Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tranh dân gian đông hồ.
PREMIUM
Số trang
87
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1640

Thực trạng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tranh dân gian đông hồ.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

Đề tài: Thực trạng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 5-6

tuổi thông qua tranh dân gian Đông Hồ

Giáo viên hướng dẫn : Th.s Tôn Nữ Diệu Hằng

Giáo sinh thực hiện : Võ Thị Thu Thảo

Lớp : 11SMN 2

Đà Nẵng, năm 2015

LỜI CẢM ƠN

Bằng tấm lòng tri ân sâu sắc tôi xin gửi lời cám ơn đến các Thầy Cô

trong khoa Giáo dục Mầm non– Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng,

đặc biệt là cô giáo Th.s Tôn Nữ Diệu Hằng– người đã trực tiếp hướng dẫn em

trong quá trình thực hiện khóa luận.

Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Phòng Thư viện trường Đại

học Sư phạm Đà Nẵng, tập thể giáo viên và các cháu trường mầm non 19/5,

trường mầm non Hoa Phượng Đỏ đã nhiệt tình giúp đỡ để em có cơ sở nghiên

cứu đề tài.

Do bước đầu tìm hiểu khóa luận tốt nghiệp, nên trong quá tình nghiên

cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những đóng góp ý

kiến quý báu của các thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 13 tháng 05 năm 2015

Sinh viên

Võ Thị Thu Thảo

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................4

3. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................4

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.....................................................................4

5. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................4

6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................4

7. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................5

8. Những đóng góp của đề tài...................................................................................5

9. Cấu trúc luận văn..................................................................................................6

PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..........................7

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................................7

1.2 Tranh dân gian ....................................................................................................9

1.2.1 Khái niệm .......................................................................................................9

1.2.2 Vài nét về tranh dân gian Đông Hồ .................................................................9

1.3 Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tranh dân gian Đông Hồ ....31

1.3.1 Khái niệm giáo dục thẩm mĩ...........................................................................31

1.3.2 Vai trò của giáo dục thẩm mĩ thông qua tranh dân gian Đông Hồ đối với

trẻ 5-6 tuổi................................................................................................................35

1.3.3 Đặc điểm cơ bản của hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi..........................36

1.3.4 Đặc điểm ngôn ngữ tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi ..............................................37

1.3.5 Hình thức tổ chức...........................................................................................39

1.3.6 Vận dụng nét đẹp của tranh dân gian Đông Hồ trong giáo dục thẩm mĩ

cho trẻ 5-6 tuổi.........................................................................................................42

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO TRẺ 5-6 TUỔI

THÔNG QUA TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ.................................................48

2.1 Mục đích điều tra ..............................................................................................48

2.2 Nội dung điều tra...............................................................................................48

2.3 Cách thức tổ chức nghiên cứu..........................................................................48

2.3.1 Đối tượng điều tra ..........................................................................................48

2.3.2 Thời gian điều tra: .........................................................................................48

2.3.3 Phạm vi điều tra .............................................................................................48

2.4 Phương pháp điều tra .......................................................................................49

2.4.1. Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến ....................................................................49

2.4.2.Quan sát...........................................................................................................49

2.4.3. Đàm thoại .......................................................................................................49

2.5 Các tiêu chí và thang đánh giá.........................................................................50

2.5.1 Tiêu chí đánh giá ............................................................................................50

2.5.2 Thang đánh giá...............................................................................................51

2.6 Kết quả điều tra ................................................................................................53

2.6.1 Đối với giáo viên .............................................................................................53

2.6.2 Đối với trẻ........................................................................................................58

2.7 Nguyên nhân.....................................................................................................59

2.7.1 Nguyên nhân chủ quan ..................................................................................59

2.7.2 Nguyên nhân khách quan: ............................................................................60

2.8 Đề xuất biện pháp.............................................................................................61

2.8.1 Cơ sở đề xuất biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tranh

dân gian Đông Hồ ....................................................................................................61

2.8.2 Các biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tranh dân

gian Đông Hồ ...........................................................................................................63

Kết luận chương II..................................................................................................73

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM ................................................75

KẾT LUẬN..............................................................................................................75

KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM .........................................................................................76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: .............................................................78

PHỤ LỤC..................................................................................................................80

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tranh dân gian Việt Nam luôn gắn bó và in đậm trong cuộc sống tình cảm của

con người Việt Nam. Chủ đề tư tưởng cùng những đặc trưng độc đáo riêng biệt của

tranh dân gian là yếu tố tạo nên giá trị nghệ thuật thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của

người xem. Trong đó dòng tranh dân gian Đông Hồ là một trong những loại hình

nghệ thuật có giá trị.

