Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thủ pháp hòa âm trong tác phẩm giao hưởng Việt Nam sau 1975
PREMIUM
Số trang
171
Kích thước
3.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1797

Thủ pháp hòa âm trong tác phẩm giao hưởng Việt Nam sau 1975

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM

*****

VŨ TÖ CẦU

THỦ PHÁP HÕA ÂM TRONG TÁC PHẨM

GIAO HƢỞNG VIỆT NAM SAU 1975

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC

HÀ NỘI - 2017

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM

*****

VŨ TÖ CẦU

THỦ PHÁP HÕA ÂM TRONG TÁC PHẨM

GIAO HƢỞNG VIỆT NAM SAU 1975

CHUYÊN NGÀNH: ÂM NHẠC HỌC

MÃ SỐ : 62 21 02 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS BÙI HUYỀN NGA

HÀ NỘI - 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án này do tôi thực hiện dƣới sự giúp đỡ của

ngƣời hƣớng dẫn khoa học. Đề tài và hƣớng nghiên cứu không trùng lặp với

các công trình đã công bố. Các trích dẫn và số liệu trong luận án là trung thực.

Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.

Tác giả luận án

Vũ Tú Cầu

ii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1

CHƢƠNG 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HÒA ÂM VÀ KHÁI QUÁT VỀ TÁC

PHẨM GIAO HƢỞNG VIỆT NAM SAU 1975........................................................7

1.1 Một số khái niệm về thuật ngữ chuyên ngành dùng trong luận án ......................7

1.1.1 Hòa âm.......................................................................................................7

1.1.2. Thang âm - Điệu thức .............................................................................12

1.2.1 Hệ thống tài liệu nghiên cứu...................................................................15

1.2.2 Đánh giá tình hình nghiên cứu.................................................................27

1.3 Khái quát về tác phẩm giao hƣởng Việt Nam sáng tác sau 1975 .......................31

1.3.1 Sơ lƣợc lịch sử phát triển của thể loại giao hƣởng ...................................31

1.3.2 Nội dung - đề tài ......................................................................................36

Tiểu kết chƣơng 1......................................................................................................45

CHƢƠNG 2: VẬN DỤNG THỦ PHÁP HÒA ÂM PHƢƠNG TÂY ......................49

2.1 Cơ sở lý luận .......................................................................................................49

2.1.1 Khái quát...................................................................................................49

2.1.2 Hòa âm cổ điển (L'harmonie classique ) ..................................................50

2.1.3 Hòa âm hiện đại (L'harmonie moderne)...................................................52

2.2 Vận dụng thủ pháp hòa âm cổ điển.....................................................................54

2.2.2 Các vòng hòa âm kết (cadence)................................................................57

2.2.3 Thủ pháp ly điệu và chuyển điệu..............................................................62

2.2.4 Bè trì tục....................................................................................................66

2.3 Vận dụng thủ pháp hòa âm hiện đại....................................................................68

2. 3.1 Điệu thức..................................................................................................68

2.3.2 Các dạng hợp âm - chồng âm ...................................................................76

2.3.3 Một số thủ pháp hòa âm............................................................................87

CHƢƠNG 3: BIẾN ĐỔI THỦ PHÁP HÒA ÂM NHẰM PHÙ HỢP VỚI NGÔN

NGỮ ÂM NHẠC VIỆT NAM................................................................................104

3.1 Cơ sở lý luận .....................................................................................................104

3.2 Vận dụng điệu thức năm âm. ............................................................................105

3.2.1 Xây dựng chủ đề ở điệu thức năm âm...................................................106

3.3 Những biến đổi của một số thủ pháp hòa âm....................................................120

3.3.1 Thủ pháp tăng quãng và chồng quãng 4 , quãng 5 .................................120

3.3.2 Các dạng hợp âm - chồng âm kết ..........................................................126

3.3.3 Bè trì tục.................................................................................................131

3.3.4 Hòa âm đƣợc hình thành từ các tuyến giai điệu theo kiểu phức điệu. ............137

KẾT LUẬN.............................................................................................................144

Tài liệu tham khảo...................................................................................................150

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GS - TS Giáo sƣ - Tiến sĩ

NXB Nhà xuất bản

NSND Nghệ sĩ nhân dân

PL Phụ lục

PGS - TS Phó giáo sƣ - Tiến sĩ

XHCN Xã hội chủ nghĩa

tr Trang

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Tác phẩm giao hƣởng là các tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hƣởng,

đƣợc biểu diễn trong các phòng hòa nhạc lớn, phục vụ đông đảo thính giả.

