Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế bài giảng phần "động học chất điểm" chương trình vật lý nâng cao sử dụng các phần mềm hỗ trợ nhằm phát huy tính tích cực của người học.
PREMIUM
Số trang
142
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1537

Thiết kế bài giảng phần "động học chất điểm" chương trình vật lý nâng cao sử dụng các phần mềm hỗ trợ nhằm phát huy tính tích cực của người học.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

CẤN KIM NGÂN

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG PHẦN “ ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM”

CHƢƠNG TRÌNH VẬT LÝ NÂNG CAO SỬ DỤNG CÁC PHẦN MỀM

HỖ TRỢ NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA NGƢỜI HỌC

Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học

(Bộ môn Vật lý)

Mã số : 60 14 10

HÀ NỘI - 2010

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này là kết quả của quá

trình học tập và nghiên cứu của tôi tại

Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội. Với

tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng

biết ơn sâu sắc tới các Thầy, các Cô

trong trường Đại học Giáo dục – ĐHQG

Hà Nội đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong

quá trình học tập và thực hiện đề tài này.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Tôn Tích Ái đã tận

tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin

gửi lời cảm ơn đến GS.TS Đỗ Hương Trà đã hướng dẫn, góp ý cho tôi quá trình

nghiên cứu cơ sở lí luận của luận văn.

Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn đến Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội,

cảm ơn Ban giám hiệu, tổ Lý – Hóa trường THPT Quốc Oai – Hà Nội, cảm ơn các

bạn học viên Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Vật Lí khóa 4, các em học

sinh, người thân trong gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên tôi

thực hiện đề tài này.

Cuối cùng, dù rất tâm huyết và hết sức cố gắng song bản luận văn chắc chắn

còn nhiều thiếu sót. Kính mong được sự chỉ dẫn của các nhà khoa học và các bạn

đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2010

Học viên

Cấn Kim Ngân

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BCH

BGĐT

: Ban chấp hành

: Bài giảng điện tử

CNTT

CSVC

ĐC

ĐHQG

: Công nghệ thông tin

: Cơ sở vật chất

: Đối chứng

: Đại học Quốc Gia

GV : Giáo viên

HS

KHKT

MTĐT

: Học sinh

: Khoa học kĩ thuật

: Máy tính điện tử

PPDH : Phƣơng pháp dạy học

SGK : Sách giáo khoa

THPT

TN

TNSP

TW

: Trung học phổ thông

: Thực nghiệm

: Thực nghiệm sƣ phạm

: Trung ƣơng

MỤC LỤC

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................... 6

1.1. Hoạt động nhận thức vật lý....................................................................... 6

1.1.1. Dạy học và phát triển ............................................................................. 6

1.1.2. Bản chất hoạt động học vật lí.................................................................. 9

1.1.3. Bản chất của hoạt động dạy vật lí ........................................................... 17

1.2. Hoạt động nhận thức tích cực .................................................................... 22

1.2.1. Những biểu hiện của tính tích cực......................................................... 22

1.2.2. Các biện pháp ........................................................................................ 23

1.3. Thiết kế bài giảng điện tử ............................................................... 26

1.3.1. Khái niệm: ........................................................................................ 26

1.3.2. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử....................................................... 27

1.4. Bài giảng diện tử với việc tổ chức hoạt động nhận thức tích cực của học

sinh .................................................................................................................. 30

1.4.1. BGĐT đối với việc đổi mới phƣơng pháp dạy học:................................ 30

1.4.2. Yêu cầu về phƣơng pháp giảng dạy........................................................ 31

Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................... 31

CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG PHẦN “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM”

CHƢƠNG TRÌNH VẬT LÝ 10 NÂNG CAO SỬ DỤNG CÁC PHẦN MỀM HỖ TRỢ

NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA NGƢỜI HỌC ............................... 33

2.1. Tìm hiểu tình hình dạy học chƣơng dao động cơ ở trƣờng trung học phổ

thông................................................................................................................ 33

2.1.1. Nội dung tìm hiểu................................................................................... 33

2.1.2. Phƣơng pháp điều tra tìm hiểu ................................................................ 33

2.1.3. Kết quả điều tra tìm hiểu ........................................................................ 34

2.2. Phân tích nội dung kiến thức phần “Động học chất điểm” chƣơng trình Vật

lí 10 Nâng cao ................................................................................................. 36

