Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm giúp trẻ mẫu giáo lớn làm quen chữ cái.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA MẦM NON
----------
LÊ THỊ NGUYỆT
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm giúp trẻ
mẫu giáo lớn làm quen chữ cái
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM MẦM NON
2
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người. Nhờ ngôn
ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau
những kinh nghiệm, tâm sự với nhau những nỗi niềm thầm kín,…
Trong công tác giáo dục thế hệ mầm non cho đất nước, chúng ta càng
thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ thơ. Ngôn ngữ đã góp
phần đào tạo các cháu trở thành những con người phát triển toàn diện.
Mặt khác, mục tiêu của giáo dục mầm non theo hướng đổi mới là giúp trẻ
phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực: Tình cảm xã hội, nhận thức, ngôn ngữ, thể
chất và thẩm mĩ. Trong đó lĩnh vực phát triển ngôn ngữ đóng vai trò hết sức
quan trọng trong việc giáo dục trẻ mầm non, là tiền đề cho sự phát triển trí tuệ
của trẻ sau này.
Hoạt động làm quen chữ cái là một trong 7 hoạt động học tập có chủ đích
trong trường mầm non, hoạt động làm quen chữ cái là giúp trẻ bước đầu làm
quen 29 chữ cái tiếng Việt, biết phát âm đúng, phân biệt các chữ cái thông qua
đường nét cấu tạo chữ, nhận ra các chữ cái đơn lẻ trong từ, tiếng, biết tô 29 chữ
cái qua đó hình thành ở trẻ những kiến thức, kỹ năng ban đầu về tiếng Việt. Đây
chính là một trong các lĩnh vực cần phải chuẩn bị cho trẻ trước khi vào lớp một.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ học tập thông qua vui chơi, nên trò chơi là yếu tố
tích cực để hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trò chơi làm quen với chữ
cái là hình thức giáo dục tổng hợp nhằm phát triển ở trẻ hứng thú, sự say mê
“đọc” sách, truyện,.. tô “viết”. Thông qua trò chơi trong hoạt động làm quen chữ
cái, trẻ được củng cố các chữ cái vừa mới được học, ôn luyện lại các chữ cái trẻ
đã học trước đó, giúp cho trẻ ghi nhớ các chữ cái một cách chính xác và nhanh
chóng. Trò chơi làm cho trẻ không bị mệt mỏi và nhàm chán sau tiết học mà còn
lôi cuốn sự tham gia nhiệt tình của tất cả các trẻ, đòi hỏi trẻ phải nổ lực tự mình
tìm ra cách giải quyết trong các trò chơi, phát huy được tính tích cực của trẻ. Từ
đó sẽ đạt được hiệu quả cao trong môn học, đáp ứng được mục tiêu giáo dục.
3
Mặt khác, đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo lớn rất ham thích khám phá,
hiểu biết các mới nhưng khả năng tập trung, chú ý chưa cao. Trẻ chóng chán và
khả năng hứng thú với các trò chơi là không lâu. Những nhu cầu, sở thích và khả
năng của trẻ 5 tuổi chưa ổn định. Chúng dễ dàng bị thay đổi: tăng lên, giảm đi,
biến mất hoặc xuất hiện cái mới.
Do đó, việc tổ chức các trò chơi trong hoạt động làm quen chữ cái vô
cùng quan trọng và cần thiết. Đòi hỏi người giáo viên phải tích cực và sáng tạo
trong việc thiết kế các trò chơi, luôn luôn đổi mới các trò chơi, hay sưu tầm các
trò chơi mới trong các giờ học làm quen chữ cái.
Thực tế ở nhiều trường mầm non hiện nay vẫn chỉ sử dụng những trò chơi
cũ trong hoạt động làm quen chữ cái, chưa có sự đổi mới và sáng tạo. Những trò
chơi như: trò chơi tìm chữ cái trong từ; trò chơi tìm chữ cái theo hiệu lệnh của
cô; trò chơi tìm đúng nhà bé; trò chơi hái hoa; trò chơi tìm lá cho hoa,…được sử
dụng thường xuyên, mang tính chất rập khuôn. Và quá trình tổ chức cho trẻ hoạt
động làm quen với chữ cái còn rập khuôn, lý thuyết chưa biết tận dụng, đưa đồ
dùng đồ chơi vào tiết dạy, nếu có cũng chỉ là những đồ chơi đơn giản, chưa thu
hút được trẻ dẫn đến việc nhận biết một số chữ cái của trẻ còn nhiều hạn chế.
