Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế giáo án; giáo án điện tử và sử dụng phiếu học tập trong dạy học vật lí phần “nhiệt học” lớp 10 cơ bản nhằm nâmg cao tính tích cực trong học tập của học sinh.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÝ
----------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM VẬT LÝ
Đề tài:
THIẾT KẾ GIÁO ÁN: GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ VÀ SỬ DỤNG
PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ PHẦN NHIỆT
HỌC LỚP 10 CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC
TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Người hướng dẫn:
Th.S Nguyễn Thị Mỹ Đức
Người thực hiện:
Ngô Thị Trà Giang
Đà Nẵng, tháng 5/2013
2
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin phép gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo viên hướng dẫn
Th.S Nguyễn Thị Mỹ Đức, người đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và giúp em hoàn
thành bài luận văn này.
Em xin cảm ơn quý thầy – cô trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng trong
thời gian qua đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp cho em những kiến thức quý báu, giúp
em có cơ sở để tiến hành cho khóa luận của mình.
Em xin chân thành biết ơn Ban giám hiệu trường THPT Nguyễn Hiền, cô Phan
Thị Thu, tập thể lớp 10/1 và 10/3 đã tạo điều kiện cho em tiến hành thực nghiệm giáo
án và giảng dạy.
Cuối cùng em xin được cảm ơn tất cả người thân, bạn bè đã động viên, ủng hộ
và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm bài.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Trà Giang
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT : Công nghệ thông tin
DHVL : Dạy học vật lý
GV : Giáo viên
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
HS : Học sinh
LLDH : Lý luận dạy học
MVT : Máy vi tính
PP : Phương pháp
PPDH : Phương pháp dạy học
PTDH : Phương tiện dạy học
QTDH : Quá trình dạy học
THPT : Trung học phổ thông
VL : Vật lý
PHT : Phiếu học tập.
SGK : Sách giáo khoa
GA : Giáo án
4
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Danh mục các từ viết tắt
Mục lục
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................6
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................7
3. Giả thuyết khoa học...................................................................................................7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................7
5. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................7
6. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................7
7. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................8
7.1 Nghiên cứu lý thuyết..........................................................................................8
7.2 Nghiên cứu thực tiễn..........................................................................................8
7.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................................8
8. Cấu trúc đề tài............................................................................................................8
Chương 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIÁO ÁN GIẢNG DẠY; GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ VÀ SỬ
DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ. ........................................9
1.Cơ sở lí luận của việc thiết kế giáo án giảng dạy; giáo án điện tử và sử dụng
phiếu học tập trong dạy học vật lý:..............................................................................9
1.1. Cơ sở về tâm lí học:........................................................................................9
1.2. Cơ sở lí luận dạy học: ..................................................................................10
1.3. Cơ sở thực tiễn:............................................................................................11
2. các khái niệm: ..........................................................................................................11
2.1 Khái niệm kế hoạch dạy học (Giáo án giảng dạy):....................................11
2.2. Khái niệm giáo án điện tử, bài giảng điện tử:...........................................12
2.3. Khái niệm phiếu học tập:............................................................................13
3. Kế hoạch dạy học (giáo án giảng dạy) :.................................................................13
3.1. Phân loại:......................................................................................................14
3.2. Kế hoạch dài hạn: ........................................................................................14
3.3. Các bước xây dựng kế hoạch giảng dạy:...................................................15
5
4. giáo án, bài giảng điện tử:.......................................................................................15
4.1. Các bước xây dựng bài giảng điện tử: .......................................................15
