Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non
PREMIUM
Số trang
144
Kích thước
2.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1183

Thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐHĐN

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG NHẰM PHÁT TRIỂN

KỸ NĂNG THOÁT HIỂM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA

HOẠT ĐỘNG HẰNG NGÀY Ở TRƯỜNG MẦM NON

GVHD : Th.S Tôn Nữ Diệu Hằng

SVTH : Hà Thị Loan

Lớp : 17SMN

Đà nẵng, tháng 05 năm 2021

MỤC LỤC

MỤC LỤC.............................................................................................................................................. 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................................... 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................................................. 8

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................................ 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................. 10

A. MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................................................ 2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: ....................................................................................... 2

4. Nhiệm vụ nghiên cứu:............................................................................................................... 2

5. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................................................. 3

6. Giả thuyết khoa học:................................................................................................................. 3

7. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................................................ 3

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:.......................................................................... 3

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:....................................................................... 3

7.3 Nhóm phương pháp bổ trợ: ............................................................................................... 4

8. Bố cục đề tài:.............................................................................................................................. 4

B. NỘI DUNG........................................................................................................................................ 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VIỆC THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ

NĂNG THOÁT HIỂM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG HẰNG NGÀY Ở

TRƯỜNG MẦM NON.......................................................................................................................... 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề .............................................................................................. 5

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài........................................................................................ 5

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam........................................................................................... 7

1.2 Lí luận về hoạt động hằng ngày ........................................................................................... 8

1.2.1 Khái niệm hoạt động hằng ngày.................................................................................... 8

1.2.2 Các hoạt động nhằm phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi. ..................... 11

1.2.2.1 Hoạt động học. .......................................................................................................... 11

1.2.2.2 Hoạt động vui chơi.................................................................................................... 12

1.2.2.3 Hoạt động ngoài trời................................................................................................. 14

1.2.3 Vai trò của các hoạt động đối với việc phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6

tuổi. 16

1.3 Lý luận về thiết kế tình huống............................................................................................ 18

1.3.1 Khái niệm thiết kế tình huống ..................................................................................... 18

1.3.2 Đặc điểm của việc thiết kế tình huống. ....................................................................... 19

1.3.3 Vai trò của TH đối với việc phát triển kỹ năng thoát hiểm......................................... 21

1.4 Lý luận về việc phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 thông qua hoạt động hằng

ngày. 24

1.4.1 Khái niệm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi....................................... 24

1.4.1.1 Kỹ năng thoát hiểm khỏi môi trường hoảng loạn khẩn cấp. ..................................... 26

1.4.1.2 Kỹ năng thoát hiểm khỏi thiên tai. ............................................................................ 26

- Kỹ năng ứng phó, thoát hiểm khi ngập lụt, sạt lở, động đất.............................................. 27

1.4.1.3 Kỹ năng thoát khỏi tại nạn. ....................................................................................... 27

- Kĩ năng thoát hiểm khi bị kẹt trong ô tô............................................................................ 27

1.4.1.4 Kỹ năng thoát hiểm khi bị xâm hại cơ thể................................................................. 28

- Kỹ năng ứng phó, thoát hiểm khi bị xâm hại và bắt cóc. .................................................. 28

- Kỹ năng thoát hiểm khi gặp người lạ. ............................................................................... 28

- Kỹ năng thoát hiểm khi bị bắt nạt, tống tiền. .................................................................... 28

1.4.2 Đặc điểm kỹ năng thoát hiểm của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các hoạt động................ 28

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi. ....... 29

1.4.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý................................................................................................. 29

1.4.3.2 Yếu tố môi trường gia đình và môi trường mầm non, môi trường xã hội. ................ 31

1.4.4 Vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi.34

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................... 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THIẾT KẾ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG, BÀI TẬP

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG THOÁT HIỂM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON ... 39

2.1 Khái quát quá trình điều tra thực trạng ................................................................................. 39

2.1.1 Mục đích điều tra. ............................................................................................................... 39

2.1.2 Đối tượng điều tra. .............................................................................................................. 39

2.1.3 Nội dung điều tra................................................................................................................. 39

