Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết Kế Kết Cấu Và Thi Công Tổ Hợp Văn Phòng Và Khách Sạn Đào Duy Anh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
0
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên cho em gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc đến các quý
thầy, cô – những ngƣời đã mang em đến cho em những kiến thức và tri thức,
giúp em vững bƣớc trong cuộc sống cũng nhƣ trên con đƣờng lập nghiệp sau
này.
Xin cảm ơn Thầy Ths. Nguyễn Văn Vệ, Thầy KS. Vũ Minh Ngọc đã tận
tình hƣớng dẫn, cung cấp tài liệu và những định hƣớng cho em trong suốt quá
trình làm Khóa luận tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn tất cả các bạn bè đã giúp đỡ trong học tập cũng nhƣ
về mặt tinh thần để khóa luận này đƣợc hoàn thành.
Xin cảm ơn tất cả quý thầy, cô trƣờng Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam,
những ngƣời ít nhiều đã bỏ công sức để truyền đạt những kiến thức trong quá
trình dạy dỗ.
Lời cuối cùng cho con xin cảm ơn những lời chỉ bảo ân cần của Cha -
Mẹ các Anh chị trong gia đình, những ngƣời đã tạo điều kiện tốt nhất và là
chỗ dựa vững chắc để con đạt đƣợc những thành quả nhƣ hôm nay.
Vì thời gian có hạn và những kiến thức còn hạn chế chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu xót trong bài làm, rất mong sự đóng góp ý kiến của
quý thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Huyền
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành xây dựng là một trong những ngành nghề lâu đời nhất trong lịch
sử loài ngƣời. Có thể nói ở bất cứ nơi đâu trên hành tinh chúng ta đều có bóng
dáng của ngành xây dựng, từ các quốc gia giàu mạnh có tốc độ phát triển cao,
các quốc gia nghèo nàn lạc hậu cho đến các bộ tộc sinh sống ở những nơi xa
xôi nhất. Nói chung công trình xây dựng của họ luôn đi cùng với sự phát triển
của lịch sử.
Đất nƣớc ta đang trong thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa nên việc
phát triển các cơ sở hạ tầng nhƣ: nhà máy, xí nghiệp, văn phòng, khách sạn,
trƣờng học, đƣờng xá,… là một phần tất yếu nhằm mục đích xây dựng đất
nƣớc ta ngày càng phát triển, có cơ sở hạ tầng vững chắc, tạo điều kiện cho sự
phát triển của đất nƣớc. Đƣa đất nƣớc hội nhập với thế giới một cách nhanh
chóng. Từ lâu ngành xây dựng đã góp phần quan trọng trong cuộc sống của
chúng ta, từ việc mang lại mái ấm gia đình cho ngƣời dân đến việc xây bộ mặt
cho đất nƣớc. Ngành xây dựng đã chứng tỏ đƣợc tầm quan trọng của mình.
Ngày nay, đất nƣớc ngày càng phát triển, đòi hỏi nhà nƣớc đầu tƣ nhiều
cho ngành dịch vụ. Cho nên các tòa nhà văn phòng, khách sạn đƣợc xây dựng
ngày càng nhiều là điều tất yếu.
Từ thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải xây dựng nên nhiều công trình không
những về số lƣợng mà còn về chất lƣợng để tạo nên cơ sở hạ tầng bền vững
và thúc đẩy dịch vụ phát triển.
Có cơ hội đƣợc ngồi trên ghế của trƣờng Đại học, em đã đƣợc các thầy
cô truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp em hiểu rõ hơn
ngành nghề mà mình đã chọn. Để tổng kết đánh giá về kiến thức khóa học
ngành Kỹ thuật xây dựng công trình, đƣợc sự đồng ý của bộ môn Kỹ Thuật
Công Trình, khoa Cơ Điện & Công Trình – Trƣờng Đại Học Lâm Nghiệp em
đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp với công trình: Tổ hợp văn phòng và khách
sạn Đào Duy Anh.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định đƣợc giải pháp kiến trúc, kết cấu, kỹ thuật cho công trình.
2
- Tính toán thiết kế xác định các kích thƣớc hệ móng, khung, sàn, cầu
thang bộ.