2.2.1. Vị trí chƣơng “Động học chất điểm” trong chƣơng trình Vật lí 10.......... 36

2.2.2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng ........................................................................ 37

2.2.3 Sơ đồ cấu trúc nội dung chƣơng .............................................................. 38

2.3 Qui trình thiết kế bài giảng điện tử ............................................................ 41

2.3.1. Giới thiệu về đĩa CD BGĐT- Động học chất điểm ................................. 41

2.3.2. Đóng gói thành đĩa CD BGĐT - Dao động cơ ........................................ 84

2.3.3. Vận hành thử .......................................................................................... 85

2.3.4.. Đánh giá, cải tiến, hoàn thiện BGĐT..................................................... 86

2.4. Sử dụng đĩa CD BGĐT-Dao động cơ trong Dạy – Học........................... 89

2.4.1. Đối với giáo viên ................................................................................... 87

2.4.2. Đối với học sinh ..................................................................................... 98

Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................... 99

CHƢƠNG 3.THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ...................................................... 100

3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm ................................... 100

3.2. Đối tƣợng và phƣơng thức thực nghiệm sƣ phạm ................................... 100

3.2.1 Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm.............................................................. 100

3.2.2. Phƣơng thức thực nghiệm sƣ phạm......................................................... 101

3.3. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm............................... 102

3.3.1. Phân tích định tính diễn biến các giờ học trong quá trình TNSP ............ 102

3.3.2. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm của các lớp TN và ĐC............................. 107

Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................... 116

Kết luận và khuyến nghị ................................................................................ 118

Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 120

Phụ lục

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do nghiên cứu

Giáo dục của thế kỉ 21 đang đứng trƣớc sự phát triển nhƣ vũ bão của các tiến

bộ khoa học kĩ thuật trên thế giới, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của CNTT. Đất

nƣớc ta đang bƣớc vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc với mục tiêu

đƣa nƣớc ta tiến lên từ một nƣớc nông nghiệp lạc hậu thành một nƣớc công nghiệp

vào năm 2020. Trƣớc yêu cầu mới của xã hội, con ngƣời có học vấn hiện đại không

chỉ có khả năng lấy tri thức ra từ trí nhớ ở dạng có sẵn, đã đƣợc học mà còn phải

biết tự mình chiếm lĩnh, sử dụng linh hoạt các tri thức đã học vào từng trƣờng hợp

cụ thể một cách sáng tạo, mang lại hiệu quả công việc cao nhất. Chính vì thế mà

một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay là đổi mới phƣơng pháp dạy học.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định “Đổi mới phƣơng pháp

dạy và học, phát huy tƣ duy sáng tạo và năng lực đào tạo của ngƣời học, coi trọng

thực hành, thực nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay, đổi

mới và thực hiện nghiêm minh chế độ thi cử…”. Nhƣ vậy mục tiêu của việc đổi

mới phƣơng pháp dạy học là giúp cho HS tích cực chủ động sáng tạo trong học tập,

xóa bỏ thói quen học tập thụ động. Từ những nhận định trên có thể thấy rằng việc

đổi mới PPDH cần phải đặt trong một hệ thống chứ không thể coi PPDH là một

thành tố độc lập.

Một trong những định hƣớng đổi mới phƣơng pháp giáo dục đƣợc thực hiện

theo định hƣớng tăng cƣờng sử dụng các phƣơng tiện dạy học, thiết bị dạy học hiện

đại và đặc biệt lƣu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin. Theo quan điểm

thông tin, học là một quá trình thu nhận thông tin có định hƣớng, có sự tái tạo và

phát triển thông tin; dạy là phát thông tin và giúp ngƣời học thực hiện quá trình

trên một cách có hiệu quả. Để đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay, ngƣời ta tìm

những “phƣơng pháp làm tăng giá trị lƣợng thông tin, trao đổi thông tin nhanh

2

hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn”. Phát huy vai trò của ngƣời thầy trong quá trình

sử dụng CNTT không “thủ tiêu” vai trò của ngƣời thầy mà trái lại còn phát huy

hiệu quả hoạt động của thầy trong quá trình dạy học.