Âm nhạc giao hƣởng là đỉnh cao tƣ duy âm nhạc của con ngƣời. Nó thể hiện

đƣợc những nội dung, đề tài phong phú, đa dạng, những tƣ tƣởng sâu sắc, súc

tích.

Âm nhạc giao hƣởng là loại hình âm nhạc chuyên nghiệp, mang tính

bác học có nguồn gốc từ châu Âu. Đƣợc hình thành từ vài trăm năm trƣớc,

đến ngày nay âm nhạc giao hƣởng đã phát triển đến độ hoàn chỉnh và trở

thành tài sản văn hóa chung của nhân loại.

Tác phẩm giao hƣởng thƣờng có nội dung đề cập đến những vấn đề lớn

lao trong xã hội, những vấn đề có tính triết học, những vấn đề chứa đựng

xung đột, kịch tính mạnh mẽ...Khả năng của nghệ thuật giao hưởng là vô tận,

nó có thể biểu hiện những rung cảm, những âm thanh rì rào nhỏ nhất, đến

những âm thanh dồn dập, kịch tính căng thẳng mạnh mẽ nhất [51/ tr 203]

Nhạc sĩ ngƣời Nga vĩ đại D. Shostacovich đã nói: Nhạc giao hưởng

đứng đầu trong tất cả các thể loại. Nó súc tích bởi nội dung sâu sắc hơn cả và

là bà chúa của vương quốc âm nhạc [75/ tr9].

Trong nền âm nhạc mới Việt Nam, các tác phẩm viết cho dàn nhạc giao

hƣởng chỉ bắt đầu xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX. Mặc dù so với

nền âm nhạc giao hƣởng châu Âu, các tác phẩm giao hƣởng Việt Nam ra đời

sau vài thế kỷ, tuy nhiên các nhạc sĩ Việt Nam đã sáng tạo đƣợc nhiều tác

phẩm thành công, bƣớc đầu xây dựng nên nền âm nhạc giao hƣởng đậm bản

sắc Việt Nam.

Ngay từ những ngày đầu hình thành nền âm nhạc mới Việt Nam, bên

cạnh sự tiếp thu và phát triển những chất liệu trong nền âm nhạc cổ truyền

dân tộc, việc sử dụng những hình thức và thủ pháp của nền âm nhạc phƣơng

Tây để thể hiện các vấn đề xã hội cũng nhƣ con ngƣời Việt Nam đã đƣợc các

nhạc sĩ quan tâm và đã tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị.

2

Trong các hình thức, thủ pháp của âm nhạc phƣơng Tây mà các nhạc sĩ

Việt Nam tiếp thu và ứng dụng trong các tác phẩm của mình, hòa âm đóng

một vai trò rất quan trọng. Hòa âm là một trong những yếu tố quan trọng nhất

góp phần tạo nên sự thành công của một tác phẩm âm nhạc. Sự hình thành và

phát triển của hòa âm đã trải qua một quá trình lịch sử rất lâu dài. Qua nhiều

thế kỷ, các nhạc sĩ phƣơng Tây đã dần dần hoàn thiện các thủ pháp hòa âm,

khiến chúng trở thành những bộ phận vô cùng quan trọng trong nền âm nhạc

của nhân loại.

Từ những năm 60 của thế kỷ XX, trong sáng tác âm nhạc nói chung và

sáng tác giao hƣởng nói riêng, các nhạc sĩ Việt Nam đã rất chú ý khai thác,

vận dụng các thủ pháp trong lĩnh vực hòa âm . Họ vừa kế thừa các thủ pháp

hòa âm phƣơng Tây ở các mức độ khác nhau, vừa vận dụng một cách sáng tạo

sao cho phù hợp với giai điệu, thang âm - điệu thức mang âm hƣởng dân tộc.

Việc làm này phù hợp với phƣơng châm của Đảng và nhà nƣớc đề ra, đó là:

bảo tồn và phát huy những nhân tố độc đáo của nền âm nhạc cổ truyền dân

tộc, kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của nền âm nhạc thế

giới nhằm xây dựng một nền âm nhạc dân tộc và hiện đại [15 ]

Mùa xuân 1975, sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, đất nƣớc

thống nhất, ngoài các nƣớc XHCN mà chúng ta vẫn giữ mối quan hệ chặt chẽ,

chúng ta còn mở rộng quan hệ với các nƣớc phƣơng Tây nhƣ ở Tây Âu, Bắc

Mỹ và các nƣớc trong khu vực nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc...