Ðông Hồ, một cái tên làng quen thuộc xinh xắn nằm bên bờ sông Ðuống thuộc

huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã từ lâu đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi

người dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân

tộc. Không phải tự nhiên tranh dân gian Đông Hồ được nhà thơ Hoàng Cầm nhắc

đến đầy tự hào và kiêu hãnh trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” như một đặc sản

nghệ thuật của vùng quê Kinh Bắc. Cái làm nên nét đặc sắc độc đáo của tranh dân

gian Đông Hồ chính là chất liệu làm tranh, được chế biến thủ công từ các nguyên

liệu có sẵn trong thiên nhiên: Giấy làm từ cây dó, màu đỏ từ gạch non, màu vàng từ

hoa điệp vàng, màu đen từ lá tre đốt, màu trắng được nghiền từ vỏ sò, ốc… Trên cơ

sở những màu sắc cơ bản ấy người dân đã tạo thêm nhiều màu sắc khác nhau từ

việc trộn lẫn các màu. Để hoàn thành một sản phẩm, không kể khâu khắc tranh trên

bản gỗ, có sẵn giấy và màu, người làm tranh phải rất công phu, cẩn thận trong từng

giai đoạn: sơn hồ lên giấy, phơi giấy cho khô hồ, quết điệp rồi lại phơi giấy cho khô

lớp điệp, khi in tranh phải in từng màu lần lượt, nếu có 5 màu thì 5 lần in, mỗi lần in

là một lần phơi… Cứ thế, dưới ánh sáng mặt trời lấp lánh từng hình ảnh, đường nét

của cảnh sắc thiên nhiên, nếp sinh hoạt của người dân, những hình ảnh của cuộc

sống thường ngày... như “bừng” sáng trên giấy dó. Mọi giai đoạn đều thật công phu

nên đòi hỏi người làm tranh luôn cẩn trọng, cầu kì, chú ý đến từng chi tiết nhỏ để có

được một bức tranh đẹp. Không chỉ có người Hà Nội và dân một số tỉnh thành trong

nước yêu thích tranh dân gian Tết Ðông Hồ về tham quan tìm hiểu và chọn mua,

mà không ít du khách, những người trong lĩnh vực hội hoạ, mỹ thuật của nước

ngoài cũng đến để nghiên cứu về nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng của làng Hồ.

2

Đặc trưng ngôn ngữ của tranh dân gian Đông Hồ là giản dị, chân chất, dễ hiểu

nhưng lại bao hàm một vẻ đẹp thật ấn tượng đi vào lòng người nhất là đối với em

nhỏ, bởi tính hồn nhiên, hóm hỉnh, vui tươi, mộc mạc, màu sắc tự nhiên. Xem tranh

dân gian các em như tìm thấy tiếng mang tính cội nguồn, tìm thấy sự gần gũi, dung

dị dễ tiếp cận với mong ước được vẽ và vẽ đẹp.Tranh dân gian Đông Hồ với ngôn

ngữ tạo hình đơn giản, dễ hiểu, hình tượng rõ ràng, đã đáp ứng được những nhu cầu

về tâm lý, tư tưởng, tình cảm và mong ước của người dân lao động, vì vậy tranh dân

gian dễ đi vào lòng người với những ấn tượng sâu sắc, phản ánh các đề tài gần gũi

với đời sống sinh hoạt của người dân, phản ánh ước mơ, khát vọng sống của con

người về một cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Tranh dân gian Đông Hồ có được sức

sống lâu bền và có sức cuốn hút đặc biệt với nhiều thế hệ con người Việt Nam cũng

như du khách nước ngoài như vậy cũng bởi những đề tài trên tranh phản ánh đậm

chất cuộc sống mộc mạc, giản dị, gần gũi gắn liền với văn hoá người Việt. Đó là

con gà, con trâu, con cóc, con chuột; cảnh chăn trâu, đi bừa; các trò chơi vui ngày

xuân như bịt mắt bắt dê, đánh đu, đấu vật… Nét vẽ giản dị, trong sáng, khoáng đạt

chứ không cầu kì đi vào chi tiết. Các nghệ nhân Đông Hồ đã chuyển hóa những lời

hay - ý đẹp, những kinh nghiệm đúc rút trong cuộc sống từ ngàn đời để lại vào tranh

với những cách thể hiện rất riêng, độc đáo, tinh tế và giàu chất biểu cảm. Ngày nay

"Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ" đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật

thể cấp Quốc gia và đang được lập hồ sơ trình UNESCO để xét tặng danh hiệu Di

sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Với sự thành công cũng như sự

quan tâm đó, mong rằng tranh dân gian Đông Hồ sẽ mãi "tồn tại, phát triển", lưu giữ

và phát huy những giá trị vốn có của mình, trở thành một phần không thể thiếu

trong đời sống của nhân dân lao động.

