Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế bài giảng địa lí lớp 12 trung học phổ thông theo hướng nghiên cứu bài học
PREMIUM
Số trang
132
Kích thước
3.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
907

Thiết kế bài giảng địa lí lớp 12 trung học phổ thông theo hướng nghiên cứu bài học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐÀO THỊ THÀNH

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ LỚP 12

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐÀO THỊ THÀNH

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ LỚP 12

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

Ngành: LL&PP DẠY HỌC ĐỊA LÍ

Mã số: 8 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN PHƯƠNG LIÊN

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài “Thiết kế bài giảng Địa lí 12 theo hướng nghiên

cứu bài học” là công trình nghiên cứu được bản thân em tiến hành trong năm

học 2018 - 2019, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Phương Liên. Các tài

liệu trích dẫn sử dụng trong đề tài có nguồn gốc rõ ràng. Đề tài là kết quả của

quá trình nghiên cứu khoa học, trung thực, khách quan, công khai, chưa được

công bố ở bất cứ công trình nào khác.

Thái Nguyên, ngày 09 tháng 9 năm 2019

Tác giả

Đào Thị Thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Sư phạm Thái

Nguyên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, các cô đã luôn

tạo điều kiện, giúp đỡ cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu, thực nghiệm

thực tế tại các cơ sở giáo dục địa phương.

Em xin cảm ơn các thầy, cô giảng dạy lớp Lí luận và phương pháp dạy

học môn Địa lí khóa 25 đã cung cấp cho em cơ sở lí luận, phương pháp nghiên

cứu khoa học thiết thực và bổ ích, giúp em thực hiện tốt đề tài nghiên cứu.

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Phương

Liên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, khích lệ và tạo cho em những

điều kiện tốt nhất, giúp em đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu.

Em xin cảm ơn Ban giám hiệu, tổ Xã hội, nhóm Địa lí, các thầy cô giáo

trường THPT Đông Thành, TH-THCS-THPT Văn Lang, THPT Lê Thánh Tông

- Quảng Ninh; tập thể giáo viên môn Địa lí cấp THPT tỉnh Quảng Ninh đã quan

tâm và tạo điều kiện thuận lợi để em thực nghiệm, xây dựng cơ sở thực tiễn khoa

học trong quá trình triển khai nghiên cứu.

Mặc dù đã rất nỗ lực cố gắng nhưng do thời gian có hạn, kinh nghiệm và

trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nên bài luận văn này khó tránh khỏi những

thiếu sót, khiếm khuyết nhất định. Vì vây, em kính mong nhận được sự chỉ bảo,

đóng góp của các thầy, cô giáo để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn

nữa.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 09 tháng 9 năm 2019

Tác giả

Đào Thị Thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ................................................................vi

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu ..........................................................................................3

3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài..........................................................................8

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................................8

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu..........................................................8

6. Đóng góp của đề tài.......................................................................................11

7. Cấu trúc đề tài................................................................................................12

NỘI DUNG........................................................................................................13

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ

BÀI GIẢNG THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC...........................13

1.1. Một số vấn về chung về đổi mới giáo dục phổ thông ................................13

1.1.1. Định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông...........................13

1.1.2. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển

năng lực..............................................................................................................14

1.1.3. Đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá theo

định hướng phát triển năng lực..........................................................................16

1.2. Thiết kế bài giảng .......................................................................................20

1.2.1. Khái niệm thiết kế bài giảng....................................................................20

1.2.2. Một số đặc điểm về thiết kế bài giảng.....................................................20

1.3. Dạy học theo hướng nghiên cứu bài học....................................................24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

1.3.1. Khái niệm nghiên cứu bài học.................................................................24

1.3.2. Mục tiêu của nghiên cứu bài học.............................................................26

1.3.3. Qui trình nghiên cứu bài học ...................................................................29

1.3.4.Vai trò, ý nghĩa của nghiên cứu bài học...................................................29

1.3.5. Phương pháp nghiên cứu bài học ............................................................31

1.3.6. Sự khác nhau giữa dạy học theo hướng NCBH với dạy học truyền

thống..................................................................................................................32

1.4. Đặc điểm tâm sinh lí và năng lực hoạt động của học sinh THPT..............33

1.5. Đặc điểm chương trình, sách giáo khoa môn Địa lí 12 - THPT.................34

1.5.1. Về chương trình Địa lí 12........................................................................34

1.5.2. Về sách giáo khoa Địa lí 12.....................................................................36

1.6. Thực trạng dạy học địa lí ở trường phổ thông và việc thiết kế bài giảng

theo hướng nghiên cứu “nghiên cứu bài học” trong dạy học môn Địa lí..........37

Tiểu kết chương 1..............................................................................................43

