Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế phiếu học tập nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐHĐN
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
…………¤¤¤…………
THIẾT KẾ PHIẾU HỌC TẬP NHẰM
HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : Th.S Nguyễn Thị Triều Tiên
SINH VIÊN THỰC HIỆN : Huỳnh Thị Khánh Dương
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non
Đà Nẵng, tháng 5/2021
LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
Th.S Nguyễn Thị Triều Tiên, Giảng Viên khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại
học Sư phạm Đà Nẵng - người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong quá trình học tập
và thực hiện đề tài. Cô là người đã định hướng con đường nào là tốt nhất, hướng
dẫn cho tôi những điều còn vướng mắc để có thể hoàn thành bài nghiên cứu một
cách tốt nhất.
Tôi cũng xin ghi nhớ công ơn của các thầy giáo, cô giáo giảng dạy tại khoa
Giáo dục mầm non, Trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã luôn tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, tập thể Giáo viên, và các cháu
trường Mầm non Họa Mi, trường Mầm non 1/6 thuộc quận Liên Chiểu - TP Đà
Nẵng đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tiến hành thực nghiệm đề tài.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những thầy giáo, cô giáo, bạn bè
và những người thân trong gia đình đã hết lòng thương yêu và động viên, giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài.
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 5 năm 2021
Tác giả
Huỳnh Thị Khánh Dương
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
A. MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.......................................................................2
4. Giả thuyết khoa học của đề tài..............................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................3
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3
8. Bố cục đề tài.........................................................................................................4
B. NỘI DUNG............................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VIỆC THIẾT KẾ PHIẾU HỌC TẬP NHẰM
HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI........................5
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .........................................................................5
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ......................................................................5
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước..........................................................................6
1.2. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................9
1.2.1. Phiếu học tập...............................................................................................9
1.2.2. Biểu tượng số lượng ..................................................................................10
1.2.3. Thiết kế phiếu học tập nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổi ......11
1.3. Một số vấn đề về việc hình thành BTSL của trẻ 5-6 tuổi.............................12
1.3.1. Đặc điểm nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi về số lượng, phép đếm ....................12
1.3.2. Nội dung hình thành biểu tượng số lượng của trẻ 5-6 tuổi .........................13
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành BTSL của trẻ 5-6 tuổi.............15
1.4. Một số vấn đề về PHT với sự hình thành BTSL cho trẻ 5 – 6 tuổi..............22
1.4.1. Cấu trúc của PHT......................................................................................22
1.4.2. Hình thức của PHT....................................................................................23
1.4.3. Phân loại PHT ...........................................................................................23
1.4.4. Chức năng của PHT...................................................................................26
1.4.5. Những yêu cầu sư phạm khi thiết kế PHT..................................................27
1.4.6. Vai trò của PHT với việc hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi.......................28
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..........................................................................................30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THIẾT KẾ PHIẾU HỌC TẬP NHẰM
HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI......................31
2.1. Địa bàn và khách thể điều tra .......................................................................31
2.2. Mục đích điều tra...........................................................................................31
2.3. Nội dung điều tra ...........................................................................................31
2.4. Thời gian điều tra thực trạng........................................................................31
2.5. Phương pháp điều tra....................................................................................31
2.6. Tiêu chí và thang đánh giá ............................................................................33
2.7. Kết quả thực trạng.........................................................................................34
2.7.1. Thực trạng về việc thiết kế PHT nhằm BTSL cho trẻ 5-6 tuổi của giáo viên
mầm non .............................................................................................................34
2.7.2. Thực trạng mức độ hình thành BTSL của trẻ 5-6 tuổi thông qua thao tác với PHT........45
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................49
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ PHIẾU HỌC TẬP NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU
TƯỢNG SỐ LƯỢNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI...........................................................51
