Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế tình huống dạy học hình học ở trường Trung học Phổ thông theo hướng giúp học sinh kiến tạo tri thức
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN TIẾN TRUNG
THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC HÌNH HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG
GIÚP HỌC SINH KIẾN TẠO TRI THỨC
Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Toán
Mã số: 62. 14. 01. 11
LUẬN ÁN TIẾN SỸ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS BÙI VĂN NGHỊ
HÀ NỘI, 2013
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được sử dụng để xét học
vị lần nào.
Tác giả
Nguyễn Tiến Trung
iii
Lêi c¶m ¬n
T¸c gi¶ luËn ¸n xin bµy tá t×nh thÇy trß s©u s¾c vµ biÕt ¬n tíi
GS. TS. Bïi V¨n NghÞ. ThÇy ®· d¹y, híng dÉn vµ gióp ®ì t«i trong suèt qu¸
tr×nh häc tËp vµ nghiªn cøu tõ khi cßn lµ sinh viªn khoa To¸n-Tin, trêng §HSP
Hµ Néi.
T¸c gi¶ tr©n träng c¶m ¬n Ban Gi¸m ®èc vµ c¸c ®ång nghiÖp trong NXB
§¹i häc S ph¹m ®· cho phÐp, t¹o ®iÒu kiÖn vµ ®éng viªn t«i trong suèt thêi gian
nghiªn cøu.
T¸c gi¶ tr©n träng c¶m ¬n c¸c nhµ khoa häc, c¸c thÇy gi¸o, c« gi¸o trong vµ
ngoµi trêng ®· cã nh÷ng nhËn xÐt, ®¸nh gi¸ x¸c ®¸ng vµ hç trî, ®éng viªn t«i
trong qu¸ tr×nh hoµn thiÖn luËn ¸n nµy.
Tr©n träng c¶m ¬n quý thÇy c« gi¸o, c¸c b¹n ®ång nghiÖp vµ c¸c em häc
sinh ë mét sè trêng phæ th«ng, mét sè së gi¸o dôc ®· ñng hé, ®éng viªn, gióp
®ì vµ céng t¸c víi t«i trong qu¸ tr×nh ®iÒu tra, ®¸nh gi¸ vµ thùc nghiÖm khoa häc
c¸c vÊn ®Ò liªn quan ®Õn ®Ò tµi luËn ¸n. §Æc biÖt, tr©n träng c¶m ¬n TS. Bïi Duy
Hng ®· cã nhiÒu ý kiÕn gãp ý quý b¸u vµ trùc tiÕp thùc nghiÖm s ph¹m gióp
t¸c gi¶ luËn ¸n.
T¸c gi¶ tr©n träng c¶m ¬n Trêng §HSP Hµ Néi, Khoa To¸n Tin, c¸c
phßng ban chøc n¨ng ®· t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho t«i trong c¸c thñ tôc ®Ó hoµn
thiÖn luËn ¸n nµy.
Hµ Néi, th¸ng 7 n¨m 2013
T¸c gi¶
NguyÔn TiÕn Trung
iv
BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
CT Chương trình
CTGDPT Chương trình giáo dục phổ thông
DH Dạy học
GV Giáo viên
HĐ Hoạt động
HĐD Hoạt động dạy
HĐH Hoạt động học
HS Học sinh
LTKT Lý thuyết kiến tạo
LTTH Lý thuyết tình huống
NXB Nhà xuất bản
PP Phương pháp
PPDH Phương pháp dạy học
QĐHĐ Quan điểm hoạt động
SGK Sách giáo khoa
SGV Sách giáo viên
SBT Sách bài tập
TH Tình huống
THDH Tình huống dạy học
THH Tình huống học
THPT Trung học phổ thông
THCS Trung học cơ sở
v
MỤC LỤC
BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH................................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................................1
1.2. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU......................................................................................................3
1.3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC...............................................................................................4
1.4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.....................................................................4
1.5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................................................4
1.6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................................................5
1.7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI....................................................5
1.8. CẤU TRÚC LUẬN ÁN......................................................................................................5
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................................................7
2.1. ĐỊNH NGHĨA MỘT SỐ THUẬT NGỮ..............................................................................7
2.2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................................................................9
2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................................13
2.4. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHÁC CÓ LIÊN QUAN.........................................23
2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................................26
CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................................................32
Chương 1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỨ NHẤT.................................................................32
1.1. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU...........................................................................................32
1.2. KẾT QUẢ ........................................................................................................................34
1.3. MỘT SỐ KẾT LUẬN.......................................................................................................43
1.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................................44
Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỨ HAI........................................................................45
vi
2.1. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU...........................................................................................45
2.2. KẾT QUẢ ........................................................................................................................51
2.3. MỘT SỐ KẾT LUẬN.......................................................................................................72
2.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................................72
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỨ BA..........................................................................74
3.1. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU...........................................................................................74