- Thiết kế các giải pháp thi công các hạng mục chính và công tác an toàn
lao động.
- Xác định tổng mặt bằng thi công, xác định khối lƣợng công tác chính.
Nội dung nghiên cứu:
- Giải pháp kiến trúc
- Giải pháp kết cấu
- Thiết kế các bộ phận công trình
- Thiết kế thi công
Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Sử dụng các thiết kế mẫu
- Dùng phƣơng pháp toán học để tính toán, có sự trợ giúp của phần mềm
máy tính.
3
Chƣơng1
KIẾN TRÚC
1.1. Giới thiệu chung về công trình
1.1.1. Nhu cầu đối với công trình
Những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh quan hệ ngoại giao với
nhiều quốc gia và xây dựng nền kinh tế mở cửa nhằm thúc đẩy hơn nữa tốc
độ tăng trƣởng kinh tế, thực hiện nhiều chính sách ƣu đãi nhằm thu hút vốn
đầu tƣ nƣớc ngoài,cũng nhƣ khách du lịch các nƣớc đến Việt Nam. Trong
điều kiện đó, ngày càng có nhiều các công ty, tổ chức kinh tế trong và ngoài
nƣớc đầu tƣ vào thị trƣờng Việt Nam. Nhu cầu thuê văn phòng, trụ sở làm
việc và khách sạn theo đó cũng không ngừng tăng lên. Nhận thấy khoản lợi
nhuận không nhỏ từ việc kinh doanh cao ốc văn phòng và khách sạn cho
thuê, nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc đã xin giấy phép xây dựng,
chủ động đầu tƣ vốn vào lĩnh vực này, trong đó có Công ty cổ phần xây dựng
và dịch vụ Vạn Niên với dự án công trình: “Tổ hợp văn phòng & khách sạn
Đào Duy Anh”.
1.1.2. Tên công trình:"Tổ hợp văn phòng và khách sạn Đào Duy Anh "
1.1.3. Chủ đầu tư:Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ VẠN NIÊN
1.1.4. Địa điểm xây dựng
Tổ hợp văn phòng và khách sạn Đào Duy Anh đƣợc xây dựng tại phố
Đào Duy Anh.
1.1.5. Vị trí
Nằm trên khu đất quy hoạch rộng 1150m2
. Hai mặt chính của công
trình tiếp xúc với hai tuyến đƣờng phố chính Đào Duy Anh ( phía Tây Nam)
và Đại Cồ Việt ( phía Đông Bắc).
1.2. Các giải pháp thiết kế kiến trúc của công trình
1.2.1. Giải pháp mặt bằng
Các tầng hầm đƣợc bố trí gần nhƣ trên toàn bộ mặt bằng khu đất xây
dựng. Trong khi phần nổi của toà nhà lại có hình chữ nhật bám sát hai mặt
4
phố chính đảm bảo khoảng không gian thông thoáng lấy ánh sáng, thông gió
và tạo không gian kiến trúc cho công trình.
Các tầng hầm đƣợc sử dụng với mục đính chính là để xe kết hợp bố trí
các khu vực kỹ thuật.
Tầng hầm thứ 2: Dùng để xe máy và bố trí khu vực kỹ thuật.
Tầng hầm thứ 1: Dùng để xe ô tô và xe máy.
Lối vào và ra tầng hầm đƣợc bố trí bên phải công trình phía phố Đào
Duy Anh.Vì lý do diện tích đất khá hẹp cùng với việc bố trí lƣới cột và vách
không cho phép bố trí một lối ra riêng cũng nhƣ chỉ bố trí đƣợc một luồng xe
chỗ lên xuống tầng hầm .Nhƣ vậy tại lối lên xuông phải bố trí ngƣời điều
hành.Đƣờng có độ dốc nhỏ hơn 15%, bề rộng 3,6 m đảm bảo các xe lên
xuống dễ dàng, thuận tiện. Các tầng hầm thông với các tầng trên bằng thang
bộ và thông với các tầng trong toà nhà bằng cầu thang máy và bố trí ở giữa
toà nhà.
Tầng trệt là tầng đa chức năng: mở các cửa hàng thƣơng mại , nơi đón
tiếp khách đến thuê khách sạn, lối vào để dẫn lên các tầng bên trên công trình.