Đến thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đã tạo nên bƣớc ngoặt lịch sử, đánh

dấu sự chuyển biến quan trọng của đất nƣớc. Sự nghiệp đổi mới đƣợc bắt đầu

bằng đổi mới tƣ duy, tạo nên sự chuyển biến sâu sắc về quan điểm đã tác

động đến các mặt chính trị, kinh tế, xã hội. Sự chuyển đổi từ một nền kinh tế

tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN, đã tạo

nên sự tác động mạnh mẽ đến hoạt động văn hóa- nghệ thuật. Điều này đã đƣa

đến bƣớc phát triển và đổi mới trong đời sống âm nhạc. Sự khởi sắc trong các

hoạt động sáng tác, biểu diễn, sƣu tầm nghiên cứu, phê bình và đào tạo đã là

động lực cho âm nhạc phát triển với sự đa dạng về hình thức, thể loại, phong

phú về nội dung đề tài và ngôn ngữ âm nhạc.

3

Âm nhạc giao hƣởng trong giai đoạn này cũng không đứng ngoài xu

thế chung đó. Từ sau năm 1975, số lƣợng các dàn nhạc giao hƣởng ở Việt

Nam đã phát triển nhiều hơn nhƣ: Dàn nhạc Giao hƣởng Việt Nam, Nhà hát

Hợp xƣớng Nhạc Vũ kịch Việt Nam, Dàn nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia

Việt Nam, Dàn nhạc Giao hƣởng Hợp xƣớng Ca Vũ kịch Thành phố Hồ Chí

Minh…Đây là điều kiện để biểu diễn, giới thiệu các tác phẩm phẩm giao

hƣởng Việt Nam ở trong và ngoài nƣớc. Điều này đã góp phần khuyến khích

các nhạc sĩ sáng tác sáng tạo nên nhiều tác phẩm âm nhạc giao hƣởng.

Các tác phẩm giao hƣởng của giai đoạn này một mặt tiếp nối truyền

thống giao hƣởng của giai đoạn trƣớc (1960- 1975), một mặt thể hiện những

tìm tòi, sáng tạo về nhiều lĩnh vực để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội

đƣơng đại.

Với mong muốn tìm hiểu về việc vận dụng một cách sáng tạo các thủ

pháp hòa âm phƣơng Tây trong sáng tác của các nhạc sĩ Việt Nam, qua đó để

nhìn nhận, đánh giá về một số đặc điểm âm nhạc trong các sáng tác cho dàn

nhạc giao hƣởng của các nhạc sĩ Việt Nam ở giai đoạn này, chúng tôi chọn đề

tài cho luận án của mình là:

Thủ pháp hòa âm trong tác phẩm giao hưởng Việt Nam sau 1975

2. Lịch sử đề tài

Điểm qua các công trình nghiên cứu về hòa âm đã có ở nƣớc ta cho đến

thời điểm hiện nay:

- Đó là một số cuốn sách giáo khoa về hòa âm đƣợc dịch từ các sách

của nƣớc ngoài cũng nhƣ của các tác giả Việt Nam biên soạn. Trong đó có

Giáo trình hòa thanh (bậc đại học) của GS-TS Phạm Minh Khang, xuất bản

năm 2005.

- Bản luận án tiến sĩ của Đào Trọng Minh, bảo vệ năm 1990 với tiêu đề:

Những vấn đề về cấu trúc của ngôn ngữ hòa thanh.

- Một số luận văn nghiên cứu chuyên về hòa âm cùng với một số công

trình nghiên cứu về âm nhạc khác có đề cập đến vấn đề hòa âm.

Tuy nhiên các công trình này lại không đi sâu vào nghiên cứu về hòa

âm trong các tác phẩm khí nhạc nói chung và giao hƣởng nói riêng của Việt

4

Nam. Chúng tôi sẽ trình bày kỹ về các công trình đã nêu ở trên trong mục 1.2

Tình hình nghiên cứu hòa âm ở chƣơng 1 của luận án.

Tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay, chúng tôi chƣa thấy một

công trình chuyên khảo nào về vấn đề hòa âm trong các tác phẩm thính phòng

- giao hƣởng Việt Nam đƣợc xuất bản.

