Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Thực Trạng Gây Trồng Loài Cây Bần Chua Sonneratia Caseolaris L Engler Và Cây Trang Kandelia Obovata Sheue Liu Yong Ở Vùng Ven Biển Bắc Bộ
PREMIUM
Số trang
127
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1088

Nghiên Cứu Thực Trạng Gây Trồng Loài Cây Bần Chua Sonneratia Caseolaris L Engler Và Cây Trang Kandelia Obovata Sheue Liu Yong Ở Vùng Ven Biển Bắc Bộ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ ĐÌNH LONG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG GÂY TRỒNG LOÀI

CÂY BẦN CHUA (Sonneratia caseolaris (L.) Engler)

VÀ CÂY TRANG (Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong)

Ở VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC

MÃ SỐ: 8620201

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. ĐỖ ANH TUÂN

TS. LÊ VĂN THÀNH

Hà Nội, 2022

i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi, được thực hiện

trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Quốc gia: “Nghiên cứu

tuyển chọn một số loài cây ngập mặn thích hợp phục vụ trồng rừng phòng

hộ ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng Bắc Bộ và Tây Nam Bộ” do TS. Lê

Văn Thành làm chủ nhiệm đề tài, tôi làm cộng tác viên. Các số liệu, kết quả

nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ

công trình nghiên cứu nào khác.

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên

cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận

đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2022

NGƯỜI CAM ĐOAN

Hà Đình Long

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Chương trình đào tạo sau Đại học của Trường Đại học

Lâm nghiệp, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng gây trồng loài cây

Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engler) và cây Trang (Kandelia

obovata Sheue, Liu & Yong) ở vùng ven biển Bắc bộ”.

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Lê Văn Thành và

PGS. TS. Đỗ Anh Tuân, những người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và

truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp tôi hoàn thiện luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Ban giám hiệu Trường Đại

học Lâm nghiệp; phòng đào tạo sau đại học; Các thầy, cô trong khoa Lâm

Học đã dạy cho chúng tôi những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu.

Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Sinh Thái và

Môi Trường rừng cùng toàn thể cán bộ đồng nghiệp trong cơ quan đã chỉ bảo,

giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.

Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến Bố Mẹ và Vợ con của tôi,

những người thân trong gia đình, bạn bè của tôi – Những người đã hết sức

ủng hộ, tin tưởng và động viên tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua.

Trong quá trình hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân đã có nhiều cố

gắng nhưng do kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, hạn chế về mặt thời gian

nên luận văn không thể tránh khỏi có những khiếm khuyết nhất định. Tôi rất

mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy cô giáo, các chuyên gia và

đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội,ngày 19 tháng 5 năm 2022

TÁC GIẢ

Hà Đình Long

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i

LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii

MỤC LỤC.......................................................................................................iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... v

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .................................................................vi

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH..................................................................viii

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3

1.1. Trên thế giới............................................................................................ 3

1.1.1. Vai trò của RNM trong phòng hộ ven biển và ứng phó với BĐKH 3

1.1.2. Nghiên cứu về loài Bần chua............................................................ 4

1.1.3. Nghiên cứu về loài Trang ................................................................. 8

1.2. Trong nước.............................................................................................. 9

1.2.1. Vai trò của RNM trong phòng hộ ven biển và ứng phó với BĐKH . 9

1.2.2. Nghiên cứu về loài Bần chua.......................................................... 12

1.2.3. Nghiên cứu về loài Trang................................................................ 17

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 20

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 20

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 20

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 20

2.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 20

2.2.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................... 20

2.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................ 20

2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.................................................. 20

2.3.1. Nội dung nghiên cứu....................................................................... 20

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................ 21

iv

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 31

3.1. Điều tra đánh giá hiện trạng RNM phòng hộ Bần chua và Trang ở vùng

ven biển Bắc Bộ, lựa chọn lâm phần và tuyển chọn cây trội/mẹ ................ 31

3.1.1. Diện tích và Phân bố rừng trồng loài cây Bần chua và Trang tại

khu vực nghiên cứu................................................................................... 31

3.1.2. Hiện trạng sinh trưởng và phát triển RNM Bần chua và Trang tại

khu vực nghiên cứu................................................................................... 33

3.1.3. Chọn lâm phần và cây trội/mẹ........................................................ 49

3.2. Điều kiện lập địa nơi trồng/phân bố Bần chua và Trang...................... 70

3.2.1. Điều kiện lập địa nơi trồng Bần chua ............................................ 70

3.2.2. Điều kiện lập địa nơi trồng Trang.................................................. 80