3.1. Nguyên tắc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi.............51
3.2. Yêu cầu về việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi......52
3.3. Quy trình thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi...............53
3.3.1. Cơ sở khoa học của việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-6
tuổi......................................................................................................................53
3.3.2. Quy trình thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi ................54
3.4. Giới thiệu một số PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi ................59
3.4.1. Nhóm 1: Đếm và nhận biết nhóm số lượng trong phạm vi 10 và đếm theo
khả năng ...........................................................................................................59
3.4.2. Nhóm 2: Tách - gộp số lượng các nhóm số lượng trong phạm vi 10 và đếm ...65
3.4.3. Nhóm 3: So sánh và tạo sự bằng nhau .......................................................74
3.4.4. Nhóm 4: Số thứ tự và ý nghĩa của các con số.............................................80
3.5. Điều kiện để thực hiện việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ
5-6 tuổi ..................................................................................................................86
3.5.1. Về phía nhà trường....................................................................................86
3.5.2. Về phía trẻ.................................................................................................88
3.5.3. Về phía gia đình ........................................................................................88
3.5.4. Sự phối hợp giữa trường mầm non và gia đình ..........................................88
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................89
CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM PHIẾU HỌC TẬP TẬP NHẰM HÌNH THÀNH
BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI................................................91
4.1. Mục đích thực nghiệm...................................................................................91
4.2. Nội dung thực nghiệm ...................................................................................91
4.3. Thời gian thực nghiệm...................................................................................91
4.4. Đối tượng thực nghiệm..................................................................................91
4.5. Cách tiến hành thực nghiệm .........................................................................92
4.6. Tiêu chí đánh giá và cách đánh giá thực nghiệm .........................................93
4.7. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm................................................93
4.8. Kết quả TN.....................................................................................................93
4.8.1. Kết quả đo đầu vào trước khi tiến hành TN ...............................................93
4.8.2. Kết quả sau thực nghiệm .........................................................................104
4.8.3. So sánh mức độ hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua thao tác với
PHT trước thực nghiệm và sau thực nghiệm của hai nhóm ĐC và TN...............114
4.8.4. Kiểm định kết quả thực nghiệm...............................................................117
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ........................................................................................119
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................120
1. Kết luận............................................................................................................120
2. Kiến nghị..........................................................................................................121
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................122
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................127
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................132
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
PHT Phiếu học tập
BT Biểu tượng
BTSL Biểu tượng số lượng
PP Phương pháp
PPDH Phương pháp dạy học
PTDH Phương tiện dạy học
LQVT Làm quen với Toán
MN Mầm non
GV Giáo viên
GVMN Giáo viên mầm non
ĐC Đối chứng
TN Thực nghiệm
MĐ Mức độ
TB Trung bình
TĐ Tương đối
TTN Trước thực nghiệm
STN Sau thực nghiệm
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của GV................................................35
Bảng 2.2: Thống kê ý kiến của giáo viên về tầm quan trọng của việc hình thành BTSL
cho trẻ 5-6 tuổi ..........................................................................................................36
Bảng 2.3. Thống kê những biện pháp hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi...................36
Bảng 2.4. Thống kê nhận thức của GV về khái niệm PHT ở bậc học MN...................37
Bảng 2.5. Thống kê mức độ sử dụng PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi tại
trường MN.................................................................................................................38
Bảng 2.6. Thống kê tác dụng của việc thiết kế và sử dụng PHT nhằm hình thành BTSL
cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường MN.................................................................................39
Bảng 2.7. Thống kê nguyên tắc của việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5
- 6 tuổi tại trường MN................................................................................................39
Bảng 2.8. Nguồn PHT mà GV sử dụng để hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tại trường MN........40
Bảng 2.9: Thống kê ý kiến của GV về những khó khăn GV gặp phải khi thiết kế PHT
nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi....................................................................42
Bảng 2.10: Mức độ hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua PHT .....................45
Bảng 4.1. Kết quả khảo sát mức độ hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi ở nhóm ĐC và TN
trước TN.....................................................................................................................94
Bảng 4.2. Mức độ hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua thao tác với PHT trên
hai nhóm ĐC và TN trước TN qua từng nhóm PHT ...................................................96
Bảng 4.3. Mức độ hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua thao tác với PHT trên hai
nhóm ĐC và TN trước TN qua từng tiêu chí..................................................................97
Bảng 4.4. Mức độ tập trung chú ý và hứng thú của trẻ ở nhóm ĐC và TN Trước TN .98
Bảng 4.5. Mức độ nắm kiến thức và kỹ năng trong việc hình thành BTSL của trẻ 5 - 6
tuổi ở nhóm ĐC và TN Trước TN.............................................................................100
Bảng 4.5. Thời gian và mức độ độc lập thực hiện bài tập toán học về số lượng khi thao
tác với PHT ở nhóm ĐC và TN Trước TN................................................................102
Bảng 4.7. Mức độ hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi qua thao tác với PHT trên hai nhóm
ĐC và TN sau TN......................................................................................................104
Bảng 4.8. Mức độ hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi qua thao tác với PHT trên hai
nhóm ĐC và TN sau khi tiến hành TN qua từng nhóm PHT .....................................106
Bảng 4.9. Mức độ hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua thao tác với PHT ở hai
nhóm ĐC và TN sau TN qua từng tiêu chí...................................................................108
Bảng 4.10: Mức độ tập trung chú ý và hứng thú của trẻ ở nhóm ĐC và TN sau TN........108
Bảng 4.11. Mức độ về kiến thức và kỹ năng của trẻ trong việc hình thành BTSL thông qua
thao tác với PHT trên nhóm ĐC và TN sau TN............................................................110
Bảng 4.12. Thời gian và mức độ độc lập thực hiện bài tập toán học về số lượng khi thao tác
với PHT ở nhóm ĐC và TN sau TN.............................................................................112
Bảng 4.13. Kết quả đo trước TN và sau TN của nhóm ĐC............................................115
Bảng 4.14. Kết quả đo trước TN và sau TN của nhóm TN ............................................116
Bảng 4.15: Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm ĐC và TN sau TN về mức độ hình thành
BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua thao tác với PHT.....................................................117
Bảng 4.16: Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm ĐC trước và sau TN về mức độ hình
thành BTSL của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thao tác với PHT...........................................118
Bảng 4.17: Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm TN trước và sau TN về mức độ hình thành
BTSL của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thao tác với PHT ....................................................118
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. MĐ hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua việc thao tác với PHT..46
Biểu đồ 4.1. So sánh mức độ hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi ở hai nhóm ĐC và TN
trước TN.....................................................................................................................94
Biểu đồ 4.2. Mức độ tập trung chú ý và hứng thú của trẻ ở nhóm ĐC và TN trước TN..........99
Biểu đồ 4.3. Kiến thức và kỹ năng trong việc hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi ở nhóm ĐC
và TN trước TN.........................................................................................................101
Biểu đồ 4.4. Thời gian và mức độ độc lập thực hiện bài tập toán học về số lượng khi thao
tác với PHT ở nhóm ĐC và TN trước TN....................................................................102
Biểu đồ 4.5. Mức độ hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi qua thao tác với PHT trên 2 nhóm
ĐC và TN sau TN......................................................................................................104
Biểu đồ 4.6. Mức độ tập trung chú ý và hứng thú của trẻ ở nhóm ĐC và TN sau TN.......109
Biểu đồ 4.7. Kiến thức và kỹ năng của trẻ trong việc hình thành BTSL thông qua thao
tác với PHT trên nhóm ĐC và TN sau TN................................................................111
Biểu đồ 4.8. Thời gian và mức độ độc lập thực hiện bài tập toán học về số lượng khi
thao tác với PHT ở nhóm ĐC và TN sau TN ............................................................113
Biểu đồ 4.9. Mức hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua thao tác với PHT của nhóm
ĐC trước TN và sau TN.............................................................................................115
Biểu đồ 4.10. Mức độ hình thành BTSL của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thao tác với PHT của
nhóm TN trước TN và sau TN ....................................................................................116
1
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đến trường mầm non là bước khởi đầu cho một hành trình cuộc sống vĩ đại
phía trước. Đây là bài tập đầu tiên giúp trẻ tách ra khỏi vùng an toàn và thoải
mái của gia đình, cha mẹ. Vì thế, trường mầm non được xem là ngôi nhà thứ hai
của trẻ, một nơi với đầy đủ điều kiện để thu hút trẻ, làm cho trẻ cảm thấy an
toàn, thoải mái và nơi đây cũng chính là môi trường giáo dục lý tưởng cho trẻ -
môi trường có đủ yếu tố tác động tích cực đến nhận thức, hành vi và đạo đức.