3.2. KẾT QUẢ ........................................................................................................................77
3.3. MỘT SỐ KẾT LUẬN.......................................................................................................91
3.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..................................................................................................91
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỨ TƯ ......................................................................92
4.1. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU...........................................................................................92
4.2. KẾT QUẢ ........................................................................................................................94
4.3. MỘT SỐ KẾT LUẬN.....................................................................................................104
4.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4................................................................................................105
Chương 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỨ NĂM.................................................................106
5.1. NHỮNG KHÁI NIỆM BAN ĐẦU..................................................................................106
5.2. THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC HÌNH HỌC Ở TRƯỜNG THPT........................113
5.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 5................................................................................................120
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CỦA LUẬN ÁN ......................................................................121
A. KẾT LUẬN ......................................................................................................................121
B. Ý NGHĨA CỦA CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ..................................121
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......125
1. Sách...................................................................................................................................125
2. Các bài báo........................................................................................................................125
3. Đề tài khoa học ..................................................................................................................125
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................126
Tiếng Việt .............................................................................................................................126
Song ngữ ...............................................................................................................................134
Tiếng Anh .............................................................................................................................134
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................132
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình II.1. Hệ thống dạy học tối thiểu ....................................................................................... 20
Hình II.2. Sơ đồ về tình huống học lý tưởng ............................................................................ 22
Hình II.3. Sơ đồ quy trình thực nghiệm sư phạm.................................................................... 27
Hình III.1.1................................................................................................................................ 34
Hình II.1.2 ................................................................................................................................. 35
Hình II.1.3 ................................................................................................................................. 35
Hình III.1.4................................................................................................................................ 36
Hình III.1.5................................................................................................................................ 39
Hình III.2.1................................................................................................................................ 47
Hình III.2.2................................................................................................................................ 49
Hình III.2.3................................................................................................................................ 53
Hình III.2.4................................................................................................................................ 63
Hình III.3.1................................................................................................................................ 75
Hình III.3.2................................................................................................................................ 76
Hình III.3.3................................................................................................................................ 78
Hình III.3.4................................................................................................................................ 78
Hình III.3.5................................................................................................................................ 79
Hình III.3.6................................................................................................................................ 79
Hình III.3.7................................................................................................................................ 80