Cùng với sự đổi mới của giáo dục Mầm non nói chung, hoạt động làm quen
chữ cái cũng có những đổi mới đáng kể. Để dạy tốt hoạt động này theo hướng
đổi mới hiện nay đòi hỏi người giáo viên Mầm non phải tự suy nghĩ để tìm tòi ra
những trò chơi giúp trẻ mẫu giáo lớn học tốt hoạt động làm quen chữ cái. Xuất
phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm
giúp trẻ mẫu giáo lớn làm quen chữ cái”
II. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt
động cho trẻ làm quen chữ cái.
III. Giả thuyết khoa học
Chất lượng hiệu quả của việc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen chữ cái
phụ thuộc vào quá trình tổ chức các trò chơi của cô giáo mầm non. Nếu áp dụng
một số trò chơi mới, với nội dung và hình thức mới thì việc dạy trẻ làm quen
4
chữ cái có hiệu quả hơn. Trẻ nhớ chữ cái một cách nhanh chóng và chính xác
hơn, thích thú hơn với việc học chữ, tạo điều kiện và cơ hội để trẻ rèn luyện khả
năng phát âm, nghe, nói, đọc, viết nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
IV. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số trò chơi học tập trong hoạt động làm quen chữ cái cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức các trò chơi học tập trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ
mẫu giáo lớn.
V. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc thiết kế trò chơi học tập trong hoạt động
làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
- Cơ sở thực tiễn: Khảo sát thực trạng sử dụng các trò chơi học tập cho trẻ
mẫu giáo lớn làm quen chữ cái
2. Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen
chữ cái
3. Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm một số trò chơi học tập
nhằm kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thiết đề tài.
VI. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu 80 cháu lớp mẫu giáo
lớn ở cả 2 trường trường mầm non 20/10 và trường mầm non Hoa Phượng Đỏ.
VII. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành xây dựng đề tài này, chúng tôi đã nghiên cứu và sử dụng các
phương pháp sau:
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Đọc, thu thập và tổng hợp các tài liệu lý luận có liên quan để xây dựng cơ
sở lý luận của đề tài.
5
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.1. Phương pháp quan sát
- Dự giờ, quan sát các hoạt động làm quen chữ cái ở 2 lớp mẫu
giáo lớn trường mầm non 20-10 và trường mầm non Hoa Phượng Đỏ.
- Quan sát hoạt động của trẻ trong trò chơi học tập (hứng thú, tích cực
tham gia vào các trò chơi; nhận biết, phát âm chữ cái chính xác)
2.2. Phương pháp trò chuyện
- Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm các lớp mẫu
giáo lớn về đề tài nghiên cứu và kinh nghiệm thiết kế, tổ chức các trò
chơi học tập cho trẻ trong hoạt động làm quen chữ cái.
- Trò chuyện, đặt câu hỏi cho trẻ trả lời để làm rõ hơn biểu hiện
hứng thú tham gia trò chơi, khả năng nhận biết, phát âm chữ cái vừa
được học của trẻ.
2.3. Thực nghiệm sư phạm
- Thực nghiệm một số trò chơi học tập mới nhằm cho trẻ mẫu
giáo lớn làm quen chữ cái
2.4. Sử dụng Anket:
Xây dựng hệ thống các câu hỏi đưa ra cho giáo viên các lớp mẫu
giáo lớn trường mầm non 20-10, trường mầm non Hoa Phượng Đỏ và
trường mầm non Tuổi Thơ về việc thiết kế và tổ chức các trò chơi học
tập trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo lớn.
3. Phương pháp thống kê toán học
Sau khi tiến hành khảo sát, dùng phương pháp này để tổng hợp, xử
lý số liệu, tính % nhằm sử dụng số liệu thu được và phân tích kết quả.
VIII. Cấu trúc đề tài
Dự kiến cấu trúc luận văn gồm các phần:
Phần 1: Phần mở đầu
Phần 2: Phần nội dung chính
Chương 1: Cơ sơ lý luận
6
Chương 2: Khảo sát thực trạng việc sử dụng trò chơi học tập
trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường
mầm non.
