Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế bài giảng điện tử chương "các định luật bảo toàn" vật lý 10 cơ bản nhằm tạo hứng thú cho học sinh.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ THU THỦY
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” VẬT LÝ LỚP 10 CƠ BẢN NHẰM TẠO
HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÝ
HÀ NỘI - 2013
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ THU THỦY
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” VẬT LÝ LỚP 10 CƠ BẢN NHẰM TẠO
HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÝ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN VẬT LÝ)
Mã số : 60 14 10
Người hướng dẫn: GS.TS. Tôn Tích Ái
TS. Tôn Quang Cường
HÀ NỘI - 2013
3
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của tôi tại trường
Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội. Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa sư phạm cùng các Thầy, các Cô
trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội đã quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi
trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Tôn Tích Ái, TS. Tôn
Quang Cường đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận
văn này.
Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, tổ Lý – Công
nghệ, các thầy cô giáo và các em học sinh trường THPT Dương Xá – Gia Lâm – Hà
Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành việc thực nghiệm sư phạm, cảm ơn
các bạn học viên thạc sĩ lý luận và phương pháp dạy học Vật lý khóa 6, người thân
trong gia đình đã giúp đỡ động viên tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng, dù rất tâm huyết và hết sức cố gắng song bản luận văn chắc chắn
còn nhiều thiếu sót. Kính mong được sự chỉ dẫn của các nhà khoa học, quý thầy cô và
các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2013
Học viên
Nguyễn Thị Thu Thủy
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BGĐT : Bài giảng điện tử
CNTT : Công nghệ thông tin
CSVC : Cơ sở vật chất
ĐC : Đối chứng
ĐHQG : Đại học Quốc Gia
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
PPDH : Phương pháp dạy học
SGK : Sách giáo khoa
THPT : Trung học phổ thông
TNSP : Thực nghiệm sư phạm
TN : Thực nghiệm
5
MỤC LỤC
Lời cảm ơn.....................................................................................................................i
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt........................................................................ii
Danh mục các bảng.....................................................................................................iii
Danh mục các biểu đồ .............................................................................................. iv
MỞ ĐẦU Trang
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................................2
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu.............................................................................2
5. Vấn đề nghiên cứu………………………………………….……………………2
6. Giả thuyết nghiên cứu...............................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3
7.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu…………..………..………………….……...3
7.2.Phương pháp thực nghiệm……………………...……...………………………3
8. Cấu trúc luận văn......................................................................................................3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Những quan điểm lý luận về tính hứng thú của người học………….……....4
1.1.1. Khái niệm hứng thú…………………………………………………...……..4
1.1.2. Cấu trúc tâm lý của hứng thú……………….………………….……………4
1.1.3. Các loại hứng thú…………..………………………………………………..5
1.1.3.1. Hứng thú nhận thức………………………………………………….…….5
1.1.3.2. Hứng thú học tập………………………………………………….………..6
1.1.4. Đặc điểm của hứng thú……………………………….……………………...8
1.1.4.1. Tính nhận thức của hứng thú………………………………………………8
1.1.4.2. Tính xã hội của hứng thú………………………………………..…………8
1.1.4.3. Tính hấp dẫn của đối tượng hứng thú……………………………..……….8
1.1.4.4. Tính chủ thể của hứng thú………………………………………..………..8
1.1.5. Một số chiến lược tạo hứng thú học tập………………………….………….9
6
1.2. Những đặc trưng cơ bản của dạy học tạo hứng thú………………………..10
1.3. Áp dụng bài giảng điện tử nhằm tạo hứng thú cho học sinh………….…..11
1.3.1. Một số hướng ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy học…………...11
1.3.2. Khái quát về BGĐT………………………………………………………...12
1.4. Thiết kế bài giảng điện tử: cấu trúc chung, nguyên tắc thiết kế……………13
1.4.1. Cấu trúc chung của BGĐT…………………………………………………13
1.4.2. Nguyên tắc thiết kề BGĐT………………………………………...........…..14
1.4.3. Quy trình thiết kế BGĐT…………………………………………………...15
Kết luận chương 1.......................................................................................................18
Chương 2: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT
BẢO TOÀN” TRONG SGK VẬT LÝ 10 BAN CƠ BẢN
2.1. Tìm hiểu tình hình dạy học chương “Các định luật bảo toàn” ở trường THPT
Dương Xá ……………………………………………………………………..…..19
2.1.1. Nội dung tìm hiểu............................................................................................19
2.1.2. Phương pháp điều tra tìm hiểu.........................................................................19