Bản luận án của chúng tôi là công trình đầu tiên đi vào nghiên cứu

chuyên sâu về sự kế thừa và biến hóa các thủ pháp hòa âm phƣơng Tây trong

các tác phẩm giao hƣởng của một số nhạc sĩ Việt Nam sáng tác sau năm 1975.

Đây là một đề tài không trùng lặp với các công trình đã công bố.

Các công trình nghiên cứu đã công bố sẽ là những tƣ liệu quý cho

chúng tôi tham khảo trong quá trình hoàn thành luận án này.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Những thủ pháp hòa âm phƣơng Tây đã đƣợc các nhạc sĩ Việt Nam sử

dụng trong các tác phẩm giao hƣởng.

- Những tìm tòi, sáng tạo nhằm biến đổi các thủ pháp đó cho phù hợp

với ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam, tạo nên bản sắc dân tộc trong âm nhạc giao

hƣởng của các nhạc sĩ.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận án đƣợc giới hạn trong các tác phẩm âm

nhạc giao hƣởng ở các thể loại: liên khúc giao hƣởng, tổ khúc giao hƣởng,

concerto, các tác phẩm ở thể loại một chƣơng nhƣ thơ giao hƣởng, ouverture,

rhapsodie, ballade...của một số nhạc sĩ đƣợc lựa chọn theo tiêu chí:

- Các tác phẩm đã đƣợc sáng tác trong giai đoạn sau năm 1975.

- Các tác phẩm đã đƣợc phổ biến, in ấn và công diễn.

- Các tác phẩm đã đƣợc giải thƣởng trong các kỳ thi trong nƣớc và quốc tế.

Các nhạc sĩ mà chúng tôi chọn tác phẩm để nghiên cứu gồm các nhạc sĩ

đã có những đóng góp trong lĩnh vực sáng tác giao hƣởng từ trƣớc năm 1975

mà đến giai đoạn sau 1975 họ vẫn tiếp tục sáng tạo những tác phẩm mới nhƣ:

Nguyễn Văn Thƣơng, Đàm Linh, Vĩnh Cát, Trọng Bằng, Chu Minh, Nguyễn

Văn Nam, Hoàng Dƣơng, Nguyễn Thị Nhung, Đinh Quang Hợp, Ca Lê

5

Thuần, Thế Bảo, Đỗ Dũng v.v...Ngoài ra là tác phẩm của các nhạc sĩ trƣởng

thành sau năm 1975 nhƣ: Nguyễn Cƣờng, Phan Ngọc, Trần Trọng Hùng,

Hoàng Cƣơng, Ngô Quốc Tính, Đức Trịnh, Đỗ Hồng Quân, Đặng Hữu Phúc,

Trần Mạnh Hùng, Lê Quang Vũ, Vũ Nhật Tân, Hoàng Lƣơng v.v...

Thực tế ở Việt Nam, việc in ấn và biểu diễn các tác phẩm giao hƣởng

gặp rất nhiều khó khăn. Khi tiến hành sƣu tầm các tác phẩm dùng cho việc

nghiên cứu của luận án, chúng tôi không có điều kiện có đƣợc tất cả các tác

phẩm của các nhạc sĩ. Do vậy, phạm vi nghiên cứu của luận án đƣợc giới hạn

trong 62 tác phẩm.

Danh sách 62 tác phẩm dùng trong luận án chúng tôi trình bày ở phần phụ lục

3 (tr 155).

Các tác phẩm của các nhạc sĩ Việt kiều không thuộc phạm vi nghiên

cứu của bản luận án. Phần âm nhạc giao hƣởng là bộ phận tất yếu của các bản

hợp xƣớng, các vở nhạc kịch, vũ kịch, nhạc phim cũng không nằm trong

phạm vi nghiên cứu của luận án. Chúng tôi mong rằng những tác phẩm âm

nhạc này sẽ là đề tài trong một công trình chuyên sâu khác khi chúng tôi có

đủ điều kiện nghiên cứu.

4. Mục đích nghiên cứu.

Luận án hƣớng tới việc:

- Tổng kết sự vận dụng các thủ pháp hòa âm phƣơng Tây trong các tác

phẩm giao hƣởng Việt Nam sáng tác sau 1975.