Chương 2: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ LỚP 12 THPT THEO

HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG

LỰC HỌC SINH..............................................................................................44

2.1. Nguyên tắc cơ bản của việc thiết kế bài giảng theo hướng nghiên cứu

bài học................................................................................................................44

2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan......................................................44

2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hợp tác và bình đẳng ......................................44

2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học .........................................................45

2.1.4. Nguyên ttắc đảm bảo tính sư phạm.........................................................45

2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo các nội dung quan trọng của sinh hoạt chuyên

môn trong trường học ........................................................................................45

2.2. Thiết kế các công cụ đánh giá bài giảng theo hướng nghiên cứu bài

học .....................................................................................................................45

2.2.1. Phiếu dự và đánh giá bài học nghiên cứu (Phụ lục…)............................45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

2.2.2. Các công cụ khác.....................................................................................47

2.3. Qui trình thiết kế bài giảng theo hướng nghiên cứu bài học......................47

2.3.1. Xây dựng kế hoạch bài học thông qua quá trình thảo luận chung ..........47

2.3.2. Dạy minh họa, dự giờ ..............................................................................48

2.3.3. Suy ngẫm, thảo luận, nhận xét, phân tích bài học...................................49

2.3.4. Chỉnh sửa và áp dụng trong các giờ học khác.........................................51

2.3. Thiết kế một số bài giảng minh hoạ ...........................................................53

2.3.1. Quy trình chung .......................................................................................53

2.3.2. Thiết kế một số bài cụ thể........................................................................54

Tiểu kết chương 2..............................................................................................59

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................60

3.1. Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm..................................60

3.1.1. Mục đích ..................................................................................................60

3.1.2. Yêu cầu ....................................................................................................60

3.1.3. Nhiệm vụ .................................................................................................60

3.2. Nguyên tắc thực nghiệm.............................................................................60

3.3. Tổ chức và phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm ........................61

3.3.1. Địa bàn, đối tượng thực nghiệm..............................................................61

3.3.2. Thời gian thực nghiệm.............................................................................61

3.3.3. Phương pháp thực nghiệm.......................................................................61

3.3.4. Xây dựng kế hoạch thực nghiệm.............................................................62

3.3.5. Kiểm tra ...................................................................................................62

3.4. Nội dung thực nghiệm................................................................................63

3.4.1. Bài 1: Việt Nam trên đường Đổi mới và Hội nhập .................................63

3.4.2. Bài 2. Thực hành kỹ năng địa lí dân cư...................................................72

3.4.3. Bài 3. Vấn đề phát triển ngành Thủy sản và Lâm nghiệp .......................78

3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm....................................................................92

3.5.1. Đối với học sinh.......................................................................................92

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3.5.2. Đối với giáo viên .....................................................................................94

Tiểu kết chương 3..............................................................................................96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................97

1. Kết luận..........................................................................................................97

2. Kiến nghị .......................................................................................................98

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................100

PHẦN PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Stt Viết tắt Nội dung

1 CNTT Công nghệ thông tin

2 ĐC Đối chứng

3 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

4 GV Giáo viên

5 HS Học sinh

6 KTĐG Kiểm tra đánh giá.

7 NCBH Nghiên cứu bài học

8 NXB Nhà xuất bản

9 PPDH Phương pháp dạy học

10 SGK Sách giáo khoa

11 SHCM Sinh hoạt chuyên môn

12 THPT Trung học phổ thông

13 TN Thực nghiệm

14 TNSP Thực nghiệm sư phạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. So sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng

nội dung và chương trình định hướng kết quả đầu ra .......................16

Bảng 1.2. Một số điểm khác biệt giữa đánh giá tiếp cận nội dung và đánh

giá tiếp cận năng lực..........................................................................19

Bảng 1.3. Chương trình sách giáo khoa Địa lí 12 (Ban cơ bản) .......................36

Bảng 2.1. Bảng tiêu chí đánh giá giờ dạy..........................................................46

Bảng 2.2. Phiếu ghi chép dự, đánh giá bài học nghiên cứu ..............................51

Bảng 3.1. Kế hoạch thực nghiệm bài dạy NCBH..............................................62

Bảng 3.2. Sự thay đổi trong việc học của học sinh ...........................................92

Bảng 3.3. Kết quả thực nghiệm (Giá trị tuyệt đối)............................................93

Bảng 3.4. Tỉ lệ kết quả điểm học tập của học sinh (Đơn vị: %) .......................94

