Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế giáo án điện tử trong dạy học kể chuyện lớp 2.
PREMIUM
Số trang
94
Kích thước
6.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1290

Thiết kế giáo án điện tử trong dạy học kể chuyện lớp 2.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐÀ NẴNG

KHOA GD TIỂU HỌC – MẦM NON

----------

Đề tài:

THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ

TRONG DẠY HỌC KỂ CHUYỆN LỚP 2

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phƣơng Yến

Lớp : 10STH2

Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Bùi Thị Thanh

Ñaø Naüng, 5/2014

1

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà

trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục

Tiểu học – Mầm non và các thầy cô giáo đã nhiệt tình truyền đạt những kiến

thức cần thiết cho em trong quá trình học tập tại trường và hướng dẫn luận

văn.

Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Bùi Thị Thanh là giảng viên

hướng dẫn em chu đáo, tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành

khoá luận này.

Do nghiên cứu trong thời gian ngắn, kinh nghiệm và năng lực bản thân

còn hạn chế nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong

nhận được những ý kiến nhận xét, đóng góp của các thầy cô và các bạn để đề

tài được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Phương Yến

2

MỤC LỤC

Phần mở đầu.................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1

2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2

3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 4

4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5

5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.............................................. 5

6. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 5

7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5

8. Cấu trúc đề tài ............................................................................................... 6

Phần nội dung.................................................................................................. 7

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.......................................................................... 7

1.1. Một số vấn đề về Công nghệ thông tin và việc ứng dụng công nghệ thông

tin trong dạy học phân môn Kể chuyện lớp 2................................................... 7

1.1.1. Công nghệ thông tin................................................................................ 7

1.1.1.1. Khái niệm về Công nghệ thông tin ...................................................... 7

1.1.1.2. Một số phần mềm được ứng dụng vào dạy học................................... 7

1.1.2. Giáo án điện tử........................................................................................ 8

1.1.2.1. Khái niệm giáo án điện tử.................................................................... 8

1.1.2.2. Một số lưu ý khi thiết kế giáo án điện tử ............................................. 9

1.1.3. Mối quan hệ giữa Ứng dụng Công nghệ thông tin và việc nhận thức

của học sinh lớp 2............................................................................................ 11

1.2. Phân môn Kể chuyện ở trường Tiểu học ................................................. 11

1.2.1. Khái niệm về kể chuyện........................................................................ 11

1.2.2. Vai trò của kể chuyện............................................................................ 13

1.2.2.1. Vai trò của kể chuyện đối với con người nói chung.......................... 13

1.2.2.2. Vai trò của kể chuyện đối với học sinh nói riêng .............................. 13

1.2.3. Đặc điểm của hoạt động kể chuyện ở Tiểu học ................................... 14

1.2.3.1. Kể chuyện là một hoạt động lời nói, một dạng hội thoại đặc biệt..... 14

1.2.3.2. Kể chuyện là một hình thức sinh hoạt văn hóa.................................. 14

1.2.3.2. Kể chuyện là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật .............................. 14

1.2.4. Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện trong chương trình học nói

chung và lớp 2 nói riêng.................................................................................. 15

1.2.4.1. Vị trí của phân môn Kể chuyện ......................................................... 15

1.2.4.2. Nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện .................................................. 15

1.3. Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học và hoạt động nhận thức của học

sinh lớp 2......................................................................................................... 16

1.3.1. Đặc điểm tâm lí chung của học sinh lớp 2............................................ 16

1.3.2. Đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh lớp 2 ............................... 16

1.3.2.1.Tri giác ................................................................................................ 16

1.3.2.2.Trí nhớ................................................................................................. 17

1.3.2.3. Chú ý .................................................................................................. 17

1.3.2.4. Tư duy ................................................................................................ 18

Chƣơng 2. KHẢO SÁT CÁC DẠNG BÀI TẬP KỂ CHUYỆN TRONG

SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT LỚP 2................................................ 20

2.1. Khảo sát các dạng bài tập Kể chuyện trong SGK Tiếng Việt lớp 2 ........ 20

2.1.1. Tiêu chí phân loại.................................................................................. 20

2.1.2. Bảng thống kê ....................................................................................... 20

2.2. Nhận xét ................................................................................................... 24

2.2.1. Dạng bài tập kể chuyện theo tranh........................................................ 24

2.2.1.1. Dựa theo tranh kể lại từng đoạn câu chuyện...................................... 25

2.2.1.2. Dựa theo tranh nói lại lời nhân vật..................................................... 26

2.2.2. Dạng bài tập kể theo lời gợi ý............................................................... 27

2.2.2.1. Kể theo gợi ý hoặc tóm tắt cho sẵn................................................... 27

2.2.2.2. Tự tóm tắt nội dung và kể lại từng đoạn câu chuyện......................... 28

2.2.2.3. Dựa vào gợi ý để mở đầu câu chuyện bằng cách khác ...................... 29

2.2.3. Dạng bài kể theo dung lượng ................................................................ 30

2.2.3.1. Kể lại từng đoạn câu chuyện.............................................................. 30

2.2.3.2. Kể lại toàn bộ câu chuyện.................................................................. 30

2.2.4. Dạng bài kể chuyện theo vai................................................................. 31

2.2.4.2. Kể theo lời nhân vật trong truyện ...................................................... 32

2.2.5. Dạng bài kể một chi tiết theo trí tưởng tượng....................................... 32

2.2.6. Phân vai dựng lại câu chuyện................................................................ 33

Chƣơng 3. THIẾT KỂ MỘT SỐ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ ĐỂ DẠY VÀ HỌC

PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN LỚP 2 ............................................................. 34

3.1. Mục đích của việc thiết kế ....................................................................... 34

3.2. Cách tiến hành.......................................................................................... 35

3.3. Nội dung................................................................................................... 37

Phần kết luận................................................................................................. 70

Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 72

Phần phụ lục .................................................................................................. 73

1

Phần mở đầu

1. Lí do chọn đề tài

Truyện kể là một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với con người

nói chung và trẻ em nói riêng. Truyện kể đã đáp ứng được nhu cầu hiểu biết,

khám phá thế giới của con người. Trẻ em có nhu cầu nghe kể chuyện từ rất

sớm. Nhu cầu này ngày càng phát triển, nhất là ở độ tuổi mầm non và tiểu

học. Mỗi tác phẩm truyện là một câu chuyện khác nhau mang nhiều ý nghĩa

và cảm xúc. Chính vì thế, truyện kể không chỉ mang lại cho các em nguồn tri

thức phong phú về thế giới xung quanh mà còn bồi dưỡng các em những tình

cảm đạo đức tốt đẹp.

Kể chuyện là một phân môn của môn Tiếng Việt – một trong những

phân môn bắt buộc của chương trình Tiểu học. Kể chuyện góp phần thực hiện

mục tiêu chung của môn Tiếng Việt. Phân môn Kể chuyện giúp học sinh phát

triển các kĩ năng tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết; góp phần phát triển tư duy,

đặc biệt là tư duy hình tượng và cảm xúc thẩm mĩ; tích lũy vốn sống, vốn văn

học cho học sinh bởi truyện là một tác phẩm văn học. Đồng thời, phân môn

Kể chuyện cũng góp phần giáo dục tình cảm cho học sinh một cách nhẹ

nhàng, thoải mái. Với các mục tiêu trên, phân môn Kể chuyện thực sự là một

phân môn quan trọng và cần thiết trong chương trình học.

Muốn đạt được các mục tiêu trên thì đòi hỏi người giáo viên phải nắm

vững các phương pháp dạy học Kể chuyện, vận dụng linh hoạt các phương

pháp đồng thời đổi mới phương pháp dạy học để giờ học mới lạ, lôi cuốn học

sinh hơn nữa. Trong dạy học phân môn Kể chuyện, các đồ dùng trực quan và

phương pháp dạy học trực quan có vai trò hết sức quan trọng. Bởi ở lứa tuổi

đầu Tiểu học, việc nhận thức của học sinh bắt đầu “từ trực quan sinh động

đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Hoạt động nhận

thức của học sinh luôn gắn liền với công cụ và phương tiện dạy học.Việc sử

2

dụng công cụ và phương tiện dạy học trực quan trong giờ kể chuyện giúp học

sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy; phát

huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh . Bên cạnh đó, các

phương tiện và đồ dùng trực quan còn làm cho tiết học thêm sinh động, hấp

dẫn.

Ngày nay, Công nghệ thông tin đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực

trong cuộc sống. Trong dạy học, việc Ứng dụng Công nghệ thông tin cũng

được xem là dạy học theo hướng đổi mới. Ứng dụng Công nghệ thông tin

trong quá trình dạy học không được xem là một phương pháp dạy học cụ thể

mà là một công cụ, phương tiện trực quan để làm tăng hiệu quả giờ học.

Trong dạy học phân môn Kể chuyện, việc Ứng dụng Công nghệ thông tin để

thiết kế giáo án điện tử làm phương tiện hỗ trợ dạy học và tạo ra các hình ảnh

động đầy màu sắc thay thế cho những tranh, ảnh sẽ lôi cuốn sự chú ý và gây

hứng thú học tập cho học sinh. Các hình ảnh động là những đồ dùng trực quan

rất hiệu quả. Thông qua những hình ảnh động, lời kể của giáo viên trở nên

hấp dẫn, sống động hơn; học sinh hiểu nội dung câu chuyện dễ dàng và có thể

ghi nhớ được câu chuyện nhanh chóng, khắc sâu hơn.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài:

“Thiết kế giáo án điện tử trong dạy học Kể chuyện lớp 2 ”

2. Lịch sử vấn đề

Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợp

những thành tựu công nghệ thông tin đang diễn ra một cách phổ biến ở các

ngành học, cấp học. Công nghệ thông tin với tư cách là một phương tiện hỗ

trợ cho việc dạy học đang chứng tỏ những ưu thế và hiệu quả trong quá trình

dạy học nói chung và phân môn Kể chuyện nói riêng. Vì thế, việc ứng dụng

Công nghệ thông tin trong dạy học đang được sự chú ý của rất nhiều nhà

nghiên cứu, các giáo viên, sinh viên ngành sư phạm. Ở đây, chúng tôi xin đề

cập đến một số công trình tiêu biểu của các tác giả đi trước.