Tại trường mầm non, trẻ được chăm sóc và giáo dục để phát triển toàn diện về:
thể chất, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ và đặc biệt là trí tuệ.
Hoạt động làm quen với Toán đóng vai trò quan trọng trong nội dung giáo
dục trí tuệ cho trẻ 5 - 6 tuổi. Trong quá trình hình thành BT toán học, trẻ mẫu
giáo, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi được hình thành những BT toán học sơ
đẳng, góp phần phát triển tư duy, ngôn ngữ của trẻ. Nội dung hình thành BTSL
là một trong những nội dung trọng tâm, có tầm quan trọng nhất định trong
chương trình làm quen với Toán của trẻ 5 - 6 tuổi. Bởi sự lĩnh hội các BT toán
học, trong đó phải kể đến các BTSL ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi sẽ là tiền đề để các em
tiếp tục khám phá thế giới toán học ở bậc học tiếp theo. Quá trình hình thành
BTSL còn góp phần hình thành các mối quan hệ ở trẻ như mối quan hệ giữa cô
và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ và môi trường xung quanh,… Như vậy, việc cho
trẻ MN làm quen với các BT toán học sơ đẳng nói chung và BTSL nói riêng
không chỉ góp phần phát triển các năng lực nhận biết, năng lực học tập, mà còn
góp phần giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ, chuẩn bị cho trẻ tâm thế sẵn sàng
học tập ở môi trường Tiểu học.
GVMN là người thiết kế, tổ chức các hoạt động học trong đó bao gồm hoạt
động làm quen với Toán, tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào hoạt động, độc lập
suy nghĩ, hợp tác cùng bạn tìm tòi kiến thức mới, vận dụng vào trong quá trình
vui chơi và học tập ở trường MN. Điều đáng quan tâm là việc thiết kế, xây dựng
và tổ chức một hoạt động làm quen với Toán sao cho thành công, khiến trẻ hăng
2
say, hứng thú học tập là một khó khăn đối với không ít bộ phận GVMN hiện
nay. Để làm được điều này, ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên môn, GVMN
còn phải biết vận dụng một cách hợp lý nhiều PP, phương tiện, hình thức tổ
chức dạy học khác nhau trong các hoạt động. Trong đó, việc lựa chọn, sử dụng
các PTDH phù hợp là yếu tố quan trọng nhằm hỗ trợ GVMN nâng cao hiệu quả
đối với hoạt động làm quen với Toán của trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN.
Hiện nay có rất nhiều PTDH đã và đang là công cụ hỗ trợ đắc lực trong
việc nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc học MN... Bên cạnh các PTDH quen
thuộc như: thí nghiệm, hình vẽ, mô hình, đồ dùng, đồ chơi... GVMN còn có thể
sử dụng một dạng phương tiện khác, đó là phiếu học tập. PHT là một PTDH khá
mới lạ ở bậc học MN, giúp GVMN dễ dàng hơn trong việc tổ chức các hoạt
động ôn tập, luyện tập và tổ chức trò chơi toán học cho trẻ, giúp trẻ tham gia
hoạt động một cách tích cực hơn, không còn hiện tượng thụ động nghe giảng với
những tính năng đặc biệt và tiện dụng của chúng. Mặc dù vậy, hiện nay nhiều
GVMN chưa hiểu rõ hoặc chưa biết cách thiết kế và sử dụng PHT một cách hiệu
quả nhằm hình thành BT toán học nói chung và BTSL nói riêng cho trẻ 5 - 6
tuổi.
Vì vậy, thực trạng trên cho thấy một trong những mục tiêu hàng đầu để
giúp trẻ đón nhận những kiến thức về toán học, hình thành BTSL một cách dễ
dàng, hiệu quả mà không gây nhàm chán hay khó tập trung, thì việc thiết kế
PHT là vô cùng quan trọng. Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“Thiết kế phiếu học tập nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổi”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cách thiết kế phiếu học tập nhằm hình thành biểu tượng số
lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Quá trình hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi
3
4. Giả thuyết khoa học của đề tài
Nếu thiết kế PHT một cách có hệ thống, khoa học, sáng tạo và phù hợp với
trẻ 5 - 6 tuổi thì sẽ giúp trẻ hình thành và củng cố các BTSL một cách có hiệu
quả
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau đây:
Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho
trẻ 5-6 tuổi
Nghiên cứu thực trạng việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-
6 tuổi
Nghiên cứu cách thức thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi
Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả, tính khả
thi của cách thức thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi đã đề
xuất.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung
Đề xuất quá trình thiết kế và thiết kế một số PHT nhằm hình thành BTSL
cho trẻ 5-6 tuổi.
