Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa theo bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (trên cơ sở thực tiễn địa bàn
PREMIUM
Số trang
101
Kích thước
872.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1648

Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa theo bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (trên cơ sở thực tiễn địa bàn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYỄN THU THỦY

THñ TôC TRANH TôNG T¹I PHI£N TßA

THEO Bé LUËT Tè TôNG H×NH Sù N¡M 2015

(trªn c¬ së thùc tiÔn ®Þa bµn tØnh Nam §Þnh)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2023

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYỄN THU THỦY

THñ TôC TRANH TôNG T¹I PHI£N TßA

THEO Bé LUËT Tè TôNG H×NH Sù N¡M 2015

(trªn c¬ së thùc tiÔn ®Þa bµn tØnh Nam §Þnh)

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN NGỌC CHÍ

HÀ NỘI - 2023

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào

khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,

tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán

tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại

học Quốc gia Hà Nội.

Tôi xin chân thành cám ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thu Thủy

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC TRANH

TỤNG TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ................. 8

1.1. Khái niệm thủ tục tranh tụng tại phiên tòa .................................... 8

1.1.1. Thế nào là tranh tụng........................................................................... 8

1.1.2. Thời điểm bắt đầu thủ tục tranh tụng tại phiên tòa ........................... 11

1.1.3. Chủ thể thực hiện tranh tụng tại phiên tòa ........................................ 13

1.1.4. Chủ thể điều khiển thủ tục tranh tụng tại phiên tòa .......................... 14

1.1.5. Nội dung thủ tục tranh tụng tại phiên tòa.......................................... 17

1.1.6. Thủ tục tranh tụng tuân theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự...... 18

1.2. Vai trò, ý nghĩa của thủ tục tranh tụng tại phiên tòa .................. 19

1.2.1. Vai trò của thủ tục tranh tụng tại phiên tòa ....................................... 19

1.2.2. Ý nghĩa của thủ tục tranh tụng tại phiên tòa ..................................... 21

1.3. Các yếu tố tác động tới chất lượng tranh tụng tại phiên tòa ...... 22

Kết luận chương 1 ......................................................................................... 28

Chương 2: PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ THỦ

TỤC TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA VÀ THỰC TIỄN

TẠI TỈNH NAM ĐỊNH................................................................... 29

2.1. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục tranh tụng tại

phiên tòa ........................................................................................... 29

2.1.1. Chủ trương, định hướng của Đảng về cải cách tư pháp liên quan

đến đổi mới thủ tục tranh tụng tại phiên tòa ..................................... 29

2.1.2. Nguyên tắc "tranh tụng trong xét xử được bảo đảm"........................ 31

2.1.3. Quy định về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa trong Bộ luật Tố

tụng hình sự năm 2015 ...................................................................... 34

2.2. Thực tiễn áp dụng thủ tục tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ

án hình sự ở tỉnh Nam Định ........................................................... 51

2.2.1. Những kết quả đạt được trong thủ tục tranh tụng tại phiên tòa

xét xử vụ án hình sự ở tỉnh Nam Định .............................................. 51

2.2.2. Một số tồn tại, hạn chế trong thủ tục tranh tụng tại phiên tòa xét

xử vụ án hình sự ở tỉnh Nam Định .................................................... 57

Kết luận chương 2 ......................................................................................... 71

Chương 3: MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ

VỤ ÁN HÌNH SỰ ............................................................................ 72

3.1. Một số yêu cầu đối với các giải pháp nâng cao chất lượng

tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự .............................. 72

3.1.1. Các giải pháp phải phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp ................ 72

3.1.2. Các giải pháp phải trên cơ sở tôn trọng quyền con người................. 72

3.1.3. Các giải pháp phải phù hợp với điều kiện đặc thù của tố tụng

hình sự Việt Nam............................................................................... 73

3.1.4. Các giải pháp phải đồng bộ, bao quát toàn diện trong các giai

đoạn tố tụng ....................................................................................... 74