Cầu thang bố trí ở vị trí trung tâm nhà, dẫn ra các sảnh, đến các hành
lang, vào các phòng.
Tầng 1 đƣợc dùng để bố trí các cửa hàng.
Tầng 2 và tầng 3 có chức năng giống nhau, đều sử dụng làm văn phòng
cho thuê.
Tầng 4 đến tầng 8 có chức năng giống nhau, đều sử dụng làm các phòng
khách sạn.
Tầng 9 và tầng mái dùng để phục vụ cho nhà hàng.
Giao thông theo phƣơng ngang nhà theo hành lang giữa, theo phƣơng
đứng là
thang máy kết hợp thang bộ.
Phần sân trong của công trình có tác dụng điều hoà vi khí hậu, làm
không gian trồng hoa, cây cảnh trang trí cho công trình. Cây xanh cũng đƣợc
5
trồng ở lối ra vào, hai mặt chính phố Đào Duy Anh và phố Đại Cồ Việt góp
phần làm tăng sự hài hoà giữa toà nhà với môi trƣờng xung quanh.
1.2.2. Giải pháp mặt đứng, hình khối không gian của công trình:
Hai mặt đứng chính của công trình bám sát theo hai măt phố chính là
phố Đào Duy Anh và đƣờng Đại Cồ Việt. Toà nhà Tổ Hợp Văn Phòng Và
Khách Sạn Đào Duy Anh đựơc thiết kế hình khối hình chữ nhật có tính chất
đối xứng theo hai phƣơng ,tạo cho toà nhà dáng đứng mạnh mẽ với vẻ uy nghi
sang trọng,hiện đại.
Các cửa sổ bằng kính đƣợc bố trí xen kẽ, hài hoà làm cho kiến trúc mặt
đứng trở lên linh hoạt và đủ lớn để để đảm bảo ánh sáng bên trong các phòng
ở mọi tầng.
Ở các tầng văn phòng ,hai mặt chính thay bởi tƣờng đƣợc bố trí các tấm
kính kết hợp với các phào chỉ làm cho công trình nhẹ nhàng hơn,làm cho
ngƣơì quan sát cảm giác số tầng toà nhà thấp đi.Thêm vào đó đảm bảo chiếu
sáng cho các văn phòng ở tầng văn phòng.
Ở các tầng dành cho khách sạn,tƣờng phía ngoài đƣợc ốp các viên gạch
nung tạo sự cách điệucho toà nhà và đảm bảo sự chống nóng cho các phòng
phía trong.
1.2.3. Giải pháp cấu tạo:
a) Các số liệu về công trình:
Công trình có 11 tầng nổi và 2 tầng hầm với tổng chiều cao các tầng so
với cốt 0,00 là 39,8m:
- Tầng hầm thứ 2 cao 3,5m, cao độ đáy tầng là -7.00m.
- Tầng hầm thứ 1 cao 3,5m, cao độ đáy tầng là -3,50m.
- Cốt 0,00 cao hơn cốt tự nhiên là 1,00m.
- Tầng trệt và tầng 1 cao: 4,2m.
- Tầng 1 đến tầng 9, mỗi tầng cao: 3,3m.
- Tầng mái cao: 5,0 m.
b) Vật liệu hoàn thiện trong nhà
6
Các phòng ở, phòng họp, phòng sinh hoạt công cộng:
- Sàn lát gạch Ceramic liên doanh đồng màu 300x300mm
- Chân tƣờng ốp gạch Ceramic cao 150mm.
- Tƣờng: Trát vữa xi măng, quét vôi 3 nƣớc theo chỉ định
- Trần: Trát vữa xi măng, quét vôi 3 nƣớc màu trắng
Các phòng vệ sinh:
- Sàn lát gạch Ceramic liên doanh chống trơn 200x200mm.
- p gạch men 200x200mm, cao 2,1m, còn lại trát vữa xi măng quét vôi.
- Trần giả: Tấm đan BTCT trát vữa xi măng, quét vôi 3 nƣớc màu trắng.
Các khu nhà để xe, phòng kỹ thuật, hố đổ rác:
- Sàn láng vữa xi măng mác 75
- Tƣờng: Trát vữa xi măng, quét vôi 3 nƣớc màu theo chỉ định.