Hình III.3.8................................................................................................................................ 81
Hình III.3.9................................................................................................................................ 82
Hình III.3.10.............................................................................................................................. 83
Hình III.3.11.............................................................................................................................. 85
Hình III.3.12.............................................................................................................................. 87
Hình III.4.1................................................................................................................................ 97
Hình III.5.1. Các HĐ chủ yếu của GV và HS trong một THDH ........................................... 110
Hình III.5.2. Cấu trúc của một THDH................................................................................... 114
Hình III.5.3. Các bước thiết kế THDH................................................................................... 117
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng II.1. Danh sách các trường, số giáo viên tham gia góp ý, đánh giá các THDH.................... 29
Bảng II.2. Danh sách các trường đã tiến hành thực nghiệm sư phạm............................................ 30
Bảng II.3. Thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm...................................................................... 30
Bảng III.1.1. Kết quả thống kê về số nhóm, số HS kiến tạo được công thức:.................................... 41
Bảng III.1.2. Kết quả theo dõi thời gian từ lúc bắt đầu cho tới lúc HS đề xuất được
công thức ............................................................................................................................ 41
Bảng III.1.3. Bảng kết quả kiểm định giả thuyết................................................................................. 42
Bảng II.2.1. Bảng thống kê phiếu đánh giá về THDH (tổng số có 107 ý kiến)................................... 67
Bảng III.2.2. Kết quả thống kê về số HS kiến tạo được công thức tính khoảng cách
từ một điểm đến một đường thẳng trong mặt phẳng...................................................... 68
Bảng III.2.3. Kết quả thống kê về số HS kiến tạo công thức tính khoảng cách
từ một điểm đến một mặt phẳng trong không gian ........................................................ 69
Bảng III.2.4. Bảng kết quả kiểm định giả thuyết (THDH kiến tạo công thức tính khoảng cách
từ một điểm đến một đường thẳng trong mặt phẳng) .................................................... 70
Bảng III.2.5. Bảng kết quả kiểm định giả thuyết (THDH kiến tạo công thức tính khoảng cách
từ một điểm đến một mặt phẳng trong không gian) ....................................................... 71
Bảng III.3.1. Bảng thống kê phiếu đánh giá về THDH (tổng số có 107 ý kiến)................................. 88
Bảng III.3.2. Kết quả thống kê số HS kiến tạo được quy trình xác định giao tuyến
bằng phương pháp giao tuyến gốc và phương pháp đường dóng.................................. 88
Bảng III.3.3. Bảng kết quả kiểm định giả thuyết về phần trăm số HS kiến tạo được
quy trình xác định thiết diện ............................................................................................ 89
Bảng III.4.1. Bảng tổng hợp phiếu xin ý kiến đánh giá THDH ........................................................ 102
Bảng III.4.2. Thống kê về số HS kiến tạo được công thức xác định toạ độ
của một vectơ vuông góc với hai vectơ cho trước.......................................................... 102
Bảng III.4.3. Bảng kết quả kiểm định giả thuyết về phần trăm số HS kiến tạo được
khái niệm tích có hướng của hai vectơ........................................................................... 103
Bảng III.5.1. Bảng sơ lược so sánh PPDH theo TH với một số PPDH, xu hướng DH khác .......... 111
1
MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
* Tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ các công trình đã công bố. Từ những
thành tựu của tâm lý học, giáo dục học trên thế giới, các nhà giáo dục Việt Nam đã
nghiên cứu, áp dụng từ thập kỷ sáu mươi của thế kỷ trước. Chẳng hạn như thuyết
phát sinh nhận thức của J. Piaget; lý thuyết hoạt động tâm lý của A. N. Leonchev;
học thuyết lịch sử văn hoá về sự phát triển các chức năng tâm lý cấp cao của L. X.
Vygotsky, lý thuyết tình huống của Guy Brousseau, …
Trong bối cảnh ấy, các nhà nghiên cứu về giáo dục thông qua DH môn Toán ở
nước ta cũng có những nghiên cứu, góp phần đổi mới PPDH. Một trong các hướng
nghiên cứu được quan tâm là vận dụng các quan điểm, lý thuyết, phương pháp, kỹ
thuật DH vào thực tiễn DH ở Việt Nam. Điều này là rất quan trọng bởi cần phải tổ
chức, điều chỉnh, vận dụng một cách sáng tạo và cụ thể các lý luận trong điều kiện giáo
dục nước ta mới có khả năng đem lại hiệu quả.
Chẳng hạn, nghiên cứu về việc vận dụng QĐHĐ trong DH, GS. TSKH
Nguyễn Bá Kim quan tâm tới việc tổ chức cho HS học tập trong HĐ và bằng HĐ
[50], [49], PGS. TS. Trịnh Thanh Hải (2009) trình bày về việc vận dụng QĐHĐ
trong DH tin học ở trường THPT [35], TS. Nguyễn Hữu Hậu (2012) nghiên cứu về
việc khai thác và tập luyện các HĐ cho HS nhằm giúp họ chiếm lĩnh tri thức [40].
Quan tâm tới việc tổ chức DH sao cho tích cực hoá HĐ học tập hay HĐ tích cực có
thể kể tới GS. TS. Nguyễn Hữu Châu: nâng cao tính tích cực HĐ nhận thức của HS
[11], nâng cao hiệu quả DH khái niệm thông qua việc tích cực hoá HĐ nhận thức
của HS (TS. Nguyễn Mạnh Chung (2011), [14]). Quan tâm nhiều hơn tới việc phân
chia các dạng HĐ học tập của HS, GS. TS. Đào Tam đã nghiên cứu về HĐ kiến tạo,
HĐ biến đổi đối tượng, HĐ nhận thức, … [83], [85], [86], [88] .