2.1.3. Kết quả điều tra tìm hiểu..................................................................................19
2.2. Phân tích nội dung kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 cơ
bản...............................................................................................................................21
2.2.1. Đặc điểm của chương.......................................................................................21
2.2.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung của chương................................................................23
2.2.3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng.................................................................................24
2.2.4. Kiến thức cơ bản…………………………………………….……………..25
2.2.4.1. Khái niệm…………………………………………………………………25
2.2.4.2. Đại lượng……………………………………………..…………………..25
2.2.4.3. Định luật………………………………………………………………….26
2.2.4.4. Định lý …………………………………………….……………………..26
2.2.5. Một số nội dung kiến thức bổ sung ..................................................................27
2.2.6. Những khó khăn trong việc giảng dạy……………………...………………27
2.2.7. Kết luận............................................................................................................28
2.3. Xây dựng kịch bản sư phạm bài giảng chương “Các định luật bảo
toàn”…………………………………………...….…………………………………29
7
2.3.1. Ý đồ sư phạm của việc xây dựng bài giảng chương “Các định luật bảo
toàn”………………………………………………..………………………………29
2.3.2. Phân tích nội dung các bài trong chương “ Các định luật bảo toàn” ……….29
2.3.2.1. Bài 1: Động lượng. Các định luật bảo toàn động lượng………………….30
2.3.2.2. Bài 2: Công và công suất…………………………………………………32
2.3.2.3. Bài 3: Động năng………………………………………………………….33
2.3.2.4. Bài 4: Thế năng…………………………………………….……………..34
2.3.2.5. Bài 5: Cơ năng………………………………………………..……………35
2.4. Xây dựng kịch bản công nghệ bài giảng chương “Các định luật bảo toàn” trên
Udutu…..…………………………………………………………………………..37
2.4.1. Giới thiệu Website UDUTU.com hỗ trợ soạn bài giảng điện tử……………37
2.4.2. Hướng dẫn sử dụng UDUTUTM trong thiết bài giảng bài trong chương “Các định
luật bảo toàn” – Vật lý lớp 10 cơ bản…………...……………………………40
2.4.2.1. Lựa chọn cấu trúc bài giảng…………………………………….…………40
2.4.2.2. Nhập nội dung bài giảng………………………………….………………41
2.4.2.3. Nhập các công cụ kiểm tra đánh giá……………………………..………...46
2.4.2.4. Đóng gói, truy xuất bài giảng………………………………….…………..50
2.5. Hướng dẫn sử dụng đĩa CD bài giảng điện tử chương “Các định luật bảo
toàn”............................................................................................................................52
2.6. Đánh giá khả năng áp dụng bài giảng điện tử trong THPT……………...….54
2.6.1 Thuận lợi…………………………………………………………….…......54
2.6.2 Khó khăn..........................................................................................................59
Kết luận chương 2.......................................................................................................61
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm...............................................62
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm………………………..….………………..62
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm………………………….………………...63
3.2. Đối tượng và phương thức thực nghiệm sư phạm...............................................63
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm......................................................................63
3.2.2. Phương thức thực nghiệm sư phạm..................................................................63
3.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm……………………………..…………….…63
8
3.3.1. Chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm…………...............................................63
3.3.1.1. Xin phép triển khai thực nghiệm……………………….………………...63
3.3.1.2. Chuẩn bị về mặt nội dung và hình thức tổ chức dạy học………………...64
3.3.1.3. Hướng dẫn HS sử dụng BGĐT trên Udutu……………...………………..64
3.3.2. Tiến trình thực nghiệm sư phạm……………………………………………64
3.3.3. Phân tích định tính diễn biến các giờ học trong quá trình thực nghiệm sư
phạm………..……………………………………………………………………...65
3.4. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm………………………....66
Kết luận chương 3......................................................................................................75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận..................................................................................................................77
2. Khuyến nghị...........................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................79
PHỤ LỤC..................................................................................................................81
9
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Một số chiến lược tạo hứng thú học tập
Bảng 1.2. Mục tiêu giáo dục cũ
Bảng 1.3. Mục tiêu giáo dục mới
Bảng 2.1. Bảng tiêu chuẩn, kĩ năng của chương “Các định luật bảo toàn”
Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số (Lớp 10CB1, 10CB2 trường THPT Dương Xá).
