Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế học liệu số hỗ trợ dạy học chủ đề động học trong vật lý 10 chương trình giáo dục phổ thông 2018
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA VẬT LÍ
TRẦN THỊ HẢI HẬU
THIẾT KẾ HỌC LIỆU SỐ HỖ TRỢ DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ ĐỘNG HỌC TRONG VẬT LÝ 10
CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đà Nẵng, năm 2022
2
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA VẬT LÍ
TRẦN THỊ HẢI HẬU
THIẾT KẾ HỌC LIỆU SỐ HỖ TRỢ DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ ĐỘNG HỌC TRONG VẬT LÝ 10
CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Sƣ phạm Vật lý
Khóa học: 2018-2022
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Trần Thị Hƣơng Xuân
Đà Nẵng, năm 2022
3
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa,
Quý Thầy Cô giáo khoa Vật lí trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng và
Quý Thầy cô trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Trần Thị Hương Xuân – người
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp và thầy
Nguyễn Hồng Lĩnh ở trường THPT Nguyễn Trãi đã đóng góp ý kiến phản biện,
nhận xét đề tài và giúp đỡ tôi trong việc thu thập ý kiến từ các thầy cô khác trong
trường.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khoá luận tốt nghiệp này.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022
Tác giả
4
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu Chữ viết đầy đủ
HLS Học liệu số
GV Giáo viên
HS Học sinh
CNTT Công nghệ thông tin
HĐ Hoạt động
DH Dạy học
TN Thực nghiệm
SGK Sách giáo khoa
MTĐT Máy tính điện tử
GAĐT Giáo án điện tử
5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................ 7
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................... 9
3. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................................... 9
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................................. 9
NỘI DUNG .............................................................................................................11
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG
HỌC LIỆU SỐ TRONG CHƢƠNG ĐỘNG HỌC – VẬT LÝ 10 ...................................... 11
1.1. Khái niệm về học liệu số.................................................................................11
1.2 Thực trạng sử dụng học liệu số dạy học trong nƣớc và quốc tế..................16
1.3. Hoạt động tự học của HS ...............................................................................22
1.4. Quy trình thiết kế học liệu số.........................................................................24
1.5. Cơ sở lí luận của việc thiết kế học liệu số trong dạy học.............................25
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1........................................................................................32
CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỌC LIỆU SỐ TRONG CHƢƠNG ĐỘNG
HỌC – VẬT LÝ 10 ................................................................................................................. 33
2.1. Cấu trúc và nội dung bài học trong chƣơng Động học – Vật lý lớp 10 .....33
2.2. Định hƣớng thiết kế một số bài học trong chƣơng Động học – Vật lý lớp
10..............................................................................................................................33
2.3. Thiết kế dạy học sử dụng học liệu số trong chƣơng Động học – Vật lý lớp
10..............................................................................................................................35
2.4. Sử dụng học liệu số trong dạy và học vật lý ở chƣơng “Động học” ở
trƣờng trung học phổ thông..................................................................................51
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2........................................................................................53
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................54
6
3.1. Mục đích thực nghiệm....................................................................................54
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm....................................................................54
3.3. Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm...................................................................54
3.4. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm.....................................................................54
3.5. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm.............................................................55
3.6. Tiến hành thực nghiệm...................................................................................56
KẾT LUẬN.............................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................63
PHỤ LỤC................................................................................................................65
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây vấn đề giáo dục được Đảng, Nhà nước hết sức quan
tâm và được khẳng định trong nghị quyết Trung ương IV khoá VII (2020) : "Giáo
dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Ngày nay giáo dục được coi là nền móng cho
sự phát triển khoa học kỹ thuật và đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc
dân.
Vai trò của giáo dục là hết sức to lớn nhưng để làm được điều đó trước hết phải
đổi mới giáo dục, đổi mới từ tư duy giáo dục và cần phải có chiến lược giáo dục
đúng đắn. Về vấn đề này trong “Nghị Quyết Đại hội đại biểu của Đảng khoá IX đã
khẳng định “Đổi mới hình thức giảng dạy, học tập các chương trình giáo dục phải
đổi mới để cập nhật với tri thức hiện đại, thích hợp với lứa tuổi và các điều kiện
giảng dạy học tập cụ thể. Đổi mới phướng pháp giảng dạy theo hướng không chỉ
để nhồi nhét kiến thức mà quan trọng hơn là chú ý việc phát triển tư duy độc lập,
năng động của HS”. Điều đó có thể nói bắt đầu từ hai nhân tố chính của giáo dục là
người dạy (vai trò chủ đạo) và HS (vai trò chủ động), trong đó việc chủ động học
tập của HS là hết sức quan trọng, nó quyết định không nhỏ ở chất lượng giáo dục.
Có nghĩa là HS phải có phương pháp học tập đúng đắn, tích cực và phải có ý thức
trau dồi tự học cho chính mình. Bên cạnh đó người dạy phải có những định hướng
HĐ học tập cho HS, phát triển tư duy tích cực, hình thành cho HS năng lực hợp
tác, tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức cho bản thân góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục hiện đại.
Trong quy định “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo
qua mạng” của Bộ GD&ĐT ban hành năm 2016 có nói: Ứng dụng công nghệ
thông tin trong đào tạo qua mạng là việc sử dụng các trang thiết bị điện tử, phần
mềm, Học liệu số và mạng viễn thông (chủ yếu là mạng Internet) hỗ trợ các hoạt
động dạy và học nhằm đổi mới phương pháp dạy – học, nâng cao hiệu quả công tác
đào tạo. Một số một mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo qua
mạng phổ biến là:
- Đào tạo kết hợp (Blended learning) là việc kết hợp phương thức học tập điện
tử (e-Learning) với phương thức dạy – học truyền thống (theo đó người dạy và
người học cùng có mặt) nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và chất lượng
giáo dục.
