Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ, thí dụ trong kinh Pháp Hoa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ, thí dụ trong kinh Pháp
Hoa
Nhuận Bình
Trong kho tàng kinh điển Đại thừa, kinh Diệu Pháp Liên Hoa là bộ kinh được
truyền bá rất sớm và rất rộng rãi, đã từng là bộ kinh cơ bản cho Tông Thiên Thai tại
Trung Hoa và Nhật Liên Tông tại Nhật Bản. Các vị thiền sư đời Lý Trần ở Việt Nam
cũng thường chú trọng trì tụng, giảng dạy Kinh Pháp Hoa song song với Kinh Viên giác,
Kim cương. Hai thiền sư Bảo Tính và Minh Tâm thời Lý (khoảng 1034) suốt 15 năm trì
tụng Kinh Pháp Hoa chưa từng trễ nãi. Thiền sư Chân Không lúc 18 tuổi, tầm sư học
đạo, nhân đến hộ giảng của Thảo Nhất tại chùa Tĩnh Lự núi Đông Cứu nghe giảng Kinh
Pháp Hoa, bổng nhiên tỏ ngộ. Sau đó Ngài được vua Lý Nhân Tông mời vào đại hội
giảng kinh Pháp Hoa. Bấy giờ Thiếu úy Nguyễn Thường Kiệt (tức Lý Thường Kiệt) và
thứ sử Lạng Châu là tướng quốc Thân Châu càng thêm kính trọng. Và ngày nay, trong
hiện tại việc trì tụng Kinh Pháp Hoa rất lan rộng trong giới Phật tử, giúp họ rất nhiều
trong việc tu tâm hành thiện theo đạo Giác ngộ.
Kinh Pháp Hoa là một trong những bộ kinh lớn của hệ thống Kinh tạng Đại thừa
Phật giáo, được các học giả phương Tây cho là 1 trong 20 Thánh thư phương Đông. Sự
hành trì tụng niệm một cách sâu rộng và bền bỉ của Phật tử đối với Kinh Pháp Hoa cho
thấy rằng đây là một bộ kinh đặc biệt về cả hai mặt triết lý và huyền bí. Ở Việt Nam,
Kinh Pháp Hoa được trì tụng hàng ngày như một thời khóa tu học kể cả chư tăng lẫn
Phật tử tại gia. Vì vậy rất khó mà nói hết được giá trị của Kinh Pháp Hoa và tại sao lại
có tác dụng rộng lớn như thế. Sự nghiên cứu về mặt lịch sử cũng như khái quát bố cục
nội dung kinh là điều cần thiết cho những Phật tử quan tâm đến bộ kinh lớn này.
Trong bản Kinh Pháp Hoa có đoạn kinh rất đặc biệt, nêu lên mục đích ra đời của
mười phương chư Phật. “Các đức Phật chỉ vì một việc trọng đại duy nhất mà ra đời, đó
là vì Khai ngộ cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật”. Như vậy Kinh Pháp Hoa chính
là kinh nêu rõ mục đích ra đời của chư Phật.
Thiên kinh vạn quyển Phật nói ra cùng với những pháp môn tu hành trong đó như
quán sổ tức, quán bất tịnh, tham thiền, trì trai giới… Đều đưa đến mục đích làm Phật. Có
kinh nói rộng, có kinh nói đơn giản, nhưng tựu trung chẳng có pháp môn nào dễ dàng để
tu thành Phật. Pháp môn nào cũng khó. Quán bất tịnh phải thật sâu xa, kỷ càng chứ
không phải quán qua loa mà thành tựu được. Sổ tức cũng không phải dễ, không cứ chỉ
thở ra thở vào là xong. Tham thiền, trì trai giới, các pháp môn khác đều khó như vậy cả.
Vậy mà theo Kinh Pháp Hoa thì việc thành Phật lại quá dễ.
“Nhược nhân tán loạn tâm, nhập ư tháp miếu trung, nhất xưng Nam mô Phật, giai
dĩ thành Phật đạo” (nếu người tâm tán loạn, đi vào trong tháp Phật, niệm một câu “Nam
mô Phật”, cũng đã thành Phật đạo). Qua những vấn đề đã được trình bày cho chúng ta
thấy bản Kinh Pháp Hoa đã được rất nhiều giới quan tâm và thực hành tu tập. Vì lẽ rằng,
Kinh Pháp Hoa là bộ kinh với cú nghĩa gãy gọn, súc tích, quyền thừa phương tiện Đức
Thế Tôn đã dùng những hình ảnh cụ thể, ví dụ minh họa, ẩn dụ để toát yếu nội dung
kinh đã làm cho nội dung kinh thên phần hấp dẫn và nhẹ nhàng trong phương pháp hành
trì.
Nội dung Kinh Pháp Hoa
1