-Tìm hiểu về những tìm tòi và sáng tạo của các nhạc sĩ nhằm biến đổi

các thủ pháp đó cho phù hợp với ngôn ngữ âm nhạc dân tộc . Qua đó có thể

khẳng định, giao hƣởng Việt Nam đã tiếp thu một cách sáng tạo các thủ pháp

hòa âm phƣơng Tây để hình thành một khuynh hƣớng sáng tác với các thủ

pháp hòa âm mang đặc điểm riêng của mình.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu.

Đề tài luận án thuộc lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, vì thế để hoàn thành

luận án, chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết gồm: phân

tích, so sánh, đối chiếu, chứng minh, diễn giải, sau đó tổng hợp để tìm ra

6

đƣợc những vấn đề của việc vận dụng sáng tạo các thủ pháp hòa âm trong các

tác phẩm giao hƣởng Việt Nam sáng tác sau năm 1975.

6. Đóng góp của luận án.

Kế thừa những thành quả của các công trình nghiên cứu đã công bố,

luận án của chúng tôi là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về hòa âm

trong các tác phẩm giao hƣởng Việt Nam giai đoạn sau 1975.

- Luận án đƣa ra những nhận xét tổng quát về nội dung, thể loại của các

sáng tác giao hƣởng Việt Nam sau 1975.

- Phân tích và hệ thống hóa ngôn ngữ hòa âm trong các tác phẩm giao

hƣởng của Việt Nam giai đoạn sau năm 1975. Qua đó đƣa ra những nhận

định về việc vận dụng sáng tạo các thủ pháp hòa âm phƣơng Tây trong các tác

phẩm giao hƣởng Việt Nam.

- Đƣa ra những phƣơng thức tìm tòi, đổi mới trong lĩnh vực hòa âm,

nhằm tạo nên bản sắc dân tộc của các nhạc sĩ.

- Đóng góp một số ý kiến về việc sáng tác, nghiên cứu liên quan đến

lĩnh vực hòa âm trong sáng tác giao hƣởng Việt Nam ở giai đoạn hiện nay.

- Bổ sung một số kinh nghiệm ứng dụng các thủ pháp hòa âm vào giáo

trình giảng dạy môn hòa âm cũng nhƣ môn lịch sử âm nhạc Việt Nam đƣơng

đại tại các cơ sở đào tạo âm nhạc trong nƣớc.

7. Bố cục luận án

Luận án của chúng tôi ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham

khảo và phần Phụ lục, gồm có 3 chƣơng.

Chƣơng 1: Tình hình nghiên cứu hòa âm và khái quát về tác phẩm

giao hưởng Việt Nam sau 1975.

Chƣơng 2: Vận dụng thủ pháp hòa âm phương Tây.

Chƣơng 3: Biến đổi thủ pháp hòa âm nhằm phù hợp với ngôn ngữ

âm nhạc Việt Nam.

7

CHƢƠNG 1

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HÕA ÂM VÀ KHÁI QUÁT

VỀ TÁC PHẨM GIAO HƢỞNG VIỆT NAM SAU 1975

1.1 Một số khái niệm về thuật ngữ chuyên ngành dùng trong luận án

Do hiện nay ở nƣớc ta chƣa có một cuốn tự điển âm nhạc nào bằng tiếng

Việt có đủ độ lớn về số từ, bao quát đƣợc nhiều lĩnh vực chuyên sâu thuộc các

chuyên ngành hòa âm, phức điệu, phối khí, phân tích tác phẩm…và phần ngôn

ngữ nƣớc ngoài ( Anh, Ý, Pháp, Đức, Nga). Do vậy việc thống nhất các khái

niệm, thuật ngữ chuyên môn là việc làm còn gặp nhiều khó khăn.

Trong luận án này, về thuật ngữ chuyên môn chúng tôi dựa vào cuốn

Thuật ngữ và ký hiệu âm nhạc của Đào Trọng Từ, Đỗ Mạnh Thƣờng do Nhà

xuất bản Văn hóa ấn hành năm 1984 và cuốn Giải thích thuật ngữ âm nhạc

quốc tế thông dụng của Đỗ Xuân Tùng do Nhạc viện Hà Nội xuất bản năm

2002. Bên cạnh đó chúng tôi có chú giải bằng một số hệ thống ngôn ngữ nƣớc

ngoài thông dụng.