3.1.5. Các giải pháp phải có tính khả thi..................................................... 75

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên

tòa xét xử vụ án hình sự.................................................................. 75

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật.......................................................... 75

3.2.2. Giải pháp về thực thi pháp luật ......................................................... 79

3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực............................................................. 80

3.2.4. Các giải pháp khác ............................................................................ 84

Kết luận chương 3 ......................................................................................... 88

KẾT LUẬN.................................................................................................... 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 91

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLTTHS:

CQĐT:

HĐXX:

KSV:

NBC:

TAND:

TTHS:

VKS:

Bộ luật tố tụng hình sự

Cơ quan điều tra

Hội đồng xét xử

Kiểm sát viên

Người bào chữa

Tòa án nhân dân

Tố tụng hình sự

Viện kiểm sát

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu Tên bảng Trang

Bảng 2.1 Bảng Số vụ án thụ lý, giải quyết của Tòa án nhân dân

hai cấp tỉnh Nam Định từ 01/01/2018 đến 31/12/2021 53

Bảng 2.2 Số vụ án hình sự sơ thẩm được TAND hai cấp tỉnh

Nam Định chấp nhận quan điểm của VKS và số vụ án

hình sự sơ thẩm VKS rút quyết định truy tố hoặc thay

đổi tội danh từ 01/01/2018 đến 31/12/2021 54

Bảng 2.3 Số vụ án có người bào chữa, người bảo vệ quyền, lợi ích

hợp pháp cho đương sự từ 01/01/2018 đến 31/12/2021 55

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị Ban chấp

hành trung ương Đảng “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong

thời gian tới” đề ra chủ trương “Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát

viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và

những người tham gia tố tụng khác...”. Tiếp đó, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày

02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”

nhấn mạnh việc “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên tòa xét

xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”.

Tranh tụng không chỉ là thành tựu pháp lý đơn thuần, mà cao hơn là

thành tựu của sự phát triển tư tưởng của nền văn minh nhân loại. Hoạt động

này góp phần cơ bản cho quá trình xét xử diễn ra một cách khách quan, công

bằng, giảm bớt tình trạng oan sai. Tinh thần cải cách tư pháp xác định Tòa án

đóng vai trò trung tâm trong toàn bộ quá trình tố tụng, là nơi quyết định tính

đúng đắn, khách quan của việc giải quyết vụ án, bảo vệ lợi ích nhà nước,

quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và coi xét xử vụ án hình sự là giai

đoạn trung tâm của quá trình tố tụng hình sự. Với vai trò quan trọng như vậy,

việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa luôn luôn là một nhu cầu,

một đòi hỏi cấp thiết khách quan.

Trên tinh thần đó, BLTTHS năm 2015 quy định nguyên tắc “tranh tụng

trong xét xử được bảo đảm” làm định hướng cho việc hình thành khuôn khổ

pháp lý thủ tục tranh tụng tại phiên tòa và trong thực tiễn xét xử của tòa án.

Những quy định này đã bảo đảm tính khách quan, dân chủ, công bằng, bình

đẳng trong hoạt động xét xử góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con

người. Qua thủ tục tranh tụng tại phiên tòa, HĐXX có thể thẩm tra chứng cứ,

thu thập chứng cứ mới, các bên tranh tụng có cơ sở thực hiện đầy đủ các

2

quyền của mình tại phiên tòa trong việc trình bày quan điểm, đưa ra lý lẽ, lập

luận để bảo vệ quan điểm của mình, bác bỏ quan điểm của phía đối lập.