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH

Biểu đồ:

Biểu đồ 1.1. Kết quả khảo sát của giáo viên về mục tiêu, ý nghĩa của việc áp

dụng NCBH trong thiết kế bài giảng Địa lí 12 ...........................39

Biểu đồ 1.2. Mức độ cần thiết vận dụng NCBH trong dạy học Địa lí 12 ......40

Biểu đồ 1.3. Những khó khăn khi áp dụng NCBH trong dạy học Địa lí 12....41

Hình:

Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt sự khác nhau của sinh hoạt chuyên môn truyền

thống và sinh hoạt chuyên môn NCBH ......................................52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, xu thế quốc tế hóa

đang là xu thế chủ đạo trên thế giới, việc giáo dục kiến thức địa lí càng được

quan tâm đẩy mạnh hơn nữa nhằm phát triển nền kinh tế, xã hội Việt Nam bắt

kịp xu thế chung của thế giới. Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Địa

lí là một môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học về tự nhiên,

về dân cư, về chế độ xã hội và về các hoạt động kinh tế của con người ở Việt

Nam nói riêng và thế giới nói chung. Qua bức tranh toàn cảnh về tự nhiên và

kinh tế - xã hội của các lãnh thổ khác nhau, học sinh sẽ nắm được và biết cách

giải thích các hiện tượng, các mối quan hệ đã tạo nên những sự thay đổi và phát

triển trong môi trường tự nhiên cũng như trong nền kinh tế, xã hội, đặc biệt là

trong giai đoạn chuyển hướng kinh tế của đất nước ta hiện nay. Môn Địa lí cũng

trang bị cho học sinh một số kĩ năng, kĩ xảo để học sinh vận dụng các kiến thức

của khoa học địa lí vào thực tiễn, làm quen với các phương pháp nghiên cứu,

quan sát, điều tra, làm việc với bản đồ, với các số liệu thống kê kinh tế. Trên cơ

sở đó góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu

quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết quốc tế. Đồng thời

còn bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc

sống.

Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay, việc phát huy tính tích cực,

chủ động, độc lập, sáng tạo của học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ

môn đang là mối quan tâm hàng đầu. Riêng với bộ môn Địa lí, người giáo viên

cũng không ngừng tìm kiếm, vận dụng những phương pháp dạy học để phát huy

vai trò chủ thể của học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

Trong những năm gần đây đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện

hành đang thực sự là một cuộc cải cách, căn bản, toàn diện nền giáo dục nước

nhà, giữ vai trò quyết định trong chiến lược phát triển con người Việt Nam của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

thời đại mới, bởi vậy nội dung này được toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội quan

tâm. Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của nhà nước về đổi mới giáo dục

nói chung và giáo dục trung học nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản, đặc

biệt trong các văn bản sau đây: Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam; Luật Giáo dục số 38/2005/ QH11; Nghị quyết

Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào

tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011

- 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ

tướng Chính phủ; gần đây nhất là chương trình Giáo dục phổ thông môn Địa lí

(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm

2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Trong dạy học nói chung, dạy học Địa lí nói riêng, nghiên cứu bài học

(NCBH) được coi như một biện pháp để nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo

viên, bởi thông qua nghiên cứu cải tiến các hoạt động dạy học và học các bài học

cụ thể. Cho đến nay, NCBH được xem như một mô hình, một cách tiếp cận nghề

nghiệp của giáo viên và được yêu cầu được sử dụng rộng rãi tại các trường học

phổ thông.

Ở nước ta hiện nay, sinh hoạt chuyên môn tại trường là một hoạt động bồi

dưỡng giáo viên tại chỗ, từ thực tế nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của giáo

viên. Sinh hoạt chuyên môn dựa trên NCBH đang được coi là công cụ để chuẩn

đoán, phát hiện rõ ràng, cụ thể từng vấn đề trong việc học tập của học sinh, từ đó

giúp giáo viên thiết kế, tiến hành bài học thu hút học sinh. Đó là một tiếp cận,

một mô hình nghiên cứu mới nhằm đảm bảo cơ hội học tập thực sự có chất lượng

cho học sinh trong việc học tập môn Địa lí ở trường THPT nói chung và Địa lí

lớp 12 nói riêng.

Nhận định đây là một phương pháp đem lại hiệu quả giảng dạy ưu việt

hơn phương pháp truyền thống, nên tôi chọn đề tài “Thiết kế bài giảng Địa lí

lớp 12 THPT theo hướng nghiên cứu bài học” làm hướng nghiên cứu luận văn

này.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!