Đối với chƣơng trình Vật lý 10, chƣơng “Động học chất điểm” là chƣơng

mở đầu và là nền tảng để học các chƣơng tiếp theo và chƣơng trình. Nội dung của

chƣơng nặng về lý thuyết, tuy không khó hiểu, khó tƣởng tƣợng nhƣng là chƣơng

bắt đầu để học sinh làm quen với phƣơng pháp học Vật lý ở phổ thông. Hầu hết ở

chƣơng này, giáo viên đều dạy học theo phƣơng pháp thuyết trình nên học sinh khó

hiểu sâu và nắm bắt hết ý nghĩa.

Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Thiết kế bài giảng phần

“Động học chất điểm” chƣơng trình Vật lý Nâng cao Trung học phổ thông theo

hƣớng phát huy tính tích cực của ngƣời học” làm đề tài nghiên cứu luận văn. Ngoài

mục đích chính là thiết kế bài giảng điện tử hỗ trợ dạy học phần “Động học chất

điểm” – chƣơng trình Vật lý 10 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đặc biệt

là khả năng tự học, đề tài còn có thể cung cấp cho giáo viên và học sinh những hiểu

biết về nguyên tắc xây dựng bài giảng điện tử và sử dụng những công cụ để xây

dựng bài giảng điện tử phục vụ dạy và học.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung:

Vận dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực, đặc biệt là phƣơng pháp thảo

luận nhóm và các phần mềm: VNUCE(đóng gói bài giảng), Hot Potatoes (tạo câu

hỏi trắc nghiệm)…, thiết kế bài giảng điện tử hỗ trợ dạy học phần “Động học chất

điểm” chƣơng trình Vật lý 10 với các nội dung: Bài học, ôn tập, kiểm tra…

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Nghiên cứu và lựa chọn các tài liệu hƣớng dẫn sử dụng các phầm mềm

thiết kế và hỗ trợ cho việc xây dựng BGĐT.

3

- Nghiên cứu lý luận về quá trình dạy học, các xu hƣớng đổi mới phƣơng

pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, ứng dụng CNTT trong dạy học Vật lí.

- Nghiên cứu nội dung chƣơng trình Vật lí 10 Nâng cao chƣơng “Động học

chất điểm”.

- Thiết kế BGĐT chƣơng “Động học chất điểm” theo hƣớng phát huy tính

tích cực của ngƣời học.

- Đánh giá năng lực học của HS khi sử dụng BGĐT trên trong lớp học thông

qua thực nghiệm sƣ phạm.

3. Phạm vi nghiên cứu

Do thời gian nghiên cứu có hạn, tôi chỉ nghiên cứu với những mục tiêu ở

trên cho phần “Động học chất điểm” chƣơng trình Vật lý 10 Nâng cao.

4. Mẫu khảo sát

- Đối tƣợng nghiên cứu:

+ Các quan điểm dạy học hiện đại.

+ Khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh.

+ Các phần mềm: Office (word, powerpoint), Vnuce, Hot potatoes…

+ Hệ thống kiến thức thuộc phần “Động học chất điểm” chƣơng trình

vật lý 10.

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học môn vật lý chƣơng “Động học

chất điểm” của giáo viên và học sinh lớp 10.

- Đối tƣợng khảo sát (mẫu khảo sát): Học sinh lớp 10 trƣờng Trung học phổ

thông Quốc Oai – Hà Nội.

5. Giả thuyết nghiên cứu

Nếu thiết kế bài giảng điện tử hợp lý: áp dụng các quan điểm dạy học hiện

đại, nội dung dễ hiểu (các bài tập từ dễ đến khó), tiện lợi, dễ sử dụng, trình bày

4

khoa học sẽ hỗ trợ dạy học, kích thích đƣợc hứng thú và phát huy tính tích cực của

học sinh.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện đƣợc các nhiệm vụ trên, chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp

nghiên cứu sau:

6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

- Nghiên cứu tài liệu về tâm lý học, về lý luận dạy học nói chung và tài liệu

về lý luận dạy học vật lý nói riêng có liên quan đến đề tài.