Thông qua kết quả xét hỏi, sự cọ sát quan điểm của hai bên buộc tội và gỡ tội

mà Tòa án đưa ra phán quyết giải quyết vụ án. Mặc dù vậy, thực tiễn tranh

tụng tại phiên tòa cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập, nặng về hình thức và

chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp. Trong các nguyên nhân dẫn

đến thực trạng này có nguyên nhân quan trọng là quy định của BLTTHS năm

2015 về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa còn nhiều hạn chế nhất định, vị trí, vai

trò và chức năng của các chủ thể tố tụng chưa được phân định cụ thể, rạch ròi,

gánh nặng xét hỏi vẫn thuộc về Tòa án, chưa thực sự bảo đảm nguyên tắc

tranh tụng trong xét xử.

Khoa học luật tố tụng hình sự trong nước đã có nhiều công trình khoa

học nghiên cứu về tranh tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, nhưng

chủ yếu chỉ đề cập một cách tổng thể và có hệ thống những khía cạnh lý luận

chung nhất về tranh tụng mà chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu

có hệ thống, toàn diện và sâu sắc riêng về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa dưới

góc độ lý luận cũng như thực tiễn áp dụng tại một địa phương nhất định.

Vì vậy, nghiên cứu về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa và thực tiễn áp

dụng để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra những giải pháp hoàn thiện,

nâng cao hiệu quả của việc áp dụng những quy định đó không chỉ có ý nghĩa

lý luận, thực tiễn và pháp lý quan trọng mà còn là lý do luận chứng cho sự cần

thiết để học viên lựa chọn đề tài "Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa theo Bộ

luật Tố tụng hình sự năm 2015 (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Nam

Định)" làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Qua nghiên cứu, khảo sát học viên nhận thấy, từ trước khi BLTTHS

năm 2015 được ban hành và chính thức có hiệu lực, đã có nhiều bài viết, bài

3

nghiên cứu và sách chuyên khảo đề cập đến vấn đề tranh tụng tại phiên tòa

trong tố tụng hình sự, tiêu biểu như:

* Về sách chuyên khảo có thể kể đến: GS. TSKH. Lê Cảm và PGS. TS

Nguyễn Ngọc Chí đồng chủ biên cuốn sách "Cải cách tư pháp ở Việt Nam

trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền", Nhà xuất bản Đại học Quốc

gia Hà Nội, 2004. TS. Dương Thanh Biểu biên soạn cuốn "Tranh luận tại

phiên tòa sơ thẩm", Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2007. TS. Lưu Tiến Dũng

biên soạn cuốn "Độc lập xét xử trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam", Nhà

xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2012. PGS. TS Nguyễn Hòa Bình chủ biên cuốn

sách "Những nội dung mới trong BLTTHS năm 2015", Nhà xuất bản Chính trị

quốc gia, 2016. Đặc biệt, gần đây nhất TS. Nguyễn Ngọc Kiện biên soạn cuốn

sách "Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm", Nhà xuất bản Tư

pháp, 2017 đã đề cập tương đối đầy đủ lý luận về thủ tục tranh tụng tại phiên

tòa hình sự sơ thẩm như: cơ sở xác định thủ tục tranh tụng tại phiên tòa; mục

đích, ý nghĩa của thủ tục tranh tụng tại phiên tòa cũng như đã đề cập tới thực

tiễn tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, đồng thời đưa ra các giải pháp

bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.

* Về các công trình là đề tài nghiên cứu khoa học: PGS. TS Nguyễn

Ngọc Chí chủ nhiệm đề tài khoa học cấp trường "Tổ chức và hoạt động các

cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp" của Khoa

luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012.

* Về các bài biết của các tác giả trên tạp chí chuyên ngành có liên quan

đến đề tài có thể kể đến như: Bài viết "Bản chất của tranh tụng tại phiên tòa"

trong Tạp chí Khoa học pháp lý số 4/2004 của PGS. TS Trần Văn Độ. Bài

viết "Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự theo tinh thần cải cách tư

pháp, một số vấn đề lý luận và thực tiễn" của Nguyễn Đức Mai trong Tạp chí

Tòa án nhân dân số 7/2007. Bài viết "Vấn đề tranh tụng và tăng cường tranh

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!