3.3. Bổ sung kỹ thuật gây trồng cây Bần chua và Trang............................. 90

3.3.1. Kỹ thuật nhân giống, trồng cây Bần chua...................................... 90

3.3.2. Kỹ thuật nhân giống, trồng cây Trang ........................................... 91

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 97

PHỤ LỤC

v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TT Ký hiệu Giải thích

1 BĐKH Biến đổi khí hậu

2 KVNC Khu vực nghiên cứu

3 RNM Rừng ngập mặn

4 OTC Ô tiêu chuẩn

5 CV Hệ số biến thiên

6 Hvn Chiều cao vút ngọn

7 D00 Đường kính gốc

8 Hdc Chiều cao dưới cành

9 Dt Đường kính tán

10 UBND Ủy ban nhân dân

11 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1. Phân cấp mức độ sâu bệnh hại trong lâm phần .............................. 24

Bảng 3.1. Diện tích và nơi trồng Bần chua và Trang..................................... 31

Bảng 3.2. Sinh trưởng của Bần chua tại phường Yên Giang, thị xã Quảng

Yên, tỉnh Quảng Ninh ..................................................................................... 34

Bảng 3.3. Sinh trưởng của Bần chua tại xã Đại Hợp, huyện Kiến Thuỵ, TP.

Hải Phòng........................................................................................................ 35

Bảng 3.4. Sinh trưởng của Bần chua tại xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải,

Thái Bình......................................................................................................... 37

Bảng 3.5. Sinh trưởng của Bần chua tại xã Nam Điền, xã Nghĩa Hải, huyện

Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định........................................................................... 38

Bảng 3.6. Sinh trưởng của Bần chua tại xã Kim Đông, huyện Kim Sơn, tỉnh

Ninh Bình ........................................................................................................ 40

Bảng 3.7. Sinh trưởng của Trang tại xã Quảng Phong, huyện Hải Hà, tỉnh

Quảng Ninh ..................................................................................................... 42

Bảng 3.8. Sinh trưởng của Trang tại xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, TP. Hải

Phòng............................................................................................................... 43

Bảng 3.9. Sinh trưởng của Trang tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh

Thái Bình......................................................................................................... 45

Bảng 3.10. Sinh trưởng của Trang tại xã Nghĩa Hùng, huyện Nghĩa Hưng,

tỉnh Nam Định................................................................................................. 46

Bảng 3.11. Sinh trưởng của Trang tại xã Kim Chung, Kim Sơn, Ninh Bình . 48

Bảng 3.12. Sinh trưởng của Bần chua tại 5 địa điểm điều tra ở 5 tỉnh ........... 49

Bảng 3.13. Sinh trưởng của Trang tại 5 địa điểm điều tra ở 5 tỉnh ................ 51

Bảng 3.14. Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây trội Bần chua trồng năm 2008 tại

xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ........................................... 53

Bảng 3.15. Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây trội Bần chua trồng năm 2008 tại

xã Kim Đông, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.............................................. 58

vii

Bảng 3.16. Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây trội Trang trồng năm 2007 tại xã

Thuỵ Xuân, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình................................................ 62

Bảng 3.17. Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây trội Trang trồng năm 2007 tại xã

Nghĩa Hùng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định .......................................... 66

Bảng 3.18. Kết quả điều tra điều kiện gây trồng Bần chua hiện nay.............. 70

Bảng 3.19. Kết quả phân tích các chỉ tiêu lý hóa tính của 20 mẫu đất nơi trồng

Bần chua hiện nay .......................................................................................... 77

Bảng 3.20. Kết quả điều tra điều kiện gây trồng Trang hiện nay ................... 80

Bảng 3.21. Kết quả phân tích các chỉ tiêu lý hóa tính của 20 mẫu đất nơi trồng

Trang hiện nay................................................................................................. 87

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 3.1. Lập OTC đo đếm Bần chua tại phường Yên Giang – TX. Quảng

Yên – Tỉnh Quảng Ninh.................................................................................. 33

Hình 3.2. Đo đếm tái sinh Ô dạng bản tại phường Yên Giang – TX. Quảng

Yên – Tỉnh Quảng Ninh.................................................................................. 33

Hình 3.3. Rừng bần chua tại Quảng Yên ........................................................ 35

Hình 3.4. Thảm thực vật trong rừng Bần chua tại Quảng Yên....................... 35

Hình 3.5. Rừng Bần chua tại xã Đại Hợp, huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng 36

Hình 3.6. Rừng bần chua tại xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải, Thái Bình.... 38