- Nghiên cứu nội dung kiến thức chƣơng “Động học chất điểm” theo chƣơng

trình sách giáo khoa Vật lý lớp 10 trung học phổ thông.

- Nghiên cứu một số phần mềm: Office (word, powerpoint), Vnuce,

Hot patatoes, flash….

6.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

- Tìm hiểu việc sử dụng máy tính phục vụ giảng dạy các môn ở trƣờng

THPT Quốc Oai.

- Tìm hiều khả năng sử dụng máy tính, truy cập Internet của giáo viên và học

sinh ở trƣờng THPT Quốc Oai.

- Điều tra thực tế việc dạy và học các kiến thức phần “Động học chất điểm”

thông qua xem giáo án, trao đổi với giáo viên và học sinh, phát phiếu điều tra cho

giáo viên đang dạy môn vật lý lớp 10 ở trƣờng THPT Quốc Oai.

- Thực nghiệm sƣ phạm ở trƣờng THPT Quốc Oai để đánh giá tính khả thi,

hiệu quả của các bài giảng điện tử để từ đó bổ xung, hoàn thiện bài giảng điện tử.

7. Luận cứ

Luận cứ lý thuyết:

5

- Những đặc trƣng cơ bản của phƣơng pháp dạy học tích cực là: phát huy

tính chủ động, tự tin, sáng tạo của học sinh; rèn luyện phƣơng pháp và năng lực của

học sinh; dạy học phân hóa kết hợp với hợp tác…

- Một số hƣớng ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phƣơng pháp

dạy học.

- Khái quát về bài giảng điện tử, xây dựng bài giảng điện tử chƣơng

“Động học chất điểm”

- Xây dựng bài giảng điện tử, đóng gói thành đĩa CD-bài giảng điện tử

phần “Động lực học chất điểm”

Luận cứ thực tế:

- Điều tra, phân tích tình hình dạy học chƣơng “Động học chất điểm” ở

trƣờng THPT.

- Thực hiện dạy học bằng phƣơng pháp dạy học tích cực ứng dụng công

nghệ thông tin thấy học sinh hăng hái học tập, chủ động thực hiện các nhiệm vụ

học tập hơn.

- Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc

trình bày trong ba chƣơng:

Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của đề tài.

Chƣơng 2: Thiết kế bài giảng phần “Động học chất điểm” chƣơng trình Vật

lí 10 Nâng cao sử dụng các phần mềm hỗ trợ nhằm phát huy tính tích cực của

ngƣời học.

Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.

6

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Hoạt động nhận thức Vật lí

1.1.1. Dạy học và phát triển

Dạy học là một dạng hoạt động đặc trƣng của loài ngƣời nhằm truyền lại

cho thế hệ sau những kinh nghiệm xã hội mà loài ngƣời đã tích luỹ đƣợc, biến

chúng thành vốn liếng kinh nghiệm và phẩm chất, năng lực của cá nhân ngƣời

học. Hoạt động dạy học bao gồm hai hoạt động liên quan với nhau, tác động qua

lại với nhau: hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Hai

hoạt động này đều có chung một mục đích cuối cùng là làm cho học sinh lĩnh hội

đƣợc nội dung học, đồng thời phát triển đƣợc nhân cách, năng lực của mình. Quá

trình dạy học xảy ra rất phức tạp và đa dạng, trong đó sự phối hợp hoạt động giữa

giáo viên và học sinh có ý nghĩa quyết định.

Trong dạy học cổ truyền trƣớc đây, giáo viên là ngƣời quyết định, điều

khiển toàn bộ các hoạt động của quá trình dạy học, từ đặt vấn đề mở đầu, giải

quyết vấn đề, đánh giá và kết luận; còn học sinh thì thụ động tiếp thu, ghi nhớ,

nhắc lại, làm theo mẫu. Chiến lƣợc dạy học này xuất phát từ quan niệm về nhiệm

vụ của giáo dục chỉ là một sự truyền đạt đơn giản những kiến thức, kinh nghiệm

xã hội nhƣ những sản phẩm hoàn chỉnh, đã đƣợc thử thách. “Từ đó dẫn ngƣời

giáo viên ngấm ngầm hay công khai coi đứa trẻ hoặc nhƣ một ngƣời lớn thu nhỏ

cần dạy dỗ, giáo dục, làm cho nó giống với mẫu ngƣời lớn nhanh chừng nào hay

chừng ấy, hoặc nhƣ một kẻ hứng chịu tội lỗi của tổ tiên là… chứa trong mình

một chất liệu chống đối, cho nên cần phải uốn nắn hơn là tạo dựng”. (J.Piaget)

[18,Tr.17].