4.2. Một số yêu cầu khi xây dựng giáo án điện tử: ..........................................17
4.3 .Yêu cầu cụ thể của một bài soạn:...............................................................18
5. Phiếu học tập: .........................................................................................................20
5.1. Các chức năng cơ bản của PHT trong Đông Hòa.....................................20
5.2. Phân loại phiếu học tập, các bước thiết kế phiếu học tập:.......................21
5.3. Các dạng phiếu học tập trong dạy học vật lí:............................................21
6. Kết luận chương 1: ..................................................................................................24
CHƯƠNG 2:
THIẾT KẾ GIÁO ÁN GIẢNG DẠY VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG
DẠY HỌC VẬT LÝ PHẦN “NHIỆT HỌC” VẬT LÍ 10 CƠ BẢN........................26
1.Phân tích chương trình phần “nhiệt học” vật lí 10 cơ bản..................................26
1.1. Nội dung:.................................................................................................26
1.2. Chuẩn kiến thức; kĩ năng:......................................................................28
2. Hệ thống giáo án phần “nhiệt học” vật lí 10 cơ bản: ...........................................31
2.1 Giáo án bài 28: Cấu tạo chất và thuyết động học phân tử chất khí.........31
2.2. Giáo án bài 29: Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-Lơ-Ma-Ri-Ốt. .....34
2.3 Giáo án bài 30:Quá trình đẳng tích. Định luật Sác-Lơ.............................37
2.4 Giáo án bài 31:Phương trình trạng thái của khí lí tưởng. (tiết 1)............41
2.5. Giáo án bài 31:Phương trình trạng thái của khí lí tưởng. (tiết 2): .........45
2.6. Giáo án bài 31:Bài tập ôn tập phươngtrình trạng thái của khí lí tưởng49
2.7 Giáo án bài 32: Nội năng và sự biến thiên nội năng..................................52
2.8 Giáo án bài 33: Các nguyên lí của nhiệt động lực học. .............................57
2.9 Giáo án bài 34: Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình. ......................60
2.10 Giáo án bài 35: Biến dạng cơ của vật rắn. ..................................................64
2.11 Giáo án bài 36: Sự nở vì nhiệt của vật rắn. ..............................................67
2.12 Giáo án bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng. ..............................70
2.13 Giáo án bài 38:Sự chuyển thể của các chất. ...........................................76
2.14 Giáo án bài 39: Độ ẩm của không khí......................................................81
2.15 Giáo án bài:Thực hành-Xác định hệ số căng bề mặt của chất lỏng.......84
3. Thiết kế phiếu học tập phần “nhiệt học” vật lí 10 cơ bản:................................86
6
3.1 Phiếu học tập bài 28:Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí. .86
3.2 Phiếu học tập bài 29:Quá trình đẳng nhiệt.Định luật Bôi-Lơ-Ma-Ri-Ốt89
4. Kết luận chương 2 : .................................................................................................93
CHƯƠNG 3:
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬPHẦN “NHIỆT HỌC” VẬT LÝ LỚP 10 CƠ
BẢN...............................................................................................................................94
1. Một số bài giảng điện tử phần “nhiệt học” vật lí 10 cơ bản:...............................94
1.1. Bài giảng bài: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng (tiết 1):............94
1.2. Bài giảng bài: Nội năng và sự biến thiên nội năng. ..................................99
1.3. Bài giảng bài: Sự nở vì nhiệt của vật rắn. ...............................................107
2. Kết luận chương 3: ...............................................................................................114
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO. .......................................................................................116
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm phát triển gần đây, đất nước ta có nhiều thay đổi tích cực và
thu được nhiều thành tích trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt thế kỉ XXI, thế kỉ tiến bộ vượt
bậc trên tất cả các lĩnh vực của con người. Một trong những tiến bộ vượt bậc của xã
hội Việt Nam đó là sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong nền kinh tế và đời sống
của toàn xã hội. Toàn dân đang thực hiện CNH – HĐH đất nước, nhằm xây dựng nước
ta ngày càng giàu mạnh, sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Như vậy cách dạy và cách học cũ thầy đọc trò chép, thầy áp đặt kiến thức cho
học sinh không đạt hiệu quả. Nhà trường cần đào tạo cho học sinh phương pháp tự
học, tự nghiên cứu, đưa các em vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức, chiếm lĩnh kiến
thức và phát triển năng lực trí tuệ. Từ đó trở thành con người lao động sáng tạo, phù
hợp với sự phát triển của đất nước. Do đó phải đổi mới phương pháp dạy học.