Về nghiên cứu vận dụng quan điểm của một số thuyết DH, lý thuyết tâm lý
học trong DH môn Toán: GS. TS. Nguyễn Hữu Châu (1996) [12] nghiên cứu về dạy
và học toán theo lối kiến tạo, TS. Cao Thị Hà nghiên cứu vận dụng quan điểm kiến
tạo trong DH hình học ở cấp THPT (một số chủ đề hình học không gian) [13], [33].
LTTH cũng được nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu, vận dụng trong DH môn
Toán. Một nhóm các nhà nghiên cứu về LTTH và vận dụng vào DH có thể kể tới là
2
trường phái Didactic. Tuy vậy, không nhiều những công trình vận dụng LTTH vào
thực tiễn DH ở Việt Nam. Một số ít công trình có thể kể tới việc vận dụng ý tưởng của
LTTH trong DH như Đỗ Thị Châu (2008) [7], Vũ Đình Phượng (2008) [72]. Theo
chúng tôi, mặc dù cơ hội vận dụng LTTH trong DH môn Toán là có nhưng để có tính
khả thi và hiệu quả thì cần phải có sự gia công sư phạm hơn nữa trong những điều
kiện DH cụ thể, thực tiễn.
Cũng có một xu hướng nữa trong nghiên cứu khoa học giáo dục là việc vận dụng các
PPDH trong DH môn Toán. Chẳng hạn như bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết
vấn đề [103], phương pháp sư phạm tương tác hay PPDH hợp tác [23], [59], [60], ….
* Nhu cầu nghiên cứu: Định hướng đổi mới giáo dục Việt Nam trong thế kỷ
XXI là: cần đổi mới phương pháp đào tạo, khắc phục lối truyền đạt một chiều, rèn
luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học; từng bước áp dụng những phương
pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình DH, đảm bảo điều kiện và thời
gian tự học, tự nghiên cứu. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học; khả năng làm việc theo nhóm, rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm đem lại
niềm vui hứng thú học tập cho HS [30].
Trong Dự thảo CTGDPT sau 2015, mục tiêu đổi mới CT và SGK cần theo
hướng phát triển năng lực. Theo đó, các năng lực cần được phát triển cho HS là
năng lực học tập, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp,
năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ và tính toán. Như vậy, cần phải DH
như thế nào để phát triển các năng lực đó cho HS?
Chúng ta cũng đã nói nhiều tới những vấn đề như “phát huy tính tích cực”,
“PPDH tích cực”, “tích cực hoá HĐH” hay “hoạt động hoá người học”, … Tuy vậy,
mức độ thực hiện bằng hành động cụ thể ở từng trường, ở từng lớp học, từng tiết
học vẫn còn nhiều hạn chế: Tri thức vẫn thường được truyền thụ dưới dạng có sẵn,
ít được truyền thụ dưới dạng tìm tòi, phát hiện; chưa chú trọng DH phát triển tư
duy, DH cách giải quyết vấn đề, dạy cách học cho HS. Bởi vậy, vẫn cần có những
nghiên cứu tiếp tục và cụ thể theo hướng GV thiết kế và tổ chức DH thông qua việc
tổ chức các HĐ cho HS.
Trong môn Toán, các chủ điểm kiến thức hình học chiếm một tỉ trọng lớn ở
bậc THPT. Nó trang bị cho HS một số cơ sở khoa học ban đầu để hiểu rõ các khái
3
niệm cơ bản và một số kỹ năng liên quan về hình học phẳng và hình học không gian
(trong đó có bao gồm phương pháp toạ độ trong mặt phẳng và phương pháp toạ độ
trong không gian). Về nhận thức luận hình học, chúng ta có hai đặc trưng cơ bản: thứ
nhất, lôgíc chặt chẽ kết hợp với biểu tượng trực quan sinh động (từ trực quan sinh
động, qua trí tưởng tượng không gian, rồi đến tư duy hình học đó là con đường hình
thành và phát triển của hình học); thứ hai, hình học thuần tuý có mối liên hệ chặt
chẽ với hình học thực tế (đó là con đường từ lôgíc đến thực tiễn). Từ hai đặc trưng
cơ bản trên, có thể nhận thấy rằng việc dạy học hình học phải bao hàm ba yếu tố có
liên quan chặt chẽ là lôgic, trí tưởng tượng không gian, vận dụng vào thực tiễn.