Nhà trƣờng mới không chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức mà còn

chú trọng đến phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Trong lịch sử giáo dục,

kinh nghiệm về giáo viên truyền thụ kiến thức đã có nhiều, nhƣng về phát triển

7

nhân cách, phát triển năng lực thì còn mới mẻ. Trong sự phát triển đa dạng của

nhân cách thì phát triển năng lực nhận thức là cơ sở, có ảnh hƣởng lớn đến việc

phát triển những năng lực khác. Thành tựu quan trọng nhất của tâm lí học phát

triển, dùng làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lƣợc dạy học mới, phƣơng pháp

dạy học mới hiện nay là hai lí thuyết phát triển nhận thức của Jean Piaget (1896-

1980) và Lép Vƣgôtski (1896- 1934).

Lí thuyết của Piaget nhấn mạnh rằng: học sinh giữ một vai trò rất tích cực

trong việc thích nghi với môi trƣờng. Sự thích nghi bắt đầu từ lúc ra đời nhƣ là

kết quả của sự phát triển tự nhiên về mặt sinh học và kinh nghiệm với thế giới.

Thoạt đầu, trẻ em dựa vào các cấu trúc sinh học vốn có của cơ thể thực hiện các

hoạt động tự phát của toàn bộ cơ thể, tạo nên sự cân bằng qua cơ chế đồng hoá và

điều ứng để thích nghi với môi trƣờng, hoàn cảnh và suy rộng ra là với các tác

động bên ngoài từ xã hội vào bản thân đứa trẻ. Trong học thuyết của Piaget, khái

niệm cân bằng là khái niệm công cụ quan trọng nhất. Khái niệm này kéo theo

khái niệm đồng hoá, điều ứng, thích nghi. Piaget viết: “Cuộc sống là sự sáng tạo

không ngừng các dạng thức ngày càng phức tạp và sự cân bằng ngày càng tăng

của các dạng thức này với môi trƣờng”[18,tr.18]. Phát triển tâm lí tựu trung lại là

sự phát triển trí tuệ cùng với tình cảm, xúc cảm, bao gồm quá trình nảy sinh,

hình thành và phát triển qua các giai đoạn cảm giác- vận động, tiền thao tác, thao

tác cụ thể, thao tác hình thức (tƣợng trƣng), qua quá trình nội tâm hoá, xuất

tâm và đều nhằm tạo lập các cấu trúc tâm lí ở các trình độ khác nhau, cùng

nhằm vào mục đích là đồng hoá, điều ứng, thích nghi và cân bằng. Piaget cho

rằng: sự phát triển là do con ngƣời tạo ra bằng cách là đƣa qúa trình cân bằng

từ thấp lên cao, đạt đến đỉnh cao là các cấu trúc lôgic- toán, có khi ông gọi là

cân bằng nhận thức. Cân bằng tâm lí không phải chỉ là cân bằng nhận thức

8

đƣợc tạo ra theo cơ chế thao tác với đỉnh cao là thao tác tƣợng trƣng, thao tác

khái niệm mà còn là, hay chủ yếu là cân bằng đƣợc tạo ra theo cơ chế hoạt

động: quá trình cân bằng đƣợc tạo ra bởi hành động thực tiễn gắn bó, bao

gồm hành động trí tuệ. Cân bằng không phải chỉ để con ngƣời sống còn mà

chính là để tạo lập ra cuộc sống, sáng tạo ra các giá trị mới. Nhƣ vậy, Piaget đã đi

vào quá trình phát triển trí tuệ với phƣơng pháp tiếp cận duy vật biện chứng, tạo

nên một cơ sở khoa học khá chắc chắn cho tâm lí học phát triển: tri thức nảy sinh

từ hành động.