6.2. Phạm vi nghiên cứu:
Tôi tiến hành điều tra 40 giáo viên và 50 trẻ tại trường MN Họa Mi và
trường MN 1 - 6 thuộc địa bàn quận Liên Chiểu - TP Đà Nẵng.
6.3. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 9/2020 đến tháng 4/2021
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dưới sự vận dụng, phối hợp với các phương pháp
nghiên cứu sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài, thu thập, tổng hợp và khái
quát những nguồn tài liệu có liên quan. Sử dụng các phương pháp phân tích,
4
tổng hợp, phân loại và hệ thống các nguồn tài liệu có liên quan nhằm xây dựng
cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm:
+ Phương pháp quan sát: Phương pháp này được sử dụng để khảo sát thực
trạng việc sử dụng PHT nhằm hình thành BTSL trong trường mầm non và theo
dõi quá trình thực nghiệm.
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu điều tra trên giáo
viên: Phương pháp này sử dụng để tìm hiểu nhận thức của giáo viên về vai trò, ý
nghĩa của PHT nói chung và PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ MG 5 - 6 tuổi
nói riêng, tìm hiểu các phương pháp, biện pháp của giáo viên trong việc tổ chức
trong hoạt động cho trẻ làm quen với toán.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Phương pháp thực nghiệm sư phạm
được sử dụng để kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài.
Trong các phương pháp nghiên cứu trên thì phương pháp thực nghiệm sư phạm
là chủ yếu.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp này được sử dụng để sử lý số liệu điều tra bằng phần mềm
Excel, SPSS.
8. Bố cục đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ
5 - 6 tuổi
Chương 2: Thực trạng của việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho
trẻ 5 - 6 tuổi
Chương 3: Thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi
Chương 4: Thực nghiệm PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi
5
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VIỆC THIẾT KẾ PHIẾU HỌC TẬP
NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG
CHO TRẺ 5-6 TUỔI
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới, vấn đề sử dụng PHT trong dạy học cũng được nghiên cứu áp
dụng ở tất cả các lớp học, bậc học.
Newby và các cộng sự (2000) cho rằng PHT là các tài liệu học tập có thể
nâng cao năng lực của HS trong việc phân tích và giải quyết vấn đề độc lập.
PHT có thể giảm thiểu sự phụ thuộc của HS vào GV và tăng nhu cầu thông tin
của HS.
White (2001) đã sử dụng các PHT trong các đợt tập huấn GV ở Úc: Các
GV tham gia sẽ có cơ hội để làm việc với một tập hợp các PHT thích hợp để sử
dụng trong lớp học.
Bunyasiri và Jones (2001) đã sử dụng các PHT cho HS thực hành vẽ đồ thị
hàm số bậc hai trong từng trường hợp của các hệ số a, b, c của hàm số đó.
Medwetz và cộng sự (1999) đề xuất các PHT được thiết kế để hỗ trợ HS
trong việc phân tích các tình hình hiện tại, xác định một dự kiến trong tương lai
và sau tạo ra một kế hoạch hành động.
Dhoruri và cộng sự (2011) quan tâm tới các PHT toán học hướng vào giải
quyết các vấn đề thực tiễn. Họ cho rằng cần sử dụng PHT để tăng tính độc lập
học tập của HS. Do đó PHT cần phải bao gồm một số thành phần sau: (1) Quá
trình học tập được bắt đầu với các vấn đề thực tế; (2) Khuyến khích tham gia
tích cực của HS; (3) Kích hoạt tính năng phát triển mô hình toán học; (4) Tăng
cường sự hiểu biết; (5) Phản hồi tích cực. Nói một cách ngắn gọn, PHT cần phải
có một số thành phần: phần ban đầu, các vấn đề theo ngữ cảnh, một số hoạt
động, kết luận và bài tập.