- Trần: Trát vữa xi măng, quét vôi 3 nƣớc màu trắng.
Cầu thang chính: Xây bậc gạch đặc mác 75 trên bản BTCT, ốp đá xẻ
màu vàng điểm trắng.
- Tƣờng xây gạch trát vữa xi măng, quét vôi 3 nƣớc màu theo chỉ định.
- Trần trát vữa xi măng, quét vôi 3 nƣớc màu trắng.
- Tay vịn thang bằng gỗ.
- Lan can hoa sắt bằng thép 14x14, sơn dầu 3 nƣớc theo chỉ định.
Hành lang chung:
- Sàn lát gạch ceramic đồng màu 300x300mm.
- Chân tƣờng: ốp gạch ceramic cao 150mm.
- Tƣờng: Trát vữa xi măng, quét vôi 3 nƣớc màu theo chỉ định.
- Trần: Trát vữa xi măng, quét vôi 3 nƣớc màu trắng.
Vật liệu hoàn thiện ngoài nhà:
- Mái: Mái bằng bê tông cốt thép Austnam chống nóng, chống thấm.
- Cửa sổ: Khung nhôm kính trong, dầy 5 mm có lớp hoa sắt bảo vệ.
- Cửa đi: Cửa vào căn hộ và cửa trong nhà dùng cửa panô gỗ, khuôn
đơn, cửa vệ sinh dùng loại cửa nhựa có khuôn.
7
- Tƣờng: Trát vữa ximăng, lăn sơn 3 nƣớc màu theo chỉ định
- ng thoát nƣớc mƣa: ống nhựa PVC Ф110 trong các hộp kỹ thuật.
1.3. Các giải pháp kết cấu của công trình
Công trình xây dựng muốn đạt hiệu quả kinh tế thì điều đầu tiên là phải
lựa chọn cho nó một sơ đồ kết cấu hợp lý.Sơ đồ kết cấu này phải thỏa mãn
đƣợc các yêu cầu về kiến trúc, khả năng chịu lực, độ bền vững, ổn định cũng
nhƣ yêu cầu về tính kinh tế. Để thoả mãn các yêu cầu đó, các phƣơng án kết
cấu cho các bộ phận chính của ngôi nhà đƣợc đề xuất nhƣ sau:
- Phần thân công trình: Do công trình là nhà cao tầng với độ cao vừa
phải, lại có bố trí thang máy ở vị trí khá cân xứng nên hệ kết cấu phù hợp và
kinh tế nhất là kết cấu khung - vách chịu lực theo sơ đồ khung giằng, sử dụng
các lõi thang máy cùng tham gia chịu lực với hệ khung. Thông qua liên kết
truyền lực của sàn ở độ cao mỗi tầng, tải trọng ngang của công trình đƣợc
truyền hầu hết vào vách và lõi.
- Kết cấu móng: Công trình có tải trọng lớn, lại nằm trên nền đất khá yếu
nên lựa chọn phƣơng án móng cọc khoan nhồi cho phần móng công trình.
Đảm bảo về yêu cầu có thể thi công đƣợc, đảm bảo về chất lƣợng của kết cấu
móng. Thỏa mãn yêu cầu về độ biến dạng của hệ kết cấu, độ lún nhỏ.
Cách lựa chọn các phƣơng án trên sẽ đƣợc trình bày cụ thể hơn ở phần kết
cấu.
1.4. Các giải pháp kỹ thuật cho công trình
1.4.1. Các giải pháp thông gió, chiếu sáng:
Ở tầng khách sạn mỗi phòng đều đƣợc bố trí các cửa sổ kính tiếp xúc
trực tiếp với bên ngoài,các tầng còn lại đều đƣợc lắp kính, do vậy các căn
phòng đều đƣợc thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên tốt kết hợp với hệ thống
chiếu sáng nhân tạo từ các đèn trần và hệ thống điều hoà không khí đƣợc lắp
đặt tại khu trần giả, đảm bảo điều kiện làm việc của con ngƣời trong toà nhà
đƣợc thoải mái, tiện nghi.
8
Ngoài ra, hệ thống điều hoà không khí trung tâm đƣợc lắp đặt dƣới tầng
hầm sẽ điều hoà không khí cho toàn bộ không gian của toà nhà.