Vấn đề dạy học và sự phát triển trí tuệ trong lứa tuổi học sinh đã đƣợc

Vƣgôtski giải quyết một cách độc đáo và có hiệu quả dựa trên lí luận về “vùng

phát triển gần” do ông đề xuất. Vƣgôtski cho rằng: sự phát triển nhận thức có

nguồn gốc xã hội, chủ yếu thông qua sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt trong bối cảnh

tƣơng tác với những ngƣời khác. Điều đó có nghĩa là: xã hội tạo ra cơ sở cho sự

phát triển nhận thức. Theo Vƣgôtski, chỗ tốt nhất cho sự phát triển nhận thức là

vùng phát triển gần. Vùng đó là khoảng nằm giữa trình độ phát triển hiện tại

đƣợc xác định bằng trình độ độc lập giải quyết vấn đề và trình độ gần nhất mà

các em có thể đạt đƣợc với sự giúp đỡ của ngƣời lớn hay bạn hữu khi giải quyết

vấn đề. Nói cách khác, vùng phát triển gần là khoảng trống giữa nơi mà một

ngƣời đang đứng khi giải quyết vấn đề và nơi mà ngƣời đó cần phải đến với sự

giúp đỡ của ngƣời khác. Lấy thí dụ về học lái xe. Giả sử rằng: ngƣời học lái đã

nắm đƣợc kĩ năng cơ bản điều khiển cho xe chuyển động thẳng, bây giờ cần phải

học lái vòng. Ta biết rằng: ngƣời học chƣa thể độc lập tự lực lái vòng, nhƣng đã

có hiểu biết để có thể nắm đƣợc kĩ năng với sự giúp đỡ của ngƣời dạy lái. Ngƣời

học lúc đó ở trong vùng phát triển gần và có khả năng tận dụng sự giúp đỡ dƣới

dạng giải thích, biểu diễn, hƣớng dẫn của ngƣời dạy.

Đối với giáo viên, điều nói trên có nghĩa là: sự phát triển nhận thức xảy ra

9

tốt nhất khi học sinh phải đi qua vùng phát triển gần thông qua việc lập luận,

tranh luận với bạn hữu hoặc ngƣời lớn tuổi. Để nắm đƣợc một công việc, đầu tiên

học sinh có thể hiểu một phần của công việc đó, nhƣng nhờ có giải thích, biểu

diễn, hƣớng dẫn của ngƣời khác, học sinh hiểu toàn bộ công việc. Một khi học

sinh đã đạt đƣợc sự hiểu biết toàn bộ công việc, họ sẽ phải vƣợt qua vùng phát

triển gần và có thể độc lập thực hiện công việc đó.

Học thuyết về vùng phát triển gần dẫn đến một kết luận quan trọng khác:

chỉ có sự dạy học đi trƣớc sự phát triển mới là dạy học tốt. Sự dạy học đƣợc tổ

chức đúng đắn sẽ dẫn đến sự phát triển trí tuệ của trẻ em, làm cho một loạt quá

trình phát triển đó sống động lên, mà có lẽ nói chung, không diễn ra ngoài dạy

học. Các quá trình dạy học tạo ra vùng phát triển gần, các quá trình phát triển đi

sau các quá trình dạy học.

1.1.2. Bản chất của hoạt động học vật lí

a) Đặc điểm của hoạt động học

Hoạt động học là một hoạt động đặc thù của con ngƣời nhằm tiếp thu

những tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm mà loài ngƣời đã tích lũy đƣợc, đồng thời

phát triển những phẩm chất năng lực của ngƣời học.

Việc tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm nhằm sử dụng chúng

trong hoạt động thực tiễn của mình. Cách tốt nhất để hiểu là làm. Cách tốt nhất

để nắm vững đƣợc (hiểu và sử dụng đƣợc) những tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm

là ngƣời học tái tạo ra chúng. Nhƣ vậy, ngƣời học không phải là tiếp thu một

cách thụ động, dƣới dạng đã đúc kết một cách cô đọng, chuyển trực tiếp từ giáo

viên, từ sách vở, tài liệu vào óc mình mà phải thông qua hoạt động tự lực của bản

thân mà tái tạo lại chúng, chiếm lĩnh chúng.

Thông thƣờng, một hoạt động có đối tƣợng là một khách thể, tác động vào

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!