2.1.4 Thời gian điều tra thực trạng: Từ tháng 3 đến tháng 4 .................................................... 39

2.1.5 Phương pháp điều tra. ........................................................................................................ 39

2.1.6 Tiêu chí và thang đánh giá ................................................................................................. 41

2.2 Vài nét về trường mầm non...................................................................................................... 43

2.3 Thực trạng thiết kế một số tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6

tuổi.................................................................................................................................................... 44

2.3.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc thiết kế tình huống nhằm phát triển kĩ năng

thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày................................................... 44

2.3.3 Thực trạng mức độ phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non

thông qua các TH......................................................................................................................... 55

2.3.3.1 Cách tiến hành đo mức độ phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi. ................................... 55

2.3.3.2 Kết quả điều tra mức độ phát triển KNTH của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các TH.......... 56

2.4 Đánh giá thực trạng chung (mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân) .......................................... 58

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG THOÁT HIỂM

CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG HẰNG NGÀY Ở TRƯỜNG MẦM NON

............................................................................................................................................................... 60

3.1 Các nguyên tắc thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 đến 6

tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non. ........................................................... 60

3.2 Yêu cầu về việc thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi.

........................................................................................................................................................... 61

3.3 Quy trình thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi....... 62

3.4 Một số tình huống nhằm phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt

động hằng ngày................................................................................................................................ 64

3.4.1 Kỹ năng thoát hiểm khỏi môi trường hoảng loạn khẩn cấp.............................................. 64

3.4.2 Kỹ năng thoát hiểm khỏi thiên tai. ..................................................................................... 69

❖ Tình huống 3........................................................................................................................ 69

3.4.3 Thiết kế TH giúp trẻ phát triển kĩ năng thoát hiểm khỏi tai nạn...................................... 75

❖ Tình huống 5:....................................................................................................................... 75

3.4.4 Thiết kế TH giúp trẻ phát triển kỹ năng thoát khỏi xâm hại cơ thể........................... 82

❖ Tình huống 7:....................................................................................................................... 82

3.5 Điều kiện để thực hiện các tình huống và bài tập nhằm phát triển kĩ năng thoát hiểm cho

trẻ 5 – 6 tuổi. .................................................................................................................................... 91

CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM MỘT SỐ TÌNH HUỐNG, BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN KĨ

NĂNG THOÁT HIỂM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG HẰNG NGÀY.. 94

4.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................................................ 94

4.2. Nội dung thực nghiệm......................................................................................................... 94

4.3. Phương pháp thực nghiệm ................................................................................................. 94

4.4. Thời gian thực nghiệm........................................................................................................ 94

4.5. Đối tượng thực nghiệm ....................................................................................................... 94

4.6 Cách tiến hành thực nghiệm............................................................................................... 95

4.7 Tiêu chí đánh giá và cách đánh giá thực nghiệm ............................................................. 96

4.8 Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm.................................................................... 96

4.9. Kết quả TN................................................................................................................................ 96

4.9.1. Kết quả đo đầu vào trước khi thí nghiệm.......................................................................... 96

4.9.1.1. Mức độ phát triển KNTH của trẻ 5-6 tuổi thông qua các TH trên hai nhóm ĐC và TN

trước khi tiến hành TN .............................................................................................................. 96

4.9.1.2. Mức độ phát triển KNTH của trẻ 5-6 tuổi thông qua các TH trên nhóm TN. .............. 98

4.9.1.3. Mức độ phát triển KNTH của trẻ 5-6 tuổi thông qua các TH trên nhóm ĐC và nhóm

TN trước TN qua các tiêu chí.................................................................................................. 100

4.9.2. Kết quả sau thực nghiệm. ................................................................................................ 103

4.9.2.1 Mức độ phát triển KNTH của trẻ 5-6 tuổi thông qua các TH trên hai nhóm ĐC và TN

sau TN ..................................................................................................................................... 103

4.9.2.2 Mức độ phát triển KNTH của trẻ 5-6 tuổi thông qua các tiêu chí trên hai nhóm ĐC và

TN sau TN. .............................................................................................................................. 105