1.4.2. Giải pháp bố trí giao thông:
Giao thông theo phƣơng ngang trên mặt bằng đƣợc thực hiện bởi hệ
thống hành lang giữa đƣợc nối với hệ thống giao thông theo phƣơng đứng tại các
điểm nút giao thông tạo ra sự lƣu thông thông suốt trong toàn bộ công trình.
Giao thông theo phƣơng đứng đƣợc bố trí tại vị trí trung tâm toà nhà bao
gồm thang bộ và thang máy.
Hệ thống thang máy đƣợc bố trí trên suốt chiều cao nhà từ tầng hầm thứ
1 đến tầng mái, gồm 2 chiếc chính có trọng tải là 900kG và 2 thang máyphụ loại
nhỏ, từ thang máy dẫn đến các hành lang giữa, dẫn vào các phòng.
Thang bộ số 1, số 2 đƣợc bố trí đối xứng 2 bên thang máy. Mỗi thang
gồm hai vế, mỗi vế rộng 1,1m hỗ trợ cùng thang máy trong việc vận chuyển
ngƣời và đồ đạc đƣợc thuận lợi cũng nhƣ là lối thoát hiểm trong trƣờng hợp
khẩn cấp.
Lối vào tầng trệt toà nhà theo hai hƣớng, một hƣớng ở phố Đào Duy Anh
và một hƣớng ở đƣờng Đại Cồ Việt, tạo sự linh hoạt cho những ngƣời đến
thuê. Lối vào,ra của ôtô, xe máy ở bên phải toà nhà phố Đào Duy Anh (lối
vào,ra tầng hầm) .
1.4.3. Giải pháp cung cung cấp điện nước và phục vụ thông tin.
a) Hệ thống vệ sinh:
Hệ thống vệ sinh đƣợc thiết kế làm 2 khu vực riêng biệt dành cho nam
riêng, nữ riêng, bố trí ở hai đầu của toà nhà và bố trí liên tục cho các tầng.Các
thiết bị vệ sinh và vật liệu dùng trong các khu vệ sinh đƣợc thiết kế theo tiêu
chuẩn quy định đối với cấp công trình.
Vị trí xa nhất từ các phòng làm việc đến khu vệ sinh trong toà nhà là
20m, nhỏ hơn so với yêu cầu của tiêu chuẩn là 45m .
9
b) Hệ thống cấp nước:
Nƣớc cấp đƣợc lấy từ hệ thống cấp nƣớc thành phố qua đồng hồ đo lƣu
lƣợng vào bể ngầm của công trình có dung tích 550m3
(kể cả dự trữ cho chữa
cháy là 500m3
). Bố trí 4 máy bơm (2 làm việc + 2 dự phòng) để bơm nƣớc
sinh hoạt đến các điểm tiêu thụ nƣớc (có van điều khiển tự động). Nƣớc từ bể
sẽ đƣợc phân phối theo các ống chính, ống nhánh đến các thiết bị dùng nƣớc
của công trình. Nƣớc cấp cho mỗi tầng đều đƣợc lắp đồng hồ đo lƣu lƣợng để
tiện cho việc sử dụng, kiểm soát lƣợng nƣớc tiêu thụ và thanh toán tiền dùng
nƣớc. Nƣớc nóng sẽ đƣợc cung cấp bởi các bình đun nƣớc nóng đƣợc bố trí ở
các phòng vệ sinh các tầng. Đƣờng ống cấp nƣớc dùng ống thép tráng kẽm có
đƣờng kính từ 20 đến 200. Đƣờng ống chính đi thẳng đứng từ trên xuống
dƣới xuống tầng hầm giấu trong hộp kỹ thuật, các đƣờng ống nhánh đi ngầm
trong tƣờng, trần giả. Đƣờng ống sau khi lắp đặt xong phải thử áp lực và khử
trùng trƣớc khi sử dụng, điều này đảm bảo yêu cầu lắp đặt và yêu cầu vệ sinh.