Hình 3.7. Rừng trồng bần chua tại xã Nghĩa Hải, Nghĩa Hưng, Nam Định... 39

Hình 3.8. Rừng trồng Bần chua tại xã Kim Chung, Kim Sơn, Ninh Bình ..... 41

Hình 3.9. Lập OTC, Ô dạng bản và đo đếm tái sinh rừng Trang ................... 41

Hình 3.10. Rừng trồng Trang xã Quảng Phong, huyện Hải Hà, Quảng Ninh 43

Hình 3.11. Rừng trồng Trang tại Kiến Thuỵ - Hải Phòng .............................. 44

Hình 3.12. Rừng trồng 2009 tại Thuỵ Xuân – Thái Thuỵ .............................. 46

Hình 3.13. Rừng Trang trồng năm 2004 tại xã Nghĩa Hùng, huyện Nghĩa

Hưng, tỉnh Nam Định...................................................................................... 47

Hình 3. 14. Rừng trồng Trang tại Kim Sơn – Ninh Bình ............................... 49

Hình 3.15. Hình ảnh chọn cây trội Bần chua tại xã Đông Hoàng, huyện Tiền

Hải, tỉnh Thái Bình.......................................................................................... 57

Hình 3.16. Cây trội Bần chua tại xã Kim Đông, huyện Kim Sơn, ................. 61

Hình 3.17. Cây trội Trang xã Thuỵ Xuân, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình 65

Hình 3.18. Hình ảnh cây trội Trang tại xã Nghĩa Hùng, huyện Nghĩa Hưng,

tỉnh Nam Định................................................................................................. 69

Hình 3.19. Độ lún bàn chân khi đi tại khu vực điều tra .................................. 76

Hình 3.20. Khoan mẫu và lấy mẫu đất trong OTC......................................... 89

Hình 3.21. Vườn ươm cây Bần chua tại xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải, tỉnh

Thái Bình......................................................................................................... 90

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam với bờ biển dài 3260 km, chạy dọc từ Móng Cái đến Hà Tiên,

hàng năm chịu nhiều thiên tai đặc biệt là bão lũ và là một trong 5 nước đứng đầu

thế giới dễ bị tổn thương nhất do BĐKH gây ra (Chương trình Phát triển Liên

Hợp Quốc, 2007). BĐKH thực sự đã làm cho thiên tai, đặc biệt là bão, lũ và hạn

hán ngày càng khốc liệt; riêng giai đoạn 2000 - 2010, số người thiệt mạng do

thiên tai là 5.045 người, số người mất tích là 617 người, tổng thiệt hại khoảng

91.000 tỷ đồng (INDC Việt Nam, 2015).

Một trong những giải pháp phòng chống thiên tai, ứng phó với BĐKH gây

ra cho vùng ven biển là phát triển bền vững hệ sinh thái RNM. Ngoài tác dụng cố

định phù sa, lấn biển, chống xói lở bờ biển, RNM còn làm giảm tốc độ gió, giảm

năng lượng sóng, hạn chế tác hại của sóng biển tại những vùng bị bão và lốc

xoáy, do đó có thể giảm 50% tổn hại do thiên tai gây ra so với những vùng không

có RNM bảo vệ (Kathiresan, 2012). Vai trò của RNM chống lại các mối nguy

hiểm ven biển đã nhận được sự chú ý từ sau hậu quả của đợt sóng thần năm 2004

tại Ấn Độ Dương, rất nhiều nghiên cứu toán học đã chỉ ra rằng RNM có khả năng

làm giảm cường độ sóng; năng lượng sóng được hấp thụ phụ thuộc phần lớn vào

mật độ rừng, đường kính thân cây, rễ cây, đường kính tán cây và tầng cây (World

Bank, 2016). RNM với lớp tán lá dày cùng với thân, cành cây đã tạo thành lớp rào

bằng vật liệu mềm giảm sức công phá của sóng biển (Phan Nguyên Hồng, 2007).

Luật Lâm nghiệp năm 2017 cũng đã khẳng định, RNM là tác nhân quan

trọng hạn chế các tác hại của BĐKH, giảm nhẹ thiệt hại do nước biển dâng,

phòng hộ bảo vệ bờ biển khỏi sóng và biển xâm lấn…. Đánh giá được vai trò của

RNM, những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những chính sách để

phục hồi và phát triển hệ sinh thái RNM ven biển nhằm phòng chống thiên tai,

ứng phó với BĐKH. Để thúc đẩy nhanh việc phát triển rừng ven biển trong đó có

RNM, ngày 23/8/2016 Chính phủ đã ban hành Nghị định 119/2016/NĐ-CP, Nghị

định đã đưa ra một số chính sách đặc biệt cho phát triển bền vững hệ sinh thái

2

RNM phòng hộ ven biển, là chiến lược quan trọng trong phòng chống thiên tai và

ứng phó với BĐKH, ngày 4/10/2021 Chính phủ đã ban hành Quyết định

1662/QĐ-TTg phê duyệt đề án bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng

phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.

