Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực Trạng Gây Trồng Cây Thuốc Tại Bản Người Dân Tộc Dao Tại Thôn Hợp Sơn Xã Ba Vì Huyện Ba Vì Thành Phố Hà Nội
PREMIUM
Số trang
86
Kích thước
5.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1076

Thực Trạng Gây Trồng Cây Thuốc Tại Bản Người Dân Tộc Dao Tại Thôn Hợp Sơn Xã Ba Vì Huyện Ba Vì Thành Phố Hà Nội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MÔI TRƯỜNG

-------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG GÂY TRỒNG CÂY THUỐC TẠI BẢN NGƯỜI

DÂN TỘC DAO TẠI THÔN HỢP SƠN, XÃ BA VÌ, HUYỆN BA VÌ,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

NGÀNH : QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

MÃ SỐ : 7620211

Giảng viên hướng dẫn : NGƯT.PGS.TS. Trần Ngọc Hải

Họ và tên sinh : Lò Thị Diễm Quỳnh

Mã sinh viên : 1653020179

Lớp : K61B - QLNTR

Khóa học : 2016 -2020

HÀ NỘI - 2020

i

LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Viện

Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn, cùng giáo viên hướng dẫn, tôi tiến hành

thực hiện đề tài: “Thực trạng gây trồng cây thuốc tại bản người dân tộc Dao

tại thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”.

Để hiện thực hóa ý tưởng và hoàn thành được nghiên cứu là kết quả của

sự nỗ lực, cố gắng của bản thân và sự đóng góp hết sức quý báu của các Thầy

giáo, Cô giáo, Ban lãnh đạo và người dân địa phương. Nhân dịp này tôi xin được

bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn Ths. Nguyễn Đình Hải là

người đã trực tiếp định hướng, giúp đỡ, khuyến khích chỉ dẫn cho tôi những kiến

thức quý báu trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô giáo trường Đại học Lâm

nghiệp; toàn thể nhân dân, tập thể lãnh đạo UBND xã Ba Vì, huyện Ba Vì, thành

phố Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ chúng tôi trong quá trình

thực hoàn thành nghiên cứu này.

Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên nghiên cứu không tránh khỏi

những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các

thầy cô, các cơ quan chuyên môn, cùng toàn thể các bạn để đề tài nghiên cứu

được hoàn chỉnh hơn.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

Sinh viên thực hiện

Lò Thị Diễm Quỳnh

ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................i

MỤC LỤC.........................................................................................................ii

DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v

DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................vi

ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 7

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 8

1.1. Tình hình nghiên cứu cây thuốc trên thế giới ............................................ 8

1.2. Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở Việt Nam ........................................... 10

CHƯƠNG II MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU................................................................................................ 18

2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 18

2.1.1. Mục tiêu chung...................................................................................... 18

2.1.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 18

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 18

2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 18

2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 19

2.4.1. Kế thừa số liệu....................................................................................... 19

2.4.2. Chuẩn bị và điều tra sơ thám................................................................. 19

2.4.3. Điều tra thành phần loài cây thuốc ở các hộ gia đình tại thôn Hợp Sơn.

......................................................................................................................... 19

2.4.4. Tìm hiểu kỹ thuật gây trồng loài Tam thất gừng (Stahlianthus thorelii

Gagnep) tại hộ gia đình................................................................................... 25

2.4.5. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc tại khu

vực nghiên cứu ................................................................................................ 30

CHƯƠNG III ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN

CỨU ................................................................................................................ 31

3.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................... 31

3.1.2. Thổ nhưỡng ........................................................................................... 31

iii

3.1.3. Khí hậu – thủy văn ................................................................................ 31

3.1.4. Thảm thực vật........................................................................................ 32

3.1.5. Hệ động vật ........................................................................................... 33

3.1.6. Hệ côn trùng.......................................................................................... 33

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................... 34

3.2.1. Về phân bố dân cư................................................................................. 34

3.2.2. Về thành phần dân tộc........................................................................... 34

3.2.3. Về phân cấp hộ theo khu vực................................................................ 34

3.2.4. Về phân bố lao động ............................................................................. 35

3.2.5. Về phân bố diện tích đất........................................................................ 35

3.2.6. Trang phục truyền thống và các lễ hội.................................................. 35

3.3. Đánh giá chung tiềm năng của xã ............................................................ 35

3.3.1. Khó khăn ............................................................................................... 35

3.3.2. Thuận lợi ............................................................................................... 36

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................... 37

4.1. Thành phần loài cây thuốc trồng tại các hộ gia đình thôn Hợp Sơn........ 37

4.2. Điều tra kỹ thuật gây trồng loài Tam thất gừng (Stahlianthus thorelii

Gagnep) tại hộ gia đình................................................................................... 42

4.2.1. Đặc điểm sinh vật học của loài Tam thất gừng ..................................... 42

4.2.2. Đặc điểm vật hậu................................................................................... 44

4.2.3. Kỹ thuật nhân giống vô tính cây Tam thất gừng (bằng củ và cắt đoạn củ)

......................................................................................................................... 45