Ứng dụng CNTT vào trong dạy học đang được các nhà trường quan tâm, sử
dụng để đổi mới phương pháp dạy học. Một trong những ứng dụng CNTT vào dạy học
đó là sử dụng các bài giảng điện tử, hệ thống hóa bài tập. Đây là một ứng dụng chỉ một
số rất ít các trường ở các thành phố lớn mới có điều kiện thực thi nhưng trong tương
lai không xa việc áp dụng CNTT vào việc giảng dạy ở trường phổ thông đa số được
thực hiện. Hệ thống bài giảng điện tử, phiếu gọc tập các kiến thức cơ bản, kiến thức
mở rộng liên quan tới bài học giúp cho học sinh tự ôn tập cũng cố kiến thức đạt hiệu
quả cao. Bên cạnh đó đối với người giáo viên, kế hoạch ngắn hạn (giáo án) là một
phần rất quan trọng không thể thiếu trong suốt quá trình công tác giảng dạy. Kế hoạch
ngắn hạn thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, trình độ kiến thức và khả năng Sư phạm
của thầy giáo, quyết định phần lớn kết quả của tiết lên lớp. Tuy kết quả của giờ học
còn phụ thuộc vào kĩ năng giảng dạy của thầy và sự lĩnh hội, phát triển của học sinh,
nhưng quá trình nghiên cứu, chuẩn bị, và tinh thần trách nhiệm của thầy trong việc
soạn bài góp phần lớn để quyết định hiệu quả của bài dạy.
Phần “Nhiệt Học” là một trong những chương quan trọng của vật lý 10 THPT
cư bản. Ở trong chương này có rất nhiều kiến thức và bài tập mà thời gian học ở
trường thì rất hạn hẹp nên giáo viên không thể giúp học sinh củng cố hết các kiến thức
của chương, các em khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức mới hoặc tổng hợp các kiến
thức đã học.
8
Từ các lí do đó mà tôi đã lựa chọn đề tài: “Thiết kế giáo án; giáo án điện tử và
sử dụng phiếu học tập trong dạy học vật lí phần “Nhiệt Học” lớp 10 cơ bản nhằm
nâmg cao tính tích cực trong học tập của học sinh ”
2. Mục tiêu nghiên cứu:Mục tiêu của đề tài cần đạt được những vấn đề sau:
- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về việc xây dựng bài giảng, bài giảng điện
tử trong dạy học vật lý, làm phương tiện hỗ trợ dạy học.
- Xây dựng được bài giảng điện tử, phần “nhiệt học” vật lí 10 cơ bản đầy đủ
kiến thức phục vụ giáo viên giảng dạy và cho học sinh 10 ôn tập, củng cố kiến thức.
- Phân loại và sử dụng phiếu học tập trong dạy học vật lí phần “nhiệt học” vật lí
10 cơ bản.
3. Giả thuyết khoa học:
- Nếu hệ thống bài giảng điện tử được soạn đầy đủ, rõ ràng, logic thì sẽ kích
thích được sự tập trung và hứng thú học tập của học sinh.
- Nếu giảng dạy bằng bài giảng điện tử thì sẽ giúp người giáo viên giảng dạy
Vật lí hoàn thành được mục tiêu bài dạy một cách có hiệu quả về thời gian và chất
lượng.
- Sử dụng phiếu học tập trong dạy học sẽ giúp học sinh ghi nhớ kiến thức nhanh
hơn cũng như ôn tập có hiệu quả cao hơn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài cần hoàn thành những nội dung nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý luận của việc dạy học bằng bài giảng điện tử.
- Xây dựng bài giảng điện tử phần “nhiệt học” vật lí 10 cơ bản.
-Tác dụng của phiếu học tập trong dạy học vật lí phần “nhiệt học” vật lí 10 cơ bản.