Nhìn chung, việc thiết kế đƣờng ống cấp và thoát nƣớc cho nhà làm việc dễ
dàng hơn nhiều so với nhà chung cƣ.
c) Hệ thống thoát nước:
Hệ thống thoát nƣớc thải sinh hoạt đƣợc thiết kế cho 2 khu vệ sinh
chính trong toà nhà. Có hai hệ thống thoát nƣớc thải là hệ thống thoát nƣớc
thải và hệ thống thoát phân. Toàn bộ nƣớc thải sinh hoạt từ các xí tiểu vệ sinh
đƣợc thu vào hệ thống ống dẫn qua xử lý cục bộ ở bể tự hoại đặt dƣới tầng
hầm sau đó đƣợc đƣa vào hệ thống cống thoát nƣớc thành phố. Dùng ống
nhựa để chứa nƣớc thải sinh hoạt, ống gang để chứa phân. Nƣớc mƣa trên mái
đƣợc thu vào ống dẫn bằng hệ thống thoát nƣớc mái xuống hệ thống thoát
nƣớc bề mặt xung quanh công trình.
d) Hệ thống cấp điện:
Nguồn điện tiêu thụ của công trình là điện 3 pha 4 dây 380V/220V.
Nguồn cung cấp điện động lực (thang máy, bơm nƣớc, cửa tự động…), chiếu
sáng cho toàn bộ công trình lấy từ máy phát điện trung tâm đặt tại tầng hầm
10
thứ nhất. Phân phối điện từ máy phát điện trung tâm đến các bảng phân phối
điện các tầng, rồi thì từ các tầng đến các phòng. Dây dẫn đƣợc bọc trong ống
nhựa, đi trong trần giả và chôn ngầm trong các tƣờng. Tại tủ điện tổng đặt các
đồng hồ đo điện toàn nhà, cho thang máy, bơm nƣớc và chiếu sáng. Mỗi văn
phòng đều có một đồng hồ đo điện năng đặt tại hộp công tơ phòng kỹ thuật
của từng tầng.
Hệ thống điện nƣớc sử dụng lấy từ mạng lƣới của thành phố. Tuy nhiên
để đảm bảo an toàn cấp điện nƣớc cho công trình, ngƣời ta bố trí thêm một
máy phát điện công suất 100KVA và một giếng khoan để lấy nƣớc, đồng thời
phục vụ cho quá trình thi công.
e) Hệ thống thông tin liên lạc:
Tại tầng hầm thứ 2, bố trí một phòng kỹ thuật xử lý đầu vào đầu ra hệ
thống đƣờng dây điện thoại, các đƣờng truyền tín hiệu của công trình. Các
dây điện thoại, dây thông tin đƣợc thiết kế cùng với hệ thống đƣờng điện của
công trình, từ phòng xử lý trung tâm sẽ dẫn đến các văn phòng.
f) Giải pháp phòng hoả:
Công trình đƣợc thiết kế theo tiêu chuẩn “Phòng cháy chữa cháy cho nhà
và công trình. TCVN 2622-1978.”
Tiêu chuẩn TCVN6401-1988 quy định:
- Việc thiết kế chiều rộng cửa thoát nạn tại tầng thứ 3 trở đi phải đảm
bảo yêu cầu 1m cho 100 ngƣời.
- Phải thiết kế ít nhất hai lối thoát ra ngoài, các lối thoát phải bố trí phân
tán
- Chiều rộng cầu thang thoát nạn không nhỏ hơn 1,1m
- Không đƣợc thiết kế cầu thang xoáy ốc có bậc thang hình dẻ quạt trên
đƣờng thoát nạn.
- Khoảng cách xa nhất đến cầu thang thoát nạn không đƣợc lớn hơn 20m
Các biện pháp phòng cháy chữa cháy thiết kế cho công trình:
11
- Bố trí hai cầu thang bộ thoát hiểm số 1và số 2 bên cạnh thang máy với
chiều rộng thang là 1,1m tại trung tâm toà nhà. Các cầu thang đều có hai vế,
không xoáy ốc, dễ dàng lên xuống.
- Khoảng cách từ phòng xa nhất đến cầu thang thoát hiểm là 20m đảm
bảo yêu cầu của tiêu chuẩn.