4.9.2.3 Mức độ phát triển KNTH của trẻ 5-6 tuổi thông qua các TH trên hai nhóm ĐC và TN

sau TN. .................................................................................................................................... 108

4.9.3. So sánh mức độ phát triển KNTHcho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các TH trước thực nghiệm

và sau thực nghiệm của hai nhóm ĐC và TN........................................................................... 110

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ................................................................................................................... 113

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM....................................................................................... 114

1. Kết luận.................................................................................................................................. 114

2. Kiến nghị sư phạm ................................................................................................................ 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................... 1

PHỤ LỤC............................................................................................................................................... 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Kinh nghiệm trình độ chuyên môn của GV...................................................45

Bảng 2.2 Thống kê ý kiến của giáo viên về KNTH ......................................................45

Bảng 2.3 Làm thế nào để thiết kế các TH phù hợp với trẻ nhằm giúp trẻ phát triển

KNTH.............................................................................................................47

Bảng 2.4 Nguyên tắc thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trưởng

mầm non.........................................................................................................48

Bảng 2.5 Mức độ thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi. ....................49

Bảng 2.6 Tầm quan trọng của việc thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ. .........50

Bảng 2.7 Mục đich của việc thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ.....................50

Bảng 2.8 Các hoạt động mà GV đã sử dụng để thực hành các TH nhằm phát triển

KNTH.............................................................................................................51

Bảng 2.9 Các cách tiến hành tổ chức các TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi.

........................................................................................................................52

Bảng 2.10 Vai trò của việc thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ.......................52

Bảng 2.11 Thống kê ý kiến của GV về những khó khăn GV gặp phải để phát triển

KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TH. ........................................................53

Bảng 2.12 MĐ phát triển KNTH của trẻ 5 -6 tuổi thông qua các TH...........................56

Bảng 4.1. Kết quả khảo sát mức độ phát triển KNTH của trẻ 5 – 6 tuổi ở nhóm ĐC và TN

trước TN..........................................................................................................97

Bảng 4.2. Kết quả khảo sát mức độ phát triển KNTH của trẻ 5 – 6 tuổi trước TN và sau TN.

........................................................................................................................98

Bảng 4.3. Trẻ nhận biết tình huống có vấn đề và biết sử dụng các kĩ năng để giải quyết

TH của nhóm ĐC và nhóm TN trước TN. ...................................................100

Bảng 4.4 Mức độ sử dụng các KNTH vào việc giải quyết TH khi trẻ gặp vấn đề giả

định của nhóm ĐC và nhóm TN trước TN ..................................................101

Bảng 4.5 Thời gian trẻ dùng để giải quyết TH khi gặp vấn đề giả định của nhóm ĐC

và nhóm TN trước TN..................................................................................102

Bảng 4.6. Kết quả khảo sát mức độ phát triển KNTH của trẻ 5 – 6 tuổi ở nhóm ĐC và TN

sau TN...........................................................................................................103

Bảng 4.7. Trẻ nhận biết tình huống có vấn đề và biết sử dụng các kĩ năng để giải quyết

TH của nhóm ĐC và nhóm TN sau TN. ......................................................105

Bảng 4.8 Mức độ sử dụng các KNTH vào việc giải quyết TH khi trẻ gặp vấn đề giả định

của nhóm ĐC và nhóm TN sau TN ................................................................106

Bảng 4.9 Thời gian trẻ dùng để giải quyết TH khi gặp vấn đề giả định của nhóm ĐC và

nhóm TN sau TN. ..........................................................................................107

Bảng 4.10. Kết quả khảo sát MĐ phát triển KNTH của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các TH trên

nhóm ĐC sau TN...........................................................................................108

Bảng 4.11. Kết quả khảo sát MĐ phát triển KNTH của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các TH trên

nhóm TN sau TN. ..........................................................................................109

Bảng 4.12. So sánh mức độ phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các TH trước

thực nghiệm và sau thực nghiệm của nhóm ĐC. .............................................110

Bảng 4.13. So sánh mức độ phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các TH trước

thực nghiệm và sau thực nghiệm của nhóm TN. .............................................111