Nhưng, để có được hệ sinh thái RNM phòng hộ có chất lượng cao, đáp ứng

khả năng phòng chống thiên tai, ứng phó với BĐKH, yêu cầu đầu tiên đặt ra là

cần điều tra đánh giá được thực trạng gây trồng phát triển các loài cây ngập mặn

thực thụ hiện nay để từ đó chọn ra được bộ giống cây ngập mặn có chất lượng

cao, có nguồn gốc, xuất xứ, đáp ứng mục tiêu trồng RNM phòng hộ cho mỗi vùng

sinh thái, nhưng cho đến nay công tác đánh giá thực trạng gây trồng cây ngập

mặn và chọn tạo giống cây ngập mặn bản địa ở nước ta chưa được quan tâm đúng

mức, nên hiện chưa có một giống cây ngập mặn nào được công nhận là giống

quốc gia hoặc giống tiến bộ kỹ thuật. Trong khi đó, giống cây lâm nghiệp trên cạn

trên toàn quốc đến nay đã công nhận được 252 giống, chủ yếu tập trung cho giống

cây nhập nội sinh trưởng nhanh (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019).

Chính vì thế giống cây ngập mặn đem trồng hiện nay hầu hết là giống xô bồ,

không có nguồn gốc, xuất xứ, sinh trưởng phát triển không đồng đều, chất lượng

lâm phần RNM phòng hộ không cao, không bền vững, khả năng phòng chống

thiên tai chưa cao, trong đó có loài Bần chua và Trang ở vùng ven biển Bắc Bộ.

Từ đó cho thấy, việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng gây trồng

loài cây Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engler) và cây Trang

(Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong) ở vùng ven biển Bắc bộ” là rất cần

thiết, phù hợp với nhu cầu cấp bách đặt ra hiện nay cho công tác phòng hộ ven

biển, phòng chống thiên tai và ứng phó với BĐKH ở nước ta.

3

Chương 1.

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Trên thế giới

1.1.1. Vai trò của RNM trong phòng hộ ven biển và ứng phó với BĐKH

RNM là một hệ sinh thái đặc thù ở vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới và

cận nhiệt đới. Do sự phân bố đặc trưng nên RNM đóng vai trò hết sức quan

trọng trong phòng hộ ven biển và ứng phó với BĐKH. Trên thế giới, vai trò

của RNM đã được nghiên cứu khá đầy đủ và toàn diện, trong đó:

Báo cáo của UNEP (2005) [101], RNM giúp bảo vệ các đảo khỏi bị lũ

vào mùa bão, giảm được 70% sức gió tấn công các đảo, hạn chế mức độ phá

hủy của trận sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004. Một nghiên cứu khác về sóng

thần ngày 24/11/2004 ở Ấn Độ Dương cho thấy, một dải RNM rậm rạp, rộng

100 m có thể làm giảm 50% chiều cao sóng và triệt tiêu đi 90% năng lượng

của sóng (Primvera, J. H., 2004) [90]. Mazda, Y. và cộng sự (1997) [88], cho

biết cường độ và độ cao của sóng giảm mạnh khi đi qua RNM, tuy nhiên, mức

độ cản sóng của RNM phụ thuộc vào bề rộng của rừng, loài cây, mật độ và

chiều cao của các tầng cây rừng. Nghiên cứu của Alongi, D.M. (2008) [52] cho

thấy, RNM là một trong những hệ sinh thái quan trọng dễ bị tổn thương trước

những biến đổi bất thường của thời tiết và thiên tai như động đất, sóng thần,

bão lũ…Những tác động của BĐKH có thể dẫn đến sự biến mất của 10 - 15%

RNM toàn cầu. Tác giả cũng đánh giá vai trò phòng hộ của RNM với sóng

thần, với tác động xấu của BĐKH và đã chỉ ra rằng: RNM có khả năng làm

giảm đáng kể sóng thần nếu chiều rộng đai rừng đảm bảo ít nhất 100 m do khả

năng hấp thu năng lượng sóng bởi mật độ cây, đường kính thân và rễ cây.

Chen, Y. và cộng sự (2011) [58] cho biết vai trò chắn sóng của rừng trồng

Trang cũng đã được khẳng định, làm giảm khoảng 46% chiều cao sóng sau khi

sóng vượt qua 50 m rừng trồng Trang.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!