Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Thời hạn trong xét xử sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ MỸ XUYẾN
THỜI HẠN TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH – 12 – 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THỜI HẠN TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG THỊ MINH SƠN
Học viên: LÊ THỊ MỸ XUYẾN
Lớp: Cao học Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Khóa: 19
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Hoàng Thị Minh Sơn. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu được là trung thực, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu.
Luận văn này chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ
Lê Thị Mỹ Xuyến
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BLHS Bộ luật hình sự
BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự
BLTTHSVN
CHXHCN
CQĐT
HĐXX
NNPQ
TAND
TP CTPT
XXST
Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Cơ quan điều tra
Hội đồng xét xử
Nhà nước pháp quyền
Tòa án nhân dân
Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa
Xét xử sơ thẩm
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ THỜI HẠN TRONG XÉT XỬ SƠ
THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM ...........................7
1.1. Lý luận về thời hạn trong xét xử sơ thẩm ................................................................7
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa thời hạn trong xét xử sơ thẩm .............................7
1.1.2. Các căn cứ xác định thời hạn trong xét xử sơ thẩm theo pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam .............................................................................................................. 12
1.2. Các quy định về thời hạn trong xét xử sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình
sự Việt Nam...................................................................................................................... 18
1.2.1. Thời hạn thụ lý vụ án hình sự sơ thẩm................................................................ 18
1.2.2. Thời hạn phân công Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa giải quyết vụ án hình sự
sơ thẩm............................................................................................................................... 19
1.2.3. Thời hạn chuyển vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ
lý vụ án hình sự sơ thẩm.................................................................................................. 20
1.2.4. Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự sơ thẩm ............................................... 21
1.2.5. Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử................................................................ 30
1.2.7. Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm ........................................................................ 35
1.2.8. Thời hạn tạm giam bị cáo sau khi tuyên án........................................................ 36
1.2.9. Thời hạn giao bản án ............................................................................................ 37
1.3. Đánh giá quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thời hạn trong xét xử
sơ thẩm.............................................................................................................................. 39
Kết luận chƣơng 1 .......................................................................................................... 47
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỜI HẠN TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ
ÁN HÌNH SỰ................................................................................................................... 48
2.1. Thực trạng thực hiện các quy định về thời hạn trong xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự............................................................................................................................... 48
2.1.1. Kết quả thực hiện các quy định pháp luật về thời hạn trong xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự.......................................................................................................................... 48
2.1.2. Những hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện quy định về thời hạn trong
xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự và nguyên nhân ....................................................... 52
2.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng thực hiện quy định về thời hạn trong xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự.................................................................................................... 57
2.2.1. Tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật về thời hạn trong xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự..................................................................................................................... 57
2.2.2. Tăng cường năng lực pháp luật, ý thức pháp luật và nâng cao trách nhiệm cá
nhân của cán bộ áp dụng pháp luật............................................................................... 64
2.2.3. Xử lý nghiêm minh những vi phạm trong việc áp dụng các quy định của pháp
luật tố tụng hình sự Việt Nam về thời hạn trong xét xử sơ thẩm ................................ 69
Kết luận chƣơng 2 .......................................................................................................... 71
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền (NNPQ), nơi mà ở đó tinh thần “thượng tôn pháp luật” là tinh
thần chủ đạo, pháp luật phải luôn được tôn trọng và đề cao. Các quyền tự do dân
chủ và quyền con người nói chung ngày càng được mở rộng và nâng chất lượng giải
quyết vụ án hình sự. Bảo vệ quyền con người không chỉ là nội dung, bản chất mà
còn trở thành mục tiêu cao nhất trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa (XHCN) ở nước ta. Cho nên, hoạt động tư pháp, đặc biệt là tư pháp hình sự
cũng ngày càng phải đổi mới theo hướng tôn trọng, bảo vệ quyền con người một
cách sâu sắc. Việc áp dụng thời hạn nói chung trong tố tụng hình sự cũng như thời
hạn trong xét xử sơ thẩm (XXST) vụ án hình sự ảnh hưởng rất lớn đến quyền con
người, các quyền tự do của công dân, cụ thể là bị can, bị cáo và cả những người
tham gia tố tụng khác.
Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt
Nam, tại khoản 2 Điều 31, đã khẳng định: “Người bị buộc tội phải được Tòa án xét
xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai”. Theo quy định trên của
Hiến pháp, mọi hoạt động trong các giai đoạn tố tụng hình sự đều phải tuân thủ và
hướng đến nguyên tắc trên.
Thời hạn là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong tố tụng hình sự, bởi thời hạn
chính là giới hạn thời gian dành cho các chủ thể của tố tụng hình sự thực hiện các
quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình. Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) quy định:
“Trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự”, như vậy
với tư cách là một đạo luật quy định về trình tự, thủ tục thực hiện các hoạt động tố
tụng, Bộ luật tố tụng hình sự phải ấn định các loại thời hạn để phải thực hiện hoặc
kết thúc một hoạt động tố tụng nào đó. Thời hạn là một tiêu chí để xác định trách
nhiệm của các chủ thể tố tụng hình sự, qua đó, đảm bảo cho hoạt động giải quyết vụ
án được tiến hành một cách thuận lợi, đảm bảo các quyền tự do dân chủ của công
dân, qua đó, cũng đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm của tố tụng hình sự. Do đó, việc
quy định thời hạn như thế nào cũng thể hiện chất lượng của một đạo luật tố tụng
hình sự.
2
Thời hạn được quy định phải dựa trên những tiêu chí như sau: Tiêu chí về
tính cần thiết, tiêu chí về tính phù hợp (với các thời hạn khác) và tiêu chí về tính khả
thi1
. Quy định thời hạn dựa trên các tiêu chí nêu trên sẽ đảm bảo cho hoạt động tố
tụng được tiến hành nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tài sản và công sức
của Nhà nước và những người tham gia tố tụng khác, bảo đảm quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân.
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về
chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định một trong những nhiệm vụ
cải cách tư pháp là phải hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự, pháp luật dân sự
và thủ tục tố tụng tư pháp, trong đó “Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan
đến lĩnh vực tư pháp phù hợp mục tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật. Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư
pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội”.
Từ những lý do đó, tác giả đã chọn đề tài: “Thời hạn trong xét xử sơ thẩm
theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” để nghiên cứu viết luận văn thạc sĩ của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề thời hạn trong xét xử sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt
Nam chưa được nghiên cứu nhiều, hiếm có những tài liệu, công trình khoa học
nghiên cứu sâu và có hệ thống về vấn đề này mà chủ yếu chỉ là những công trình
khoa học nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề cụ thể trong giai đoạn xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự, trong đó có đề cập đến quy định về thời hạn của vấn đề, có thể
kể đến:
Luận văn Thạc sĩ Luật học “Giai đoạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự
Việt Nam” (2001) của Võ Thị Thủy Tiên nghiên cứu những vấn đề cơ bản của giai
đoạn xét xử sơ thẩm trong suốt quá trình từ khi hồ sơ vụ án được giao qua cho Tòa
án, cho đến khi kết thúc vụ án bằng một bản án sơ thẩm hình sự. Công trình này có
đề cập đến quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử và thời hạn tạm giam để chuẩn bị
xét xử nhưng chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về mặt lý luận mà chưa đề cập đến việc
áp dụng các quy định này trong thực tiễn.
1Học viện tư pháp (2011), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên), Nhà
xuất bản tư pháp, tr.199-200.