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Biểu đồ 2.1 MĐ phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua việc xử lí TH...............56

Hình 3.1 Sơ đồ các bước thiết kế tình huống giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát triển KNTH ......62

Biểu đồ 4.1 Mức độ phát triển KNTH của trẻ 5 – 6 tuổi ở nhóm ĐC và nhóm TN trước

TN ..............................................................................................................97

Biểu đồ 4.2. Kết quả khảo sát mức độ phát triển KNTH của trẻ 5 – 6 tuổi trước TN và sau

TN. .............................................................................................................99

Biểu đồ 4.3. Trẻ nhận biết tình huống có vấn đề và biết sử dụng các kĩ năng để giải

quyết TH của nhóm ĐC và nhóm TN trước TN......................................100

Biểu đồ 4.4 Mức độ sử dụng các KNTH vào việc giải quyết TH khi trẻ gặp vấn đề giả

định của nhóm ĐC và nhóm TN trước TN..............................................101

Biểu đồ 4.5. Thời gian trẻ dùng để giải quyết TH khi gặp vấn đề giả định của nhóm

ĐC và nhóm TN trước TN.......................................................................102

Biểu đồ 4.6. Kết quả khảo sát mức độ phát triển KNTH của trẻ 5 – 6 tuổi ở nhóm ĐC và

TN sau TN ................................................................................................104

Biểu đồ 4.7. Trẻ nhận biết tình huống có vấn đề và biết sử dụng các kĩ năng để giải

quyết TH của nhóm ĐC và nhóm TN sau TN. ........................................105

Biểu đồ 4.8 Mức độ sử dụng các KNTH vào việc giải quyết TH khi trẻ gặp vấn đề giả

định của nhóm ĐC và nhóm TN sau TN. ................................................106

Biểu đồ 4.9. Thời gian trẻ dùng để giải quyết TH khi gặp vấn đề giả định của nhóm

ĐC và nhóm TN trước TN.......................................................................107

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Tôn Nữ Diệu Hằng đã

tận tình dìu dắt, hướng dẫn tôi trong quá trình tôi làm khoá luận để giúp tôi hoàn thành

khoá luận này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Giáo Dục Mầm Non – Trường Đại

học Sư Phạm Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình tôi làm khoá

luận.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, quý cô và các bạn nhỏ lớp Lớn 1 và Lớp

2 trường mầm non 1 – 6 của Quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi

trong quá trình tôi làm khảo sát và thực nghiệm tại trường, góp phần làm nên thành công

của khoá luận.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, người thân luôn động viên, chia sẽ,

giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận.

Do điều kiện chủ quan và khách quan, bài khoá luận không tránh khỏi thiếu sót.

Tôi rất mọng nhận được ý kiến phản hổi để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng vấn

đề nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 10 tháng 5 năm 2021

Sinh viên thực hiện

Hà Thị Loan

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

MN Mầm non

GV Giáo viên

TH Tình huống

KNTH Kỹ năng thoát hiểm

MG Mẫu giáo

GVMN Giáo viên mầm non

ĐC Đối chứng

TN Thực nghiệm

MĐ Mức độ

TB Trung bình

TĐ Tương đối

TĐT Tương đối thấp

TĐC Tương đối cao

TTN Trước thực nghiệm

STT Sau thực nghiệm

SL Số lượng

1

A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Học để biết, học để làm, học để chung sống với người khác, học để làm người đang

là một trong những vấn đề then chốt của giáo dục hiện nay. Xu hướng giáo dục thế giới

đang quan tâm đến việc trang bị cho thế hệ trẻ kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm, kỹ

năng giao tiếp, ứng xử hiệu quả trước những nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng

ngày, để trẻ biết tự bảo vệ mình, biết giải quyết các vấn đề xã hội. Đồng thời hướng tới

một môi trường giáo dục hài hòa, thân thiện cho trẻ trên cơ sở các giá trị cuộc sống.