5. Đối tượng nghiên cứu:
- Hoạt động dạy học Vật lí bằng bài giảng điện tử ở trường trung học phổ thông
Nguyễn Hiền trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Bài giảng điện tử.
6. Phạm vi nghiên cứu:
- Về kiến thức: phần “nhiệt học” vật lí 10 cơ bản.
- Địa bàn nghiên cứu: trường trung học phổ thông Nguyễn Hiền - thành phố Đà Nẵng.
9
7. Phương pháp nghiên cứu:
7.1 Nghiên cứu lý thuyết:
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, chính sách của nhà nước, các chỉ thị của
bộ giáo dục và đào tạo về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng
giáo dục và vấn đề ứng dụng CNTT trong nhà trường hiện nay.
- Nghiên cứu các tài liệu (sách ,báo, tạp chí, internet…) về ứng dụng CNTT trong dạy
học Vật lí.
- Nghiên cứu các luận văn có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu nội dung chương trình phần “nhiệt học” vật lí 10 cơ bản. “các tài liệu
tham khảo có liên quan như sách bài tập, thiết kế bài giảng, sách giáo viên…
- Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc xây dựng và dạy học bằng bài giảng điện tử.
7.2 Nghiên cứu thực tiễn:
- Điều tra bằng phiếu học tập.
7.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
- Sử dụng bài giảng điện tử để giảng dạy phần “nhiệt học” vật lí 10 cơ bản.
- Kiểm tra kết quả đạt được.
8. Cấu trúc đề tài:
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở khoa học của giáo án giảng dạy;giáo án điện tử điện tửv và sử
dụng phiếu học tập trong dạy học vật lí.
Chương 2: Thiết kế giáo án giảng dạy; giáo án điện tử và sử dụng phiếu học tập
trong dạy học vật lý phần “nhiệt học” lớp 10 cơ bản.
Chương 3: Điều tra hiệu quả của việc dạy học bằng giáo án điện tử.
KẾT LUẬN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
10
Chương 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIÁO ÁN GIẢNG DẠY; GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ.
1.Cơ sở lí luận của việc thiết kế giáo án giảng dạy; giáo án điện tử và sử dụng
phiếu học tập trong dạy học vật lý:
1.1. Cơ sở về tâm lí học:
Các nghiên cứu về tâm lí học và thực tiễn của hoạt động dạy học trên toàn thế
giới đã khẳng định vai trò quan trọng của phương tiện dạy và học (PTDH) trong việc
nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt với bộ môn vật lí, một bộ môn có tính thực
nghiệm cao. Để học sinh (HS) lĩnh hội được tri thức có hiệu quả cần phải có sự kết
hợp hài hòa giữa lời nói và biểu tượng. PTDH góp phần giúp HS chiếm lĩnh được tri
thức một cách có hiệu quả.
Một trong những đặc trưng của phương pháp dạy học mới, hiện đại là phát huy
tính tích cực, chủ động, tôn trọng vai trò của người học, kích thích tính độc lập sáng
tạo, trau dồi khả năng tự giáo dục cho mỗi người. Trong quá trình dạy học theo
phương pháp này, HS là chủ thể nhận thức. HS không học thụ động bằng cách nghe
thầy giảng mà học tích cực bằng hành động của chính mình, GV không phải là người
duy nhất để dạy hay truyền bá kiến thức mà chỉ đóng vai trò tổ chức, định hướng quá
trình học tập nhằm phát huy vai trò chủ động trong học tập của HS. GV giúp HS nắm
được phương pháp chiếm lĩnh kiến thức, phương pháp hoạt động học tập ( nhận thức)
cũng như phương pháp hoạt động trong cuộc sống xã hội. Qua việc tự giành lấy kiến
thức, ở HS hình thành và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, năng lực giải quyết vấn
đề. Để phương pháp dạy học mới đạt hiệu quả cao thì PTDH hiện đại đóng vai trò
không nhỏ.
