Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực Trạng Gây Trồng Và Tiêu Thụ Các Sản Phẩm Của Cây Hồi Trên Địa Bàn Huyện Văn Lãng Tỉnh Lạng Sơn Khóa Luận Tốt Nghiệp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, cùng với sự nỗ lực
của bản thân và sự hƣớng dẫn tận tình của Thầy Trần Ngọc Hải và các thầy cô
Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trƣờng đã giúp em hoàn thành bài khóa
luận của mình. Nhân dịp này em xin chân thành biết ơn đến:
Thầy hƣớng dẫn trực tiếp TS. Trần Ngọc Hải, đã tận tình chỉ dẫn, giúp
đỡ em hoàn thành tốt bài khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy
cô giáo trong Khoa QLTNR&MT đã tâm huyết, nhiệt tình giảng dạy và quan
tâm trong 4 năm vừa qua.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên môi
trƣờng, UBND xã Nam La, các hộ gia đình tại xã Nam La, và các đơn vị trên
địa bàn huyện Văn Lãng đã luôn giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu.
Cuối cùng em gửi lời tri ân đến cha mẹ, cùng bạn bè và những ngƣời
thân luôn giúp đỡ động viên em trong suốt quá trình học tập và thực hiện
khóa luận tốt nghiệp này.
Với khoảng thời gian thực tập chƣa nhiều, khả năng phân tích nhận
định chƣa sâu, nguồn tài liệu thông tin thu thập đƣợc còn hạn chế và hiểu biết
của bản thân có hạn nên bài khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi
còn nhiều thiếu sót. Rất mong đƣợc sự góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè
để bài khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Chu Thị Hằng
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÂY HỒI................................ 3
1.1. Trên thế giới............................................................................................... 4
1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 9
Chƣơng 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 14
2.1 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 14
2.2 Đối tƣợng, thời gian nghiên cứu ............................................................... 14
Chƣơng 3 ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI
TẠI HUYỆN VĂN LÃNG TỈNH LẠNG SƠN ............................................. 17
3.1. Đặc điểm tự nhiên. ................................................................................... 17
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 17
3.1.2. Địa hình................................................................................................. 18
3.1.3 Khí hậu ................................................................................................... 18
3.1.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên:........................................................ 18
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:........................................................................ 20
3.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:............................................... 21
3.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng:...................................................................... 23
3.2.3. Dân số và lao động:............................................................................... 24
3.3. Thực trạng môi trƣờng:............................................................................ 24
3.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội:........................ 24
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 26
4.1 Thực trạng gây trồng Hồi trên địa bàn huyện Văn Lãng .......................... 26
4.1.1. Đặc điểm điều kiện sinh thái vùng trồng Hồi ....................................... 26
4.1.2. Hiện trạng sử dụng đất đai và đai và đất trồng Hồi của huyện............. 28
4.1.3. Diễn biến diện tích vùng trồng Hồi giai đoạn 2010 - 2014 ở Văn Lãng
......................................................................................................................... 29
4.1.4 Tìm hiểu kỹ thuật trồng Hồi................................................................... 31