Khi mới sinh ra đứa trẻ nào cũng nhận được sự bao bọc kỹ càng của bố mẹ và

những người thân yêu nhất. Gia đình chính là môi trường an toàn cho sự phát triển của

trẻ. Tuy nhiên, cùng với thời gian trẻ lớn lên cũng đồng nghĩa với việc tiếp xúc với nhiều

môi trường khác nhau ngoài môi trường gia đình. Trong khi đó bố mẹ không thể lúc nào

cũng ở bên trẻ 24/24 giờ được. Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống nói chung và phát triển

kĩ năng thoát hiểm cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là việc làm rất quan trọng và cần thiết.

Cùng với sự tiến bộ của xã hội hiện nay thì việc đòi hỏi trẻ phải có một sự phát triển

toàn diện. Ngoài những lượng kiến thức được cung cấp cho trẻ để làm nền tảng thì trẻ

còn cần phải có kỹ năng tự bảo vệ bản thân của riêng mình như: Kỹ năng an toàn khi

chơi, kỹ năng xử lý khi bị thất lạc… cũng chiếm phần lớn đối với sự phát triển của trẻ.

Kỹ năng thoát hiểm chính là chìa khóa để giải quyết các vấn đề. Kỹ năng thoát hiểm là

một trong những kĩ năng quan trọng của trẻ, giúp trẻ có thể tự bảo vệ bản thân và những

người xung quanh trước những tình huống nguy hiểm xảy ra trong cuộc sống.

Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, mọi sự vật - hiện tượng xung quanh đều hết sức

lạ lẫm, trẻ luôn mong muốn được khám phá và tìm hiểu. Tuy nhiên, sự tò mò của trẻ

thường không đi kèm với những hiểu biết về mức độ an toàn; vì thế, trẻ thường gặp phải

những tai nạn như bỏng, đứt tay, ngã, điện giật, bị đuối nước, bị bắt cóc, ... Những trẻ

càng hiếu động thì nguy cơ gặp phải các tai nạn gây thương tích càng nhiều. Do đó, việc

phòng tránh, rèn luyện các kĩ năng, hạn chế đến mức thấp nhất những tai nạn thương

tích cho trẻ là điều mà các nhà giáo dục cần đặc biệt quan tâm.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm trên toàn cầu có hơn 900.000

trẻ em và vị thành niên dưới 18 tuổi tử vong do thương tích, trong đó: 90% là thương

tích không chủ ý và 95% tử vong do thương tích trẻ em xảy ra ở các quốc gia thu nhập

thấp và trung bình. Tại Việt Nam, thống kê của Cục Quản lí Môi trường cho thấy, mỗi

2

năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích, trong đó nhóm 15-19 tuổi

chiếm tỉ lệ 43%, tiếp đến nhóm tuổi 5-14 chiếm 36,9%, nhóm tuổi 0-4 chiếm đến 19,5.

Các số liệu nghiên cứu cho thấy có nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn thương tích cho

trẻ em như đuối nước, bỏng, tai nạn giao thông, động vật cắn, chấn thương do vật sắc

nhọn, ngạt, bị bắt cóc ... nhưng nguyên nhân sâu xa hơn cả là do trẻ em chưa được trang

bị kĩ năng nhận biết, phòng tránh và ứng phó với các nguy cơ gây nguy hiểm để giữ an

toàn cho bản thân. Các nghiên cứu của Gilbert J. Botvin và cộng sự (1979), Elizabeth

Dunn và J.Gordo Arbuckle (2003), Barry L.Boyd (2005), Sandy K. Wurtele và Julie

SarnoOwens (2009)… cũng chỉ ra rằng tình trạng mất an toàn ở trẻ em nói chung có xu

hướng ngày càng gia tăng, điều này đòi hỏi các nhà giáo dục cần quan tâm đến việc giáo

dục kĩ năng phòng tránh và ứng phó với các mối nguy hiểm xung quanh cho trẻ em. Tuy

vậy, các nhà tác giả vẫn chưa đưa ra các biện pháp cụ thể để giáo dục kĩ năng này cho

trẻ thông qua các hoạt động cụ thể ở trường mầm non.