Trong quá trình dạy học hình học, GV thường và có thể tổ chức cho HS khai thác,
giải quyết các mâu thuẫn: giữa các đối tượng hình học trừu tượng với việc mô tả
trực quan; mâu thuẫn giữa yêu cầu logic trong chứng minh với việc dựa vào trực
quan khi chứng minh; và cả những khó khăn chướng ngại trong việc nắm cú pháp
và ngữ nghĩa các khái niệm. Do đó, khi dạy học hình học, với các nội dung kiến
thức có tính trừu tượng khá cao, GV có thể tổ chức DH theo hướng tích cực hoá HĐ
học của HS và làm cho bài học các nội dung hình học trở nên hấp dẫn hơn.
Qua quá trình nghiên cứu lịch sử vấn đề, chúng tôi thấy rằng các nghiên cứu
về giáo dục học môn Toán đã quan tâm khá nhiều tới việc vận dụng QĐHĐ, ý
tưởng của LTKT và LTTH vào DH môn Toán ở trường phổ thông. Tuy nhiên,
chúng tôi ít thấy được những ví dụ về việc thiết kế THDH, đặc biệt là THDH hình
học, theo hướng mà chúng tôi đang quan tâm.
Mặt khác, chúng ta cũng kỳ vọng nhiều vào các công trình nghiên cứu về giáo
dục học trong việc vận dụng vào thực tiễn DH. Tuy nhiên, từ kết quả nghiên cứu
đến triển khai các kết quả nghiên cứu đó vào thực tiễn còn có một khoảng cách
đáng kể. Thực tế cho thấy chưa có nhiều những kết quả nghiên cứu thực sự được áp
dụng vào thực tiễn. Từ đó, chúng tôi xác định rằng kết quả nghiên cứu của mình
phải có tính thực tiễn cao.
1.2. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Thiết kế tình huống dạy học hình
học ở trường Trung học phổ thông theo hướng giúp học sinh kiến tạo tri thức”.
Chúng tôi nghiên cứu vận dụng QĐHĐ, LTTH và LTKT vào việc thiết kế một
số THDH hình học ở trường THPT theo hướng giúp HS kiến tạo tri thức. Về mặt lý
4
luận, luận án sẽ chỉ ra cách thức tiếp cận, nội dung và một số ý tưởng vận dụng của
QĐHĐ, LTTH và LTKT mà tác giả luận án sử dụng trong quá trình vận dụng vào
quá trình DH. Tiếp đó, chúng tôi thiết kế một số THDH hình học ở trường THPT,
tiến hành DH theo các THDH đã thiết kế, điều chỉnh các THDH, xin ý kiến các GV
DH môn Toán ở một số trường THPT về tính khả thi, những điều chỉnh cần thiết,
thực nghiệm tiếp theo từ đó xây dựng một số THDH có thể áp dụng chung cho việc
DH nội dung hình học cụ thể nào đó. Từ quá trình thiết kế và thực nghiệm các
THDH đó, chúng tôi đề xuất khái niệm THDH, các quan điểm, biện pháp và quy
trình thiết kế các THDH.
1.3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu vận dụng QĐHĐ, LTKT, LTTH thì có thể thiết kế được những THDH
hình học ở trường THPT theo hướng giúp HS kiến tạo tri thức.
1.4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu: Thiết kế được một số THDH hình học cụ thể ở trường
THPT sao cho HS tích cực và thực sự tham gia kiến tạo tri thức. Trên cơ sở đó, đề
xuất được cấu trúc của một THDH, quy trình và các biện pháp thiết kế THDH theo
hướng giúp HS kiến tạo tri thức.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
+) Điều tra, khảo sát thực trạng dạy và học môn Toán và thực nghiệm sư phạm.
+) Chỉ ra được cơ sở lý luận cho việc thiết kế THDH môn Toán nói chung và
hình học nói riêng ở trường THPT.
+) Làm rõ quan điểm và phương pháp thiết kế THDH Hình học ở THPT theo
hướng giúp HS kiến tạo tri thức.
+) Đề xuất quy trình thiết kế THDH hình học ở THPT.
+) Thiết kế và thực nghiệm, hoàn thiện một số THDH hình học ở trường
THPT theo quy trình, quan điểm đã đề xuất.
