong hơn mười năm qua. Nổi bật hơn hết là việc kiềm chế được lạm phát ở
mức thấp mà chúng ta không phải “đánh đổi”, hay “lựa chọn” giữa mục
tiêu tăng trưởng và lạm phát như nó thường diễn ra tại nhiều nước. Đó thật
sự là một thành tựu lớn.
Thực trạng lạm phát năm 2007
Sau 11 năm lạm phát giữ ở mức một con số, năm 2007 chỉ số này đã tăng
lên mức hai con số. Điểm khác biệt của lạm phát trong năm này là sự tăng
giá diễn ra đồng loạt ở cả nhóm hàng lương thực và phi lương thực. Đứng
đầu về tốc độ tăng giá trong nhóm các hàng hóa tính CPI là thực phẩm
(tăng 21,16%, riêng tháng 12 tăng 4,69%). Nhóm hàng nhà ở và vật liệu
xây dựng tăng cao thứ hai (tăng 17,12%, riêng tháng 12 tăng 3,28%). Đứng
thứ ba là nhóm hàng lương thực (tăng 15,4%, riêng tháng 12 tăng 2,98%).
Phương tiện đi lại và bưu điện đứng thứ tư (tăng hơn 7%, riêng tháng 12
tăng 0,7%). Tiếp đến là nhóm hàng may mặc và giày dép (tăng 7%,
riêng tháng 12 tăng 1,16%); dược phẩm và y tế (tăng 7%)(2), v.v...
Hiện tượng giá tăng diễn ra ở hầu hết các nhóm hàng hoá và dịch vụ như vậy
cho thấy, nguyên nhân của lạm phát không chỉ hoàn toàn do tác động của
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] 2 Tel (: 0918.775.368