- Bố trí hộp vòi chữa cháy ở mỗi sảnh cầu thang thoát hoả từ tầng 1 đến
tầng mái. Vị trí các hộp vòi chữa cháy đƣợc bố trí sao cho ngƣời đứng thao
tác đƣợc dễ dàng, nhanh chóng. Mỗi họp vòi chữa cháy đƣợc trang bị một
cuộn vòi chữa cháy đƣờng kính 50mm, dài 30mm, vòi phun đƣờng kính
13mm có van góc, ngoài ra còn bố trí thêm hai bình bột CO2 có thể dùng trực
tiếp trong trƣờng hợp chƣa kịp bơm nƣớc.
- Tại tầng hầm thứ 2, bố trí một bể nƣớc dùng cho chữa cháy với dung
tích 500m3
nối với hai máy bơm phục vụ cứu hoả và sinh hoạt. Thiết kế thêm
một trạm bơm động cơ điêzen chữa cháy trong trƣờng hợp mất điện. Bơm cấp
nƣớc sinh hoạt đƣợc nối với bơm chữa cháy để hỗ trợ nhau khi cần thiết.
- Công trình nằm sát 2 tuyến đƣờng chính,1 tuyến dƣờng phụ tạo điều
kiện thuận lợi cho xe cứu hoả để đảm bảo chữa cháy kịp thời, từ nhiều phía.
- Bố trí hai họng chờ bên ngoài, họng chờ này đƣợc lắp đặt để nối với hệ
thống đƣờng ống chữa cháy bên trong với nguồn nƣớc cấp bên ngoài.
Tóm lại, với các biện pháp thiết kế trên đây đảm bảo an toàn tính mạng
cho con ngƣời làm việc trong công trình và đảm bảo an toàn cho cả công
trình.
12
Chƣơng 2:
GIẢI PHÁP KẾT CẤU CÔNG TRÌNH
2.1. Đặc điểm thiết kế kết cấu nhà cao tầng
Khi thiết kế kết cấu nhà cao tầng ta phải quan tâm đến những vấn đề cơ bản
sau:
2.1.1. Tải trọng ngang
Tải trọng ngang: áp lực gió.
Mô men và chuyển vị tăng lên rất nhanh theo chiều cao
Do vậy, tải trọng ngang trở thành nhân tố chủ yếu khi thiết kế kết cấu nhà cao
tầng.
2.1.2. Hạn chế chuyển vị
Theo sự tăng lên của chiều cao nhà, chuyển vị ngang tăng lên rất nhanh.
Trong thiết kế kết cấu không chỉ yêu cầu thiết kế có đủ khả năng chịu lực mà
còn yêu cầu kết cấu có đủ độ cứng để chống lại lực ngang để dƣới tác dụng
của tải trọng ngang, chuyển vị ngang của kết cấu hạn chế trong giới hạn cho
phép.
2.1.3. Giảm trọng lượng bản thân kết cấu
Xem xét từ sức chịu tải của nền đất, nếu cùng một cƣờng độ thì giảm
trọng lƣợng bản thân thì có thể tăng thêm một số tầng khác, hoặc làm giảm độ
lún của công trình, hoặc làm giảm kích thƣớc kết cấu móng.
Xét về mặt kinh tế thì giảm trọng lƣợng bản thân tức là tiết kiệm vật
liệu, giảm giá thành công trình, tăng đƣợc không gian sử dụng.
Từ những nhận xét trên, ta thấy trong thiết kế kết cấu nhà cao tầng cần
quan tâm đến giảm trọng lƣợng bản thân của kết cấu.
2.1.4. Phân tích lựa chọn vật liệu
Từ các giải pháp vật liệu đã trình bày chọn vật liệu bê tông cốt thép sử
dụng cho toàn công trình do chất lƣợng bảo đảm và có nhiều kinh nghiệm
trong thi công và thiết kế.
13
- Theo tiêu chuẩn TCVN 356-2005
+ Bêtông với chất kết dính là xi măng cùng với các cốt liệu đá, cát vàng tạo nên
một cấu trúc đặc chắc. Với cấu trúc này, bêtông có khối lƣợng riêng ~ 2500
daN/m3
.
+ Mác bê tông theo cƣờng độ chịu nén, tính theo đơn vị MPa, bê tông đƣợc
dƣỡng hộ cũng nhƣ đƣợc thí nghiệm theo quy định và tiêu chuẩn của nƣớc
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cấp độ bền của bêtông dùng trong tính
toán cho công trình là B25.