Bên cạnh đó việc thiết kế các tình huống nhằm giúp trẻ phát triển kĩ năng thoát

hiểm chưa được quan tâm, chủ yếu còn mang nặng về việc cung cấp lý thuyết, củng cố

kiến thức chưa thực sự giúp trẻ rèn luyện và phát triển kĩ năng thoát hiểm.

Là những người giáo viên mầm non tương lai, bản thân tôi nhận thức được vai trò,

tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ trước thực trạng hiện nay.

Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ

năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ở trường mầm non” để

nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

- Nghiên cứu cách thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ

5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

- Khách thể nghiên cứu: Phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi

- Đối tượng nghiên cứu: Thiết kế một số tình huống nhằm phát triển kĩ năng thoát

hiểm.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng

thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non.

3

- Nghiên cứu thực trạng thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm

cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày.

- Nghiên cứu cách thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ

5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non.

- Tiến hành thực nghiệm các tình huống nhằm phát triển kĩ năng thoát hiểm cho

trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non

5. Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: Tôi tiến hành điều tra trên 30 giáo viên và 74 trẻ tại trường

mầm non 1/6 thuộc Quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng.

- Phạm vi thời gian: Từ tháng 1 – tháng 5

6. Giả thuyết khoa học:

Nếu đề tài được nghiên cứu thành công thì sẽ góp phần phát triển kỹ năng thoát

hiểm cho trẻ, hình thành nhân cách tốt đẹp sau này. Đồng thời làm hoàn thiện và nâng

cao chất lượng giáo dục.

7. Phương pháp nghiên cứu:

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

Đề tài sử dụng các phương pháp sau đây để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết.

- Phương pháp cụ thể hóa lý thuyết.

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Đề tài sử dụng các phương pháp sau đây để khảo sát thực trạng phát triển kỹ năng

thoát hiểm cho trẻ ở trường mầm non:

- Phương pháp quan sát:

+ Quan sát cách trẻ xử lý các tình huống thoát hiểm được tổ chức thông qua hoạt

động hằng ngày của trẻ.

+ Thông qua hoạt động hằng ngày của trẻ và quan sát các kĩ năng thoát hiểm mà

trẻ có.

- Phương pháp thực nghiệm: Bước đầu thử nghiệm một số tình huống đã lựa chọn

nhằm đánh giá hiệu quả thực tiễn của các tình huống đó đối với việc phát triển kĩ năng

thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày.

- Phương pháp trò chuyện, đàm thoại:

4

+ Trao đổi với các giáo viên về hoạt động giáo dục nhằm giáo dục kĩ năng thoát

hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động hằng ngày.

+ Trò chuyện với trẻ 5 – 6 tuổi qua các hoạt động hằng ngày để tìm hiểu mức độ

giáo dục các kĩ năng thoát hiểm cho trẻ trong các hoạt động giáo dục nói chung và kĩ

năng thoát hiểm thông qua hoạt động hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài

trời nói riêng.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu

+Đối với giáo viên: (Điều tra bằng phiếu Anket) Nhằm thu thập các thông tin về

thực trạng giáo dục, phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi. Từ đó, đánh giá

thực trạng và làm cơ sở để thiết kế các tình huống phù hợp giúp trẻ phát triển kĩ năng

thoát hiểm.

- Phương pháp so sánh: So sánh kết quả trước và sau khi tổ chức thực nghiệm tình

huống nhằm phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ.

7.3 Nhóm phương pháp bổ trợ:

- Phương pháp thống kê toán học: Để xử lý kết quả điểu tra.

- Phương pháp chuyên gia: Để hỏi ý kiến chuyên gia về vấn đề nghiên cứu.

8. Bố cục đề tài:

Phần mở đầu.

Phần nội dung nghiên cứu.

Chương 1: Cơ sở lý luận việc thiệt kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát

hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non.

Chương 2: Thực trạng của việc thiết kế tình huống phát triển kỹ năng thoát hiểm

cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.

Chương 3: Thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6

tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non.

Chương 4: Thực nghiệm các tình huống nhằm phát triển kĩ năng thoát hiểm cho

trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày.

Phần kết luận và kiến nghị sư phạm.

Tài liệu tham khảo.

Phụ lục.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!