Để trẻ được phát triển toàn diện, là phát triển các mặt: Đức, trí, thể, mỹ, lao

cho trẻ thì mục tiêu chung cũng đều hướng đến nhân cách. Giáo dục mầm non là

bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng

trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.

Chính vì thế hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định giáo dục mầm

3

non là một mục tiêu quan trọng của giáo dục cho mọi người. Thụy Điển coi giai

đoạn mầm non là ‘‘thời kì vàng của cuộc đời”. Trong chương trình giáo dục mầm

non ngoài những hoạt động như: cho trẻ tìm hiểu làm quen với toán, văn học, môi

trường xung quanh... thì tạo hình cũng là một trong những môn học hết sức quan

trọng góp phần phát triển thẩm mĩ và toàn diện nhân cách cho trẻ, là hoạt động được

trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật trong tranh

dân gian Đông Hồ. Nó là phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động tạo

hình ở trường. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng, các cháu

đều yêu thích vẽ, nặn…Giáo dục thẩm mĩ thông qua tranh dân gian Đông Hồ là một

cách tốt để nuôi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện tư duy sáng tạo và nhân cách con người.

Thông qua dòng tranh Đông Hồ trẻ sẽ có cơ hội tốt hơn cho sự phát triển khả năng

quan sát, ghi nhớ, trí tưởng tưởng, sự tin tin, biểu cảm, sáng tạo và lối suy nghĩ phân

tích. Trẻ cảm nhận được cái đẹp của trong tranh dân gian Đông Hồ sẽ giúp làm giàu

thêm tâm hồn cho trẻ. Trẻ sẽ trưởng thành với nhân cách và tâm hồn trong sáng, nó

vun đắp một hành trang đầy ắp lòng nhân ái và bao dung cho con người là những

yếu tố tinh thần không thể thiếu trong đời sống con người mà chỉ khi trưởng thành

mới thực sự phát huy tác dụng.

Trong những năm vừa qua, mặc dù trẻ em ở Việt Nam đã được tiếp cận với

nhiều loại tranh khác nhau, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức độ thưởng thức chứ

chưa được chú trọng. Vậy nên các em không còn cơ hội quan tâm và tìm hiểu đến

tranh một loại tranh cụ thể. Trong khi đó, tranh dân gian Đông Hồ có ảnh hưởng

nhiều đến tầm nhìn của các em về thế giới xung quanh. Bằng hình ảnh, màu sắc và

lời văn các em có thể dễ dàng nói lên suy nghĩ của mình về mọi thứ các em trải

nghiệm ở trường học, xã hội nơi các em tiếp xúc. Để giáo dục thẩm mĩ cho trẻ có

hiệu quả và đạt được những lợi ích từ tranh dân gian Đông Hồ đem lại, cần phải có

sự đầu tư bài bản về chương trình, và quan trọng nội dung giảng dạy phù hợp với sự

phát triển của từng lứa tuổi. Trên cơ sở tiếp cận lý luận của dòng tranh dân gian

Đông Hồ và phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non trong suốt

thời gian học tập tại Khoa giáo dục Mầm non, chúng tôi nhận thấy giáo dục thẩm mĩ

4

cho trẻ thông qua tranh dân gian Đông Hồ chưa được thực hiện trong trường mầm

non. Đó cũng chính là lý do mà chúng tôi chọn đề tài: Thực trạng giáo dục thẩm mĩ

cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tranh dân gian Đông Hồ.

2. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tranh dân

gian Đông Hồ từ đó đề xuất biện pháp nhằm nâng cao chất lượng.

3. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tranh dân

gian Đông Hồ ở một số trường mầm non tại thành phố Đà Nẵng.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tranh dân gian Đông

Hồ.

5. Giả thuyết khoa học

Nếu trong hoạt động tạo hình, biết sử dụng tranh dân gian Đông Hồ thì giáo

dục thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi sẽ đạt hiệu quả từ đó góp phần hoàn thiện nhân cách

cho trẻ

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu một số cơ sở lý luận giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi thông

qua tranh dân gian Đông Hồ

6.2 Tìm hiểu thực trạng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tranh

dân gian Đông Hồ

6.3 Đề xuất một số biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua

tranh dân gian Đông Hồ.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!