Chương 3: Thực nghiệm một số trò chơi học tập đã được thiết kế
nhằm cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen chữ cái.
Phần 3: Kết luận và kiến nghị sư phạm
7
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Vấn đề lý luận về trò chơi học tập và tổ chức cho trẻ chơi loại trò chơi này
được các nhà sư phạm trên thế giới cũng như ở nước ta quan tâm. Bởi lẽ họ đã
tìm thấy ý nghĩa đích thực của trò chơi học tập trong việc giáo dục và dạy học
cho trẻ. Tuy nhiên, trong các hệ thống giáo dục cổ điển và hiện đại, vấn đề này
được xem xét nghiên cứu theo một số khuynh hướng khác nhau.
Khuynh hướng thứ nhất:
Nghiên cứu và sử dụng trò chơi học tập vào mục đích giáo dục – phát
triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Có nghĩa là, trò chơi này được nghiên cứu,
xem xét như một phương pháp giáo dục nhân cách toàn diện có hiệu quả cho trẻ
mẫu giáo. Một số nhà khoa học giáo dục theo khuynh hướng này như P.A.
Bexônôva, O.P. Seina, V.I. Đalia, E.A. Pokrovxki, Z. Kontauchene…
Đại diện cho khuynh hướng sử dụng trò chơi học tập làm phương tiện
phát triển toàn diện cho trẻ phải kể đến nhà sư phạm nổi tiếng người Tiệp Khắc
I.A. Kômenxki (1592-1670). Ông coi trò chơi là hình thức hoạt động cần thiết,
phù hợp với bản chất và khuynh hướng của đứa trẻ. Trò chơi học tập là một hoạt
động trí tuệ nghiêm túc, là nơi mọi khả năng của trẻ được phát triển, các biểu
tượng về thế giới xung quanh của chúng được mở rộng và phong phú thêm.
Theo N.K. Crupxkaia, một nhà giáo dục Xô-viết cho rằng “Trò chơi học
tập không những là phương thức nhận biết thế giới, là con đường dẫn dắt trẻ em
tìm chân lý mà còn giúp trẻ xích lại gần nhau, giáo dục trẻ tình yêu quê hương,
lòng tự hào dân tộc. Trẻ em không chỉ học trong lúc học mà còn cả trong lúc
chơi. Chơi với trẻ vừa là học, vừa là lao động, vừa là hình thức giáo dục nghiêm
túc”.
Như vậy, theo các tác giả thuộc khuynh hướng thứ nhất thì trò chơi học tập
có thể là một phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện có hiệu quả cho trẻ
mẫu giáo.
8
Khuynh hướng thứ hai:
Nghiên cứu và sử dụng trò chơi học tập bó hẹp trong mục đích dạy học,
coi trò chơi học tập như là một phương tiện dạy học. Có nghĩa là trò chơi học
tập được xác định không những như là một phương pháp, biện pháp dạy học mà
còn như là một hình thức dạy học phù hợp với trẻ mẫu giáo.
Đại diện cho khuynh hướng thứ hai, trước hết phải kể đến các nhà từ thiện -
sư phạm tư sản tiến bộ xuất hiện ở Đức vào cuối thế kỷ XVIII như I.B.
Bazêđôra, X.G. Zalxman…Họ đã sử dụng trò chơi học tập như biện pháp thu
hút sự chú ý của trẻ đến hoạt động học tập.
Vào đầu thế kỷ XX, trong các công trình nghiên cứu của một số nhà tâm lí,
sư phạm phương Tây như Ôviđa Đêkrôli (người Bỉ), I.B. Bazêđov (người Hà
Lan), Đ.N. Kolôssi (người Ý)…đã chỉ ra rằng, trò chơi học tập dùng lời nói là
phương tiện giáo dục trí tuệ có hiệu quả đối với trẻ mẫu giáo, nhà giáo dục cần
phải tổ chức cho trẻ chơi.