Ngoài ra, tên gọi những nhạc cụ phƣơng Tây hoặc tên một số thể loại

âm nhạc có xuất xứ từ âm nhạc phƣơng Tây mà chƣa đƣợc dịch ra tiếng

Việt, trong luận án này chúng tôi dùng hệ thống tiếng Pháp để diễn đạt các

thuật ngữ đó.

Chúng tôi cũng sẽ chú thích các thuật ngữ này bằng một số ngôn ngữ

nƣớc ngoài thông dụng khác để có thể so sánh.

1.1.1 Hòa âm

Hòa âm là một trong những phƣơng tiện biểu hiện rất quan trọng trong

việc diễn tả nội dung của các tác phẩm âm nhạc. Những phƣơng tiện biểu hiện

của hòa âm rất phong phú gồm các hợp âm, nhóm các hợp âm, điệu tính,

nhóm các điệu tính v.v…Đó là những phƣơng tiện biểu hiện trong âm nhạc

không gì có thể thay thế đƣợc. Trong các tác phẩm, hòa âm luôn luôn liên

quan chặt chẽ với các thành phần khác đặc biệt là với giai điệu. Trong âm

nhạc nhiều bè, nhất là trong các tác phẩm khí nhạc, hòa âm và giai điệu là

8

những yếu tố chịu ảnh hƣởng nhiều của thời đại, bản sắc dân tộc và phong

cách của nhạc sĩ sáng tác.

Thông thƣờng trong mỗi giai điệu đã có chứa đựng hòa âm dƣới một

dạng ẩn. Ngƣợc lại, hòa âm kết hợp với các hƣớng giai điệu khác nhau trong

một tổng thể thống nhất và bằng cách đó nó tạo nên âm nhạc nhiều bè. Giai

điệu của các bè đó đƣợc thể hiện một cách tinh tế và nhƣ vậy hòa âm chứa

đựng trong bản thân nó cơ sở của giai điệu.

Một giá trị nữa của hòa âm đó là sự đóng góp trong việc hình thành

hình thức tác phẩm âm nhạc. Hòa âm giúp cho việc phân chia các tác phẩm

thành từng phần hoàn thiện và mối liên hệ của những phần đó trong một tổng

thể thống nhất. Vì trong hòa âm có một số chồng âm thể hiện sự phát triển,

chuyển động, còn ở một số chồng âm khác những chuyển động đó ngừng lại

gây cảm giác ổn định, hoàn thành. [14/tr3]

1.1.1.1 Khái niệm về hòa âm ( Harmonia: tiếng Hy Lạp, Ý; Harmony: tiếng

Anh; Harmonie: tiếng Pháp, Đức)

Danh từ hòa âm đã xuất hiện từ rất lâu đời ở thời kỳ của các nhà tƣ duy

cổ đại Hy Lạp.

Theo tiếng Hy Lạp, Harmonia có nghĩa là sự cân đối, hài hòa, trật tự,

sự hài hòa giữa toàn bộ với bộ phận [30/tr1]

Trong cuốn Học thuyết về hòa âm của I. N Chiulin đã định nghĩa hòa

âm nhƣ sau: Hòa âm là tổ chức cơ sở của âm nhạc nhiều bè, xây dựng trên sự

phối hợp điệu thức của các âm theo chiều dọc và chiều ngang, được thể hiện

ở các chồng âm và mối liên hệ giữa chúng với nhau.[14/ tr18]

Trong cuốn Giải thích thuật ngữ âm nhạc quốc tế của Đỗ Xuân

Tùng thì định nghĩa: Hòa âm là sự vang lên của 2 hay nhiều nốt cùng một

lúc [70 /tr85]

Trong luận án tiến sĩ của Đào Trọng Minh thì cho rằng: Thuật ngữ hòa

âm (harmony) trong ý nghĩa nguồn gốc của ngôn ngữ được hiểu như là sự hài

hòa , sự cân đối, sự hòa hợp của những yếu tố khác nhau khi kết hợp với

nhau. Thuật ngữ này trong âm nhạc được hiểu như là sự hài hòa giữa các âm

thanh khác nhau khi kết hợp( theo chiều dọc) với nhau.[96/ tr8]

9

Trong cuốn Cảm nhận mỹ học âm nhạc của Thế Bảo do nhà xuất bản

Thanh niên ấn hành năm 2013 có viết: Hòa âm được biểu hiện dưới hai dạng

rõ rệt. Hòa âm gồm những hợp âm chồng nốt lên nhau và hòa âm gồm những

hợp âm rải không dựng theo chiều đứng như những cột đèn mà nằm ngang

như những giai điệu.[4/ tr45]

Rõ ràng là có nhiều cách giải thích thuật ngữ hòa âm theo tiếng Việt

trong các công trình đã công bố. Trong luận án này, chúng tôi dùng từ hòa âm

nhƣ là một khái niệm chung trong đó thể hiện sự kết hợp của các âm theo chiều

dọc và chiều ngang cùng mối liên hệ giữa chúng dựa trên các quy luật nhất

định. Các quy luật này là một khái niệm động có sự mở rộng và phát triển.