8
- Học tập điện tử (e-Learning) là hình thức học tập qua đó người học có thể tự
học mọi lúc, học mọi nơi thông qua các Học liệu số đa phương tiện (lời giảng, lời
thuyết minh, âm thanh, hình ảnh, video, đồ họa…). Các hình thức học tập như mLearning (học thông qua thiết bị di động: điện thoại thông minh, máy tính bảng,
màn hình tương tác), u-Learning (học thông qua các phương thức tương tác thực tế
ảo diễn ra bất kỳ nơi nào), hay smart-Learning (phương tiện học tập thông minh)
đều là các hình thái của học tập điện tử e-Learning.
Học liệu số là tập hợp các phương tiện điện tử sử dụng các mô hình dạy học nói
trên để phục vụ dạy và học, bao gồm: sách giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham
khảo, bài kiểm tra đánh giá, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình
ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo...
Trong bối cảnh hiện nay, tình hình dịch bệnh covid-19 vẫn đang diễn biến rất
phức tạp, khó lường. Vậy nên việc dạy học trực tiếp tại các trường học vẫn chưa
thể tiến hành mà không có rủi ro, đa số các trường học vẫn chọn hình thức học trực
tuyến để đảm bảo an toàn cho học sinh.
Trong khoảng thời gian dịch bệnh bùng phát, nhiều thành phố bị cách ly và
triển khai giãn cách xã hội, khi bước vào năm học mới các em học sinh đã không
thể chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập cho năm học mới và việc kiểm tra sức học của
các em trở thành vấn đề khó khăn đối với giáo viên và phụ huynh. Trong bối cảnh
hiện tại, bộ Giáo dục nói chung và giáo viên nói riêng là những người phải chủ
động trong việc tìm kiếm phương pháp dạy học mới để đảm bảo kiến thức cho học
sinh. Vì vậy việc phát triển và xây dựng mảng học liệu số để nâng cao hiệu quả
học tập trực tuyến trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Với các tiện ích tích họp trên nền máy tính, điện thoại có tính tương tác cao và
thuận tiện, học liệu số đã ra đề như một xu thế tất yếu, tạo cơ hội cho người học có
thể chủ động tự học, tự trau dồi kiến thức ở bất kì thời gian nào, địa điểm nào. Bên
cạnh đó, với các thiết kế bài học sinh động, chỉ cần bấm chuột, chỉ vài giây sau
trên màn hình hiện ra ngay nội dung bài học với những nội dung và hình ảnh sống
động, qua đó tạo điều kiện cho học sinh được hoạt động và tương tác nhiều hơn với
bài học.
Đối với các em học sinh lớp 10 bước vào năm học mới và học trực tuyến là lựa
chọn duy nhất hiện nay, với những thay đổi về lượng kiến thức của cấp trung học
phổ thông có thể có rất nhiều học sinh không theo kịp bài giảng trên trường và giáo
viên vẫn chưa tối ưu hóa được hiệu quả dạy học trực tuyến. Từ sự cần thiết trên, tôi
chọn đề tài “Thiết kế học liệu số hỗ trợ dạy học chương Động học trong Vật Lý
9
10” là chương đầu tiên của Vật lý lớp 10. Qua đó, tạo cảm hứng học tập cho học
sinh mới vào cấp trung học phổ thông, góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở
trung học cơ sở và nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý 10.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất được quá trình thiết kế học liệu số sử dụng qua đó thiết kế các tiếp trình
dạy học sử dụng các học liệu số (HLS) thu hút, tạo cảm hứng cho học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về học liệu số
- Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc thiết kế và sử dụng học liệu số
trong dạy học
- Nghiên cứu nội dung chương Động học trong Vật lý 10 và khả năng thể hiện
bằng học liệu số
- Tìm hiểu và vận dụng quy trình xây dựng học liệu số cho một số bài học
chương Động học lớp 10
- Đề xuất các hình thức sử dụng học liệu số trong dạy học chương Động học lớp
10
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của học liệu
số trong dạy học chương Động học lớp 10
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình sử dụng học liệu số trong dạy học chương
Động học lớp 10
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học chương Động học lớp 10
- Phạm vi nghiên cứu: Thiết kế và sử dụng học liệu số để hỗ trợ dạy học một số
nội dung chương Động học lớp 10 trong sách kết nối tri thức về cuộc sống của nhà
xuất bản giáo dục Việt Nam
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
Phân tích, tổng hợp, thu thập thông tin, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến
phạm vi nghiên cứu của đề tài để thu thập, xử lý thông tin, tìm ra cơ sở lí luận của
đề tài nghiên cứu
10
5.2. Phƣơng pháp điều tra, quan sát, nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu về sự quan tâm của GV và HS tới thiết kế
và sử dụng HLS trong dạy học chương Động học – Vật lý lớp 10. Trao đổi, thảo
luận với các GV giảng dạy ở các trường trung học phổ thông, quan sát hoạt động
của GV và HS trong một số giờ dạy ở trường để tìm hiểu thực tế của việc thiết kế
và sử dụng HLS trong dạy học chương Động học – Vật lý lớp 10.
5.3 Phƣơng pháp chuyên gia
Sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ cao của một chuyên ngành
để xem xét, nhận định bản chất một sự kiện khoa học hay thực tiễn phức tạp. Bằng
cách sử dụng trí tuệ một đội ngũ chuyên gia giáo dục có trình độ cao, ý kiến của
từng người sẽ bổ sung lẫn nhau, kiểm tra lẫn nhau cho ta một ý kiến đa số, khách
quan để tìm ra giải pháp tối ưu cho sản phẩm HLS trong dạy học chương Động học
– Vật lý lớp 10.