Bê tông các cấu kiện thƣờng B25:
+ Với trạng thái nén: Cƣờng độ tiêu chuẩn về nén Rbn = 18,5MPa.
Cƣờng độ tính toán về nén Rb = 14,5MPa.
+ Với trạng thái kéo: Cƣờng độ tiêu chuẩn về kéo Rbx = 1,60MPa.
Cƣờng độ tính toán về kéo Rbt = 1,05MPa.
Môđun đàn hồi của bê tông: xác định theo điều kiện bê tông nặng, khô
cứng trong điều kiện tự nhiên. Với cấp độ bền B25 thì Eb = 30000MPa.
Thép làm cốt thép cho cấu kiện bêtông cốt thép dùng loại thép sợi thông
thƣờng theo tiêu chuẩn TCVN 356 - 2005. Cốt thép chịu lực cho các dầm, cột
dùng nhóm CII, CIII, cốt thép đai, cốt thép giá, cốt thép cấu tạo và thép dùng
cho bản sàn dùng nhóm CI.
Cƣờng độ của cốt thép nhƣ sau:
Cốt thép chịu lực nhóm CII : Rsc = 280MPa.
Cốt thép cấu tạo d ≥ 10 CII : Rsw = 280MPa.
d < 10 CI : Rs = 225MPa.
Môđun đàn hồi của cốt thép: E = 21MPa.
Các loại vật liệu khác:
- Gạch đặc M75
- Cát vàng - Cát đen
- Sơn che phủ
- Bi tum chống thấm.
14
Mọi loại vật liệu sử dụng đều phải qua thí nghiệm kiểm định để xác định
cƣờng độ thực tế cũng nhƣ các chỉ tiêu cơ lý khác và độ sạch. Khi đạt tiêu
chuẩn thiết kế mới đƣợc đƣa vào sử dụng.
2.2. Phân tích lựa chọn giải pháp kết cấu
2.2.1. Lựa chọn phương án kết cấu
Đối với nhà cao tầng, chiều cao của công trình quyết định các điều kiện
thiết kế, thi công hoặc sử dụng khác với các nhà thông thƣờng khác. Trƣớc
tiên sẽ ảnh hƣởng đến việc lựa chọn hệ kết cấu chịu lực của công trình (bộ
phận chủ yếu của công trình nhận các loại tải trọng và truyền chúng xuống
dƣới nền đất).
Qua phân tích các ƣu nhƣợc điểm của những giải pháp đã đƣa ra, Căn cứ
vào thiết kế kiến trúc, đặc điểm cụ thể của công trình, ta sử dụng hệ kết cấu
“khung ” chịu lực với sơ đồ khung giằng. Hệ thống khung bao gồm các hàng
cột biên, cột giữa, dầm chính, dầm phụ, chịu tải trọng đứng là chủ yếu, một
phần tải trọng ngang và tăng độ ổn định cho kết cấu với các nút khung là nút
cứng. Hệ thống lõi thang máy chủ yếu sử dụng với mục đích phục vụ giao
thông, chịu phần lớn tải trọng ngang và một phần tải trọng đứng tác dụng vào
công trình. Do đó khi tính toán để đơn giản và thiên về an toàn ta tách một
khung theo phƣơng ngang nhà để tính nhƣ khung phẳng.
Từ thiết kế kiến trúc ta có thể lựa chọn một trong hai phƣơng án sau:
a) Kết cấu thuần khung:
Dạng kết cấu này có không gian lớn, mặt bằng bố trí linh hoạt, có thể
đáp ứng khá đầy đủ yêu cầu sử dụng công trình, nhƣng nhƣợc điểm của nó là
độ cứng nhỏ, biến dạng lớn nên phải tăng kích thƣớc các cấu kiện chịu lực lên
dẫn đến lãng phí không gian, tốn vật liệu và ảnh hƣởng đến thẩm mỹ và tính
kinh tế của công trình.
b) Kết cấu khung + vách lõi
Đây là dạng kết cấu hỗn hợp từ kết cấu khung và kết cấu vách lõi. Nếu sử
dụng loại kết cấu này vừa có không gian sử dụng lớn vừa có khả năng chịu lực