Thuật ngữ ngôn ngữ hòa âm ngoài khái niệm biểu hiện nhƣ hòa âm, nó

còn dùng để chỉ lối cấu trúc đặc trƣng về hòa âm của một giai đoạn, một thời

kỳ, một trƣờng phái, một tác giả, cho nên ngôn ngữ hòa âm luôn gắn liền với

phong cách hòa âm.[96/tr6]

1.1.1.2 Hợp âm - Chồng âm

Hợp âm ( Accord: tiếng Pháp; Chord: tiếng Anh; Accordo: tiếng Ý;

Akkord: tiếng Đức)

Trong cuốn Lý thuyết âm nhạc cơ bản V.A. Vakhramêep có đƣa ra khái

niệm: Sự kết hợp cùng một lúc ba âm thanh (hoặc nhiều hơn nữa) sắp xếp

theo quãng ba gọi là hợp âm.[74/tr86]

Cũng định nghĩa về hợp âm, hai tác giả I.N. Chiulin và N.G.Privano

trong Sách giáo khoa hòa âm có viết: Hợp âm là chồng âm có sự kết cấu

nhất định. Kết cấu này phụ thuộc vào quy luật của điệu thức và âm học. Do

các quy luật này mà hợp âm phải có không dưới ba âm khác nhau và nó có

thể sắp xếp theo quãng ba.[13/tr12]

Cùng quan điểm với hai công trình trên, trong Sách giáo khoa hòa

thanh của Phạm Tú Hƣơng và Vũ Nhật Thăng, là tài liệu giảng dạy thể

nghiệm của Nhạc viện Hà Nội do Nhà xuất bản Âm nhạc ấn hành năm 1993

cũng định nghĩa: Hợp âm là sự kết hợp cùng một lúc một vài âm thanh có cao

độ khác nhau được sắp xếp theo quãng ba. Lối cấu trúc theo kiểu quãng ba là

đặc điểm của hợp âm trong hòa thanh cổ điển.[25/tr3]

10

P. Hindemith lại có cách nhìn mở rộng hơn về khái niệm hợp âm. Theo

ông thì hợp âm là bất kỳ một chồng âm nào từ ba âm trở lên, có thể sắp xếp

theo quãng ba (đô-mi-xon) cũng như không theo quãng ba (đô- pha-xi giáng

hay đô- đô thăng - xi) [30/tr9]

Trong Giáo trình hòa thanh, tác giả Phạm Minh Khang không định

nghĩa thuật ngữ hợp âm, nhƣng ông có nhận định: Nếu xét cho cùng thì những

quy luật của hợp âm hay chồng âm đều phụ thuộc vào các đặc trưng sơ khai

của quãng, chúng được ví như "chất liệu kiến trúc" của hòa âm. Nhưng tùy

theo các thời đại khác nhau, những đặc trưng này được sử dụng theo nhiều

phong cách hoàn toàn khác nhau cho phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ hiện

tại.[30/tr9]

Trên thực tế ở Việt Nam hiện nay, từ hợp âm đƣợc hiểu theo nhiều cách

khác nhau, chƣa có sự thống nhất. Do vậy trong luận án này, để thuận tiện cho

việc trình bày chúng tôi tạm dùng thuật ngữ hợp âm và chồng âm nhƣ sau:

Hợp âm: Dùng cho các chồng âm có từ 3 âm khác nhau trở lên, đƣợc sắp

xếp theo những quãng giống nhau (tính theo giá trị số lƣợng của quãng). Ta có

những hợp âm sắp xếp theo quãng ba, quãng hai, quãng bốn hoặc quãng năm.

Ví dụ 1.1

Chồng âm (Agrégation): Chồng âm là sự kết hợp từ ba âm trở lên

theo các quãng khác nhau, không có quy luật.

Ví dụ 1.2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!