1.5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
+) Quá trình DH hình học ở trường THPT và quá trình kiến tạo tri thức của HS
ở trường THPT.
5
1.6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
+) Nội dung, chương trình hình học và những TH phổ biến, thường gặp trong
DH hình học ở trường THPT.
1.7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Trong nhiều thập niên gần đây, trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng
đã có những đổi mới về DH môn Toán. Định hướng chủ yếu là chuyển từ DH lấy
giáo viên làm trung tâm sang DH lấy HS làm trung tâm. Nhiều công trình đã đề cập
đến những PPDH phát huy tính tích cực học tập của HS như DH phát hiện và giải
quyết vấn đề, DH theo LTKT, DH theo LTTH, DH khám phá, … Tuy nhiên, việc
vận dụng những lý thuyết, lý luận vào thực tiễn DH ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề
khó. Nhiều kết quả nghiên cứu đã đề xuất được những giải pháp vận dụng theo quan
điểm chủ quan của người nghiên cứu, chưa đi được vào thực tiễn, chưa chuyển giao
kết quả từ nhà nghiên cứu đến GV phổ thông, thực tiễn DH trong trường phổ thông.
Luận án này hướng tới việc chuyển giao được kết quả nghiên cứu tới những GV
dạy môn Toán ở trường THPT. Luận án sẽ đề xuất một số THDH hình học ở trường
THPT theo hướng giúp HS kiến tạo tri thức. Những THDH trình bày trong luận án
được thiết kế, kiểm nghiệm trong thực tiễn DH và có thể chuyển giao được cho GV
DH môn Toán ở trường THPT. Những THDH này sẽ là những ví dụ cụ thể và hiệu quả
về THDH theo hướng làm cho HS tích cực và tự lực tham gia kiến tạo tri thức, góp
phần đổi mới quá trình DH trong trường THPT.
Trong luận án, tác giả cũng trình bày quan niệm của mình về một THDH,
phương pháp và quy trình thiết kế THDH hình học ở THPT theo hướng giúp HS
kiến tạo được tri thức. Do đó, luận án này còn có ý nghĩa hỗ trợ cho GV có mong
muốn nghiên cứu, thiết kế những THDH hình học nói riêng, các THDH môn Toán
nói chung để nâng cao hiệu quả DH trong nhà trường THPT.
1.8. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án được trình bày thành ba phần, gồm 05 chương chính (không kể tới
các phần một số ký hiệu viết tắt, danh mục hình ảnh, danh mục bảng biểu, tài liệu
tham khảo, phụ lục, …):
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
6
CHƯƠNG 1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỨ NHẤT (Chương 1 trình bày
kết quả nghiên cứu thiết kế và thực nghiệm sư phạm THDH theo hướng giúp HS
kiến tạo tri thức thông qua khái quát hoá từ những trường hợp riêng lẻ (thông qua
THDH định lý Côsin trong tam giác, Hình học 10)).
CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỨ HAI (Chương 2 trình bày kết
quả nghiên cứu thiết kế THDH theo hướng giúp HS kiến tạo công thức tính toán
trong phương pháp toạ độ trong mặt phẳng dựa trên kết quả cụ thể hoá từng phần
(thông qua hai công thức cụ thể: công thức tính khoảng cách từ một điểm đến một
đường thẳng; công thức tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng)).
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỨ BA (Chương 3 trình bày kết
quả nghiên cứu thiết kế THDH theo hướng giúp HS kiến tạo quy trình xác định thiết
diện của hình chóp cắt bởi một mặt phẳng: phương pháp giao tuyến gốc và phương
pháp chiếu xuyên tâm).
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỨ TƯ (Chương 4 trình bày kết
quả nghiên cứu thiết kế THDH theo hướng giúp HS vượt qua các chướng ngại nhận
thức trong quá trình kiến tạo tri thức thông qua một THDH cụ thể: THDH khái niệm
tích có hướng của hai vectơ (Hình học 12, THPT)).
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỨ NĂM (Chương 5 trình bày một
số kết quả được coi như là những đóng góp về mặt lý luận về việc thiết kế THDH hình
học ở trường THPT theo hướng giúp HS kiến tạo tri thức).
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CỦA LUẬN ÁN