4.3. Thu hái, sơ chế, thị trường tiêu thụ các loài thuốc nam tại thôn Hợp Sơn

......................................................................................................................... 51

4.3.1. Tình hình thu hái các loài thuốc nam tại thôn Hợp Sơn ....................... 51

4.3.2. Thị trường tiêu thụ các loài thuốc nam................................................. 52

4.3.3. Tình hình sơ chế, chế biến và bảo quản các loài cây thuốc .................. 55

4.4. Đề xuất giải pháp phát triển bền vững các loài cây thuốc tại thôn Hợp

Sơn................................................................................................................... 57

iv

4.4.1. Đánh giá thực trạng các loài cây thuốc tại thôn Hợp Sơn .................... 57

4.4.2. Đề xuất giải pháp phát triển bền vững cây thuốc nam cho thôn Hợp Sơn

......................................................................................................................... 58

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ............................................................. 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bàng 2.1. Tổng hợp kết quả phỏng vấn .......................................................... 23

Bảng 2.2. Thống kê loài cây thuốc trồng trong vườn hộ gia đình tại thôn Hợp

Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội ............................................. 24

Bảng 2.3. Tổng hợp các kinh nghiệm gây trồng các loài cây thuốc ............... 24

Mẫu biểu 2.3. Danh lục cây thuốc thôn Hợp Sơn, Ba Vì, Ba Vì, Hà Nội ...... 24

Bảng 4.1. Số lượng họ, chi, loài cây thuốc được trồng tại các hộ gia đình thôn

Hợp Sơn........................................................................................................... 37

Bảng 4.2. Tỷ lệ % 8 họ cây thuốc có số loài lớn nhất tại thôn Hợp Sơn........ 38

Bảng 4.3. Tổng hợp các dạng sống của các loài cây thuốc tại thôn Hợp Sơn39

Bảng 4.4. Nhóm công dụng các loài cây thuốc tại thôn Hợp Sơn................. 41

Bảng 4.5. Các loài cây thuốc quý hiếm trồng tại thôn Hợp Sơn .................... 41

Bảng 4.6. Kênh thị trường tiêu thụ sản phẩm của các loài cây thuốc............. 54

Bảng 4.7. Tổng hợp thông tin về thu hái, sơ chế cây thuốc tại thôn Hợp Sơn

......................................................................................................................... 56

Bảng 4.8. Giá một số loài cây thuốc thương lái mua tại địa phương.............. 57

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Hình thái, đặc điểm loài Tam thất gừng.......................................... 43

Hình 4.2: Hình thái phiến lá Tam thất gừng.................................................... 44

Hình 4.3: Hoa của loài Tam thất gừng ............................................................ 45

Hình 4.4. Giá bảo quản thuốc của người dân tại thôn Hợp Sơn..................... 57

7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây thuốc là một nguồn tài nguyên thực vật được loài người sử dụng từ

thời xa xưa, ngay từ thời nguyên thủy con người đã biết sử dụng cây cỏ để

làm thuốc và làm rau ăn, cây thuốc giữ vị trí cực kỳ quan trọng trong cộng

đồng các dân tộc Việt Nam.

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, là khu vực có tính đa

dạng rất cao đặc biệt là sự đa dạng về thành phần loài thuốc. Thống kê hiện

nay, nước ta có khoảng trên 4000 loài cây được sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên

sự phân bố, tình hình sinh trưởng và phát triển các loài cây thuốc ở mỗi khu

vực là khác nhau và kinh nghiệm sử dụng chúng ở mỗi khu vực, mỗi cộng

đồng dân tộc là khác nhau.

Ngày này, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường, nhu cầu đời sống

nâng cao, việc khai thác cây thuốc đã trở thành hoạt động kinh tế của mỗi

nhân loại nói chung và đồng bào dân tộc miền núi nói riêng. Trong những

năm qua, nhiều loại cây thuốc quý đã bị khai thác thường xuyên với khối

lượng lớn, nhiều loài đã trở nên quý hiếm hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng

ngoài tự nhiên.

Thôn Hợp Sơn xã Ba Vì thuộc vùng đệm của VQG Ba Vì có cộng đồng

người Dao sinh sống đời sống của người dân còn nhiều khó khăn do quỹ đất

sản xuất hẹp và làm thế nào các gia đình người dân tộc Dao ở đây tồn tại và

phát triển ổn định đời sống, phát huy được kiến thức, kinh nghiệm về nghề

thuốc cổ truyền trong giai đoạn hiện nay? Để làm rõ vấn đề trên, tôi triển khai

đề tài nghiên cứu “ Thực trạng gây trồng cây thuốc tại bản người dân tộc

Dao tại thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội". Nghiên

cứu sẽ tập trung vào đánh giá thực trạng gây trồng các loài cây thuốc ở vườn

hộ, tình hình chế biến và kênh tiêu thụ các sản phẩm từ thảo dược tại địa

phương, kỹ thuât trồng một số cây thuốc ở địa phương làm cơ sở để đề xuất

nhằm phát triển nghề thuốc của cộng đồng người Dao ở vùng đệm VQG Ba

Vì.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!