Bảng 3.2. Xử lí kết quả (Lớp 10CB1, 10CB2 trường THPT Dương Xá).
Bảng 3.3. Các tham số đặc trưng (Lớp 10CB1, 10CB2 trường THPT Dương Xá).
Bảng 3.4. Bảng tần suất và tần suất tích lũy (Lớp 10CB1, 10CB2 trường THPT
Dương Xá).
Bảng 3.5. Bảng thống kê điểm số (Lớp 10CB4, 10CB5 trường THPT Dương Xá).
Bảng 3.6. Xử lí kết quả (Lớp 10CB4, 10CB5 trường THPT Dương Xá).
Bảng 3.7. Các tham số đặc trưng (Lớp 10CB4, 10CB5 trường THPT Dương Xá).
Bảng 3.8. Bảng tần suất và tần suất tích lũy(Lớp 10CB4, 10CB5 trường THPT
Dương Xá).
10
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đường phân bố tần suất (Lớp 10CB1; 10CB2 trường THPT Dương Xá).
Biểu đồ 3.2. Đường phân bố tần suất lũy tích (Lớp 10CB1; 10CB2 trường THPT
Dương Xá).
Biểu đồ 3.3. Đường phân bố tần suất (Lớp 10CB4; 10CB5 trường THPT Dương Xá).
Biểu đồ 3.4. Đường phân bố tần suất lũy tích (Lớp 10CB4; 10CB5 trường THPT
Dương Xá).
11
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập với cộng
đồng thế giới.Tình hình đó đòi hỏi phải đổi mới con người, mà muốn đổi mới con
người thì cần phải đổi mới trong giáo dục. Nền giáo dục không chỉ dừng lại ở chỗ
trang bị cho người học những kiến thức mà nhân loại đã tích lũy được mà còn phải bồi
dưỡng cho họ tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo. Một trong những hướng đổi
mới nền giáo dục dó là đổi mới phương pháp dạy học. Luật giáo dục 2005, điều 28.2
đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi
dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm
học tập cho học sinh ”.
Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay được chú trọng đến những vấn đề sau:
- Khắc phục lối truyền thụ một chiều, thầy đọc trò chép.
- Đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
- Rèn luyện tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh
- Áp dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học.
Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng áp
dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin vào
giảng dạy đang được chú trọng nhiều. Đã có nhiều công trình nghiên cứu việc đổi mới
phương pháp dạy học ứng dụng công nghệ thông tin như các phần mềm hỗ trợ giảng
dạy; công nghệ kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm trên máy vi tính; sử dụng mạng
Internet lập các Website giúp học sinh có thể tự học.
Đổi mới phương pháp dạy học còn phải tạo được cho học sinh hứng thú học tập.
Hứng thú học tập có ý nghĩa rất lớn đến thành tích, kết quả học tập của học sinh
THPT. Hứng