3

- Giảng viên Phạm Huy Thông. Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin

cho dạy học tích cực môn toán bậc Cao đẳng ngành Giáo dục Tiểu học ở

trường Đại học Phạm Văn Đồng. Nghiên cứu khoa hoc. Đại học Phạm Văn

Đồng, 2011. Nội dung đề tài nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc Ứng

dụng Công nghệ thông tin cho dạy học tích cực trong môn toán bậc Cao đẳng

ngành Giáo dục Tiểu học.

- Sinh viên Phạm Thị Hồng Đào. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc

tổ chức các hoạt động Kể chuyện cho trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi. Khóa luận tốt

nghiệp. Đại học Sư phạm Đà Nẵng, 2011. Nội dung khóa luận đã nghiên cứu

thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức hoạt động kể

chuyện cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở các trường Mầm non trên địa bàn thành

phố Đà Nẵng và đề xuất một số thao tác ứng dụng ứng dụng công nghệ thông

tin vào việc tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.

- Sinh viên Nguyễn Thị Hiền. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy

học thường thức Mĩ thuật cho học sinh lớp 4, 5. Khóa luận tốt nghiệp. Đại

học Sư phạm Đà Nẵng,2012. Nội dung khóa luận nghiên cứu khả năng ứng

dụng của máyvi tính và các phần mềm hỗ trợ trong quá trình dạy học phân

môn Thường thức mỹ thuật và thử nghiệm xây dựng các bài giáo án điện tử ở

các bài cụ thể trong phân môn Thường thức mỹ thuật lớp 4, 5.

- Sinh viên Hoàng Thị Tuyền. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt

động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi. Khóa luận tốt nghiệp.

Đại học Sư phạm Đà Nẵng, 2011. Nội dung khóa luận nghiên cứu thực trạng

của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động làm quen làm quen

với tác phẩm văn học cho trẻ và việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế

những hoạt động để cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học.

- Sinh viên Nguyễn Thị Kim Thoa. Phần mềm Lecture Maker và ứng

dụng trong soạn thảo giáo án điện tử. Khóa luận tốt nghiệp. Đại học Sư Phạm

Đà Nẵng, 2011. Nội dung khóa luận đã tìm hiểu những vấn đề liên quan về

4

phần mềm Lecture Maker, cách sử dụng và việc ứng dụng của Lecture

Macker vào soạn thảo giáo án điện tử.

- PGS. TS Đào Thái Lai. Phương tiện kĩ thuật dạy học và Ứng dụng

Công nghệ thông tin trong dạy học ở Tiểu học.Tài liệu đào tạo giáo viên. Đại

học Sư phạm Hà Nội 2 biên soạn. Nội dung cuốn sách giới thiệu các phương

tiện kĩ thuật, phần mềm dạy học và cách sử dụng các phần mềm dạy học.

- Lê Thị Hồng Chi. Hỗ trợ của công nghệ thông tin trong dạy học khám

phá ở Tiểu học. Tạp chí giáo dục, số 86, tháng 11/2012. Nội dung: Phân tích

cụ thể các bước thực hiện dạy học khám phá với sự hỗ trợ của công nghệ

thông tin.

- Vương Thanh Hương. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông

trong dạy và học ở các trường trung học phổ thông Việt Nam. Tạp chí giáo

dục, số 85, tháng. Nội dung: Tác giả trình bày về vai trò, thực trạng chung;

việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một số môn ở trung học phổ

thông và đưa ra một vài đánh giá về hiệu quả vấn đề ứng dụng này.

Nhìn chung, các công trình trên đều nghiên cứu về thực trạng ứng dụng

công nghệ thông tin, những hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin

trong dạy học và một số ví dụ cụ thể về việc ứng dụng công nghệ thông tin

trong các môn học. Tuy nhiên, ở phân môn Kể chuyện lớp 2, chỉ có một số

bài được chọn ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế giáo án điện tử,

nhưng vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ thông

tin vào thiết kế giáo án điện tử cho hệ thốngcác bài tập Kể chuyện lớp 2.

Những công trình nghiên cứu trên là tài liệu tham khảo bổ ích cho chúng

tôi trong suốt quá trình làm đề tài.

3. Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi chọn đề tài này với mục đích:

- Thống kê, phân loại các dạng bài tập kể chuyện trong SGK Tiếng Việt

lớp 2.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!