Các PTDH hiện đại có khả năng kích thích sáng tạo của HS trong quá trình học.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày nay PTDH hiện đại đã được sử dụng
nhiều trong dạy và học. Sử dụng máy vi tính để dạy và học cũng là một cách sử dụng
PTDH hiện đại. Khi sử dụng máy vi tính đề thiết kế giáo án điện tử, những hình ảnh,
thí nghiệm cụ thể, sinh động, các văn bản…được phối hợp nhuần nhuyễn với nhau tác
động tích cực đến tri giác của HS tạo nên hứng thú cho HS trong giờ học. HS có thể
tiếp thu bài học bằng nhiều hình thức nghe, nhìn trực quan một cách sinh động và
phong phú, tạo cơ sở để HS phát triển các năng lực tư duy như phân tích, tổng hợp, so
11
sánh, khái quát hóa của các em.Giáo viên khai thác tiện ích của công nghệ thông tin để
thiết kế các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh không chỉ lĩnh hội kiến thức, kỹ
năng; phát triển tư duy, nhận thức mà còn phát triển cả cảm xúc và tâm hồn; kỹ năng
xử lý thông tin và kỹ năng giao tiếp. Giáo án điện tử tuyệt nhiên không chỉ là bài trình
bày nội dung bài dạy trên một số slide Power Point.
Việc sử dụng giáo án điện tử mang lại một số lợi ích như:
- Sử dụng giáo án điện tử tạo sự hứng thú học tập cho học viên bởi khả năng đối thoại
trực tiếp, giúp học viên dễ lĩnh hội kiến thức bởi khả năng phối hợp được các giác
quan. Nó cũng làm tăng tính trực quan thông qua các minh hoạ bằng hình ảnh, âm
thanh, các đoạn phim ngắn phù hợp được chèn thêm vào bài giảng.
- Giáo án điện tử giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong giảng dạy bởi làm giảm
được thời gian viết bảng, tạo sự thuận lợi khi nhắc lại phần kiến thức được trình bày
trước, khả năng lưu giữ và bổ sung nội dung bài học dễ dàng mà không cần in ấn lại.
- Sử dụng giáo án điện tử rất tiện lợi khi cần tăng thêm lượng kiến thức thực tiễn, đưa
thêm những nội dung mới hay mở rộng kiến thức trong tiết giảng. Đây là lợi ích rất
thiết thực đối với giảng viên trẻ, đồng thời phát huy được tính tích cực của học viên vì
các minh hoạ giúp học viên dễ dàng tìm hiểu, phân tích, so sánh, tổng hợp các vấn đề
nóng, cần lưu ý trong toàn bộ bài học để rút ra kết luận cần thiết.
1.2. Cơ sở lí luận dạy học:
Giáo án của giáo viên là kế hoạch dạy một bài nào đó, là bản dự kiến công việc
của thầy và trò trong cả tiết học theo mục đích và yêu cầu đã định sẵn. Giáo án thể
hiện rõ tinh thần trách nhiệm, trình độ kiến thức và khả năng Sư phạm của thầy
giáo, quyết định phần lớn kết quả của tiết lên lớp. Tất nhiên kết quả của giờ học còn
phụ thuộc vào kĩ năng giảng dạy của thầy và sự lĩnh hội, phát triển của học sinh,
những quá trình nghiên cứu và chuẩn bị, tinh thần trách nhiệm của thầy trong việc
soạn bài góp phần khá quyết định vào hiệu quả của bài dạy.
Chính vì thế soạn bài không phải là một bản tóm tắt chi tiết nội dung của sách
giáo khoa hay là một bản tóm tắt sơ lược có đầy đủ các mục: nội dung mục đích.Thế
nào là một bài soạn tốt? Có thể nói bài soạn tốt là một bài soạn nêu rõ được dự kiến
mọi công việc của thầy và trò ở trên lớp.Thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, nhiệt
tình, sáng tạo của thầy trong việc cải tiến phương pháp, nội dung sao cho học sinh,
nhiệt tình chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức.Để có một bài soạn tốt, ta thấy rõ