4.2 Thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm Hồi trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh
Lạng Sơn ......................................................................................................... 34
4.2.1 Tinh dầu Hồi ở Lạng Sơn....................................................................... 34
4.2.2 Vai trò của cây Hồi trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng....... 38
4.2.3 Thị trƣờng tiêu thụ trên địa bàn ............................................................ 39
4.3 Giải pháp đề xuất để phát triển vùng trồng Hồi tại huyện Văn Lãng, tỉnh
Lạng Sơn ......................................................................................................... 44
4.3.1 Những khó khăn và tồn tại..................................................................... 44
4.3.2 Một số giải pháp phát triển Hồi Văn Lãng ............................................ 49
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 54
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
CDĐL: Chỉ dẫn địa lý
CN-TCN: Công nghiệp-Thủ công nghiệp
GRAS 2095: Ký hiệu quả Hồi trong danh mục các thƣơng phẩm an toàn đƣợc
phép sử dụng trong sản xuất thuốc và chế biến thực phẩm của Hoa Kỳ
GRAS 2096: Ký hiệu tinh dầu Hồi trong danh mục các thƣơng phẩm an toàn
đƣợc phép sử dụng trong sản xuất thuốc và chế biến thực phẩm của Hoa Kỳ
KH&CN: Khoa học và công nghệ
KNNK: Kim ngạch nhập khẩu
KNXK: Kim ngạch xuất khẩu
LSNG: Lâm sản ngoài gỗ
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
SX,CB&KD: Sản xuất, chế biến và kinh doanh
XNK: Xuất nhập khẩu
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, Việt Nam đã sản xuất và xuất khẩu các mặt
hàng đặc trƣng của miền nhiệt đới nóng ẩm. Một trong những mặt hàng đặc
trƣng đấy phải kể đến các sản phẩm của cây Hồi. Đây là loài cây đặc sản
thuộc nhóm cây lâm sản ngoài gỗ. Sảm phẩm Hoa Hồi Lạng Sơn đƣợc Cục sở
hữu trí tuệ và bầu trọn là TOP 10 sản phẩm thiên nhiên tốt nhất. Nhiều nghiên
cứu trên quan điểm phát triển Nông – Lâm – Môi trƣờng – Bảo tồn đa dạng
sinh học cho thấy phát triển Hồi cùng một lúc đạt đƣợc nhiều mục tiêu: Kinh tế
- Xã hội – Môi trƣờng. Chính vì điều đó trong những năm qua các dự án về
phát triển kinh tế nông hộ, dự án phủ xanh đất trống đồi núi trọc, dự án trồng
rừng Việt Đức, dự án 06 của chính phủ tiến hành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã
chọn cây Hồi nhƣ một giải pháp đầu tƣ thực hiện. Phát triển Hồi là định hƣớng
chiến lƣợc trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài của tỉnh Lạng Sơn. Cây Hồi Lạng Sơn
ngoài ý nghĩa lớn về kinh tế nó còn mang một sắc thái nhân văn tốt đẹp, đó là
tính kế thừa truyền thống từ đời này qua đời khác một cách có ý thức.
Hồi có phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Nam Trung Quốc kéo dài
xuống vùng núi phía Bắc của Việt Nam. Tại Việt Nam, cây Hồi có phân bố
nhiều ở các tỉnh biên giới Việt - Trung nhƣ Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn,
Quảng Ninh. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc, có tổng diện tích tự
nhiên là 832.378,38 ha. Trong đó đất có rừng 372.500,8 ha, diện tích rừng
Hồi 33.503 ha, chiếm 70% so với diện tích rừng Hồi cả nƣớc. Hồi phân bố
hầu hết ở các huyện, thành phố của Lạng Sơn, nhƣng tập trung nhiều ở các
huyện: Văn Quan, Bình Gia. Diện tích trồng Hồi của 2 huyện này chiếm tới
55,9% diện tích trồng Hồi toàn tỉnh do ở những địa phƣơng này đất đƣợc phát
triển trên đá mẹ Riolit & phiến thạch màu nâu đỏ hoặc đỏ vàng, tầng đất sâu,
tỷ lệ mùn cao[12]. Với diện tích rừng Hồi nói trên, trong vài năm tới đây cây
Hồi đến thời điểm cho thu hoạch thì đây là tiềm năng rất lớn đem lại hiệu quả
kinh tế cao cho bà con các dân tộc tỉnh Lạng Sơn.
2
Văn Lãng là một huyện nổi tiếng từ lâu về trồng Hồi, song do nhiều
yếu tố chi phối nên việc phát triển và mở rộng quy mô Hồi của huyện gặp
không ít khó khăn. Những năm 1995 trở lại đây có nhiều thay đổi trên bình
diện chung của cả nƣớc và của Lạng Sơn nói riêng: Về kinh tế, chính trị, về
giao lƣu thị trƣờng, cây Hồi đang có cơ hội để phát triển.