I.B. Bazêđov cho rằng, trò chơi là phương tiện dạy học phù hợp đối với trẻ
mẫu giáo. Theo ông, nếu trên tiết học, cô giáo sử dụng các phương pháp, biện
pháp chơi hoặc tiến hành tiết học dưới hình thức chơi thì sẽ đáp ứng được nhu
cầu và phù hợp với đặc điểm trẻ và tất nhiên hiệu quả tiết học sẽ cao hơn.
Khác với các nhà nghiên cứu phương Tây, các nhà tâm lí sư phạm mầm non
Xô-viết như E.I. Chikhieva, A.P. Uxôva, R.I. Giucôvxkaia, V.N. Avanhexôva,
G.A. Uruntaeva…đứng trên lập trường macxít khẳng định rằng, trò chơi trẻ em
nói chung và trò chơi học tập nói riêng có nguồn gốc từ lao động và mang bản
chất xã hội. Trong các công trình nghiên cứu về trò chơi, trong đó có trò chơi
học tập, họ đã đề cập và giải quyết một số vấn đề mang tính nguyên tắc như
khẳng định bản chất xã hội của trò chơi, chơi là hoạt động tích cực của trẻ, chơi
đáp ứng - thỏa mãn nhu cầu chơi và nhu cầu nhận thức của trẻ.
Một số công trình nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của nhà tâm lí học L.A.
Venger (ở Nga), của B.I. Khartrapuriđde, K.G. Matrabeli (ở Grugia) đã xem xét
trò chơi học tập như một phương tiện giáo dục nhận cảm cho trẻ mẫu giáo: “Trò
chơi học tập thực hiện chức năng kiểm tra mức độ phát triển hoạt động nhận
9
cảm của trẻ” và đã soạn thảo được một hệ thống trò chơi học tập và tài liệu, đồ
chơi dùng để luyện tập các giác quan, đồng thời phát triển óc quan sát, tư duy,
nghị lực, ý chí của trẻ và kèm theo một số gợi ý cho giáo viên mầm non khi tổ
chức trò chơi học tập như: lựa chọn trò chơi phù hợp với trình độ phát triển của
trẻ, phức tạp dần nội dung chơi, đưa ra nhiều tình huống trong một trò chơi, tạo
ra mối quan hệ tình cảm trong khi chơi, kịp thời khuyến khích trẻ.
Như vậy, với khuynh hướng thứ hai này, ý tưởng sử dụng trò chơi học tập
trong dạy học mẫu giáo được xem xét ở 2 khía cạnh khác nhau:
Một là, trò chơi học tập được xem như là một phương tiện củng cố, hệ
thống những tri thức và kỹ năng đã biết trên “tiết học”
Hai là, trò chơi học tập được xem như một phương tiện cung cấp, làm giàu
tri thức, kỹ năng mới trên “tiết học” cho trẻ mẫu giáo
Khuynh hướng thứ ba:
Nghiên cứu và sử dụng trò chơi học tập vào mục đích giáo dục và phát
triển một số năng lực, phẩm chất trí tuệ của trẻ mẫu giáo (T.M. Babunova, A.K.
Bôđarencô). Theo hướng nghiên cứu này, trò chơi học tập được xác định như
một phương pháp giáo dục và phát triển tính tích cực nhận thức và tính độc lập
tư duy cho trẻ mẫu giáo.
Trong công trình nghiên cứu về trò chơi học tập bằng lời, A.K. Bôđarencô
đã chứng minh tính hiệu quả của trò chơi học tập bằng lời nói trong việc hình
thành tính độc lập tư duy của trẻ mẫu giáo lớn chuẩn bị vào lớp một. Bên cạnh
đó tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa việc tổ chức cho trẻ chơi với quá trình tích
cực hóa tư duy của trẻ: “Trò chơi học tập nếu được tổ chức tốt sẽ tạo điều kiện
tích cực hóa quá trình tư duy của trẻ”.
Có thể nói rằng, phần lớn các công trình nghiên cứu về trò chơi học tập trên
thế giới tập trung vào việc nghiên cứu lí luận sử dụng trò chơi học tập vào mục
đích dạy học và giáo dục trẻ mẫu giáo.
1.2. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam
Ở nước ta, vấn đề về trò chơi nói chung và trò chơi học tập của trẻ mẫu giáo
được các nhà tâm lí học và giáo dục học quan tâm nghiên cứu. Nhóm tác giả