Trong những năm gần đây, do nhu cầu sử dụng tinh dầu Hồi trên thế
giới ngày càng tăng, giá cả thị trƣờng tƣơng đối ổn định, cây Hồi đƣợc trả
đúng vị trí của nó. Hơn nữa, Hồi còn là cây đa mục đích, vừa mang lại hiệu
quả kinh tế cao cho ngƣời dân vừa có tác dụng che phủ bảo vệ đất cũng nhƣ
bảo vệ môi trƣờng sinh thái lâu dài và bền vững. Trong chƣơng trình trồng mới
5 triệu ha rừng giai đoạn 2001 – 2010 của chính phủ, Hồi là một trong những
cây trồng chính của tỉnh Lạng Sơn. Đồng thời cũng là cây góp phần xoá đói
giảm nghèo chủ yếu cho đồng bao các Dân tộc vùng sâu vùng xa của tỉnh.
Khóa luận nghiên cứu “Thực trạng gây trồng và tiêu thụ các sản phẩm từ cây
Hồi (Illicium verum Hook) trên địa bàn huyện Văn Lãng – tỉnh Lạng Sơn”
rất cần thiết, thông qua đánh giá thực trạng gây trồng và tiêu thụ để tổng hợp
đƣợc những tồn tại, khó khăn làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển vùng Hồi
của địa phƣơng.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÂY HỒI
Trong hệ thực vật Việt Nam, chi Hồi (Illicium) có nguồn gen rất phong
phú, rất đa dạng, hiện đó thống kê đƣợc khoảng 16 loài. Tất cả các loài trong
chi Hồi (Illicium) ở nƣớc ta đều chứa tinh dầu với các thành phần hoá học
khác nhau. Ở một số loài tinh dầu lại chứa chủ yếu là safrol, linalool và
methyl eugenol… Các loài trong chi Hồi ở Việt Nam là nguồn gen quý cần
đƣợc nghiên cứu để khai thác, bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững. Ngoài
ra, tinh dầu Hồi còn đƣợc dùng làm hƣơng liệu để chế biến các đồ mỹ phẩm
cao cấp. Sau khi ép lấy tinh dầu, bã còn lại dùng làm thuốc trừ sâu, làm men,
than hoạt tính, phân bón, thức ăn gia súc...[12] Trong quá trình tồn tại và phát
triển của xã hội loài ngƣời có liên quan mật thiết đến các nguồn tài nguyên
thiên nhiên. Cùng với tốc độ phát triển của kinh tế thì nhu cầu tiêu thụ các sản
phẩm của cây Hồi ngày càng tăng. Vì vậy việc nghiên cứu để hiện trạng gây
trồng và thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm của cây Hồi cần đƣợc coi trọng.
Cây Hồi là nguyên liệu quý trong công nghiệp dƣợc phẩm và thực
phẩm. Không chỉ ở châu Á (đặc biệt là các nƣớc khu vực Đông Nam Á), mà
tại nhiều nƣớc châu Âu (Pháp, Đức, Ý…) và châu Mỹ (Hoa Kỳ, Cu Ba…)
quả và tinh dầu Hồi đƣợc coi là gia vị ƣa thích trong chế biến thực phẩm.
Trong danh mục các thƣơng phẩm an toàn đƣợc phép sử dụng trong sản xuất
thuốc và chế biến thực phẩm của Hoa Kỳ, quả hồi mang ký hiệu “GRAS
2095” và tinh dầu Hồi mang ký hiệu “GRAS 2096”. Hồi lại là nguồn nguyên
liệu có thể tách chiết acid shikimic, nguồn nguyên liệu để tổng hợp chất
Osaltamivir - hoạt chất của thuốc tamiflu - hiện đƣợc coi là thuốc kháng virus
có hiệu quả trong việc phối hợp điều trị cúm gia cầm H5N1 trên ngƣời nếu
đƣợc sử dụng ở giai đoạn sớm. Theo thống kê (chƣa đầy đủ) thì diện tích rừng
Hồi ở Lạng Sơn, Quảng Ninh tới năm 2005 đạt trên 30.000 ha, với sản lƣợng
quả là 3.426 tấn. Dự kiến đến năm 2010 chúng ta sẽ có thêm 20.000 ha Hồi.
Riêng tinh dầu, hàng năm cũng đó chƣng cất đƣợc từ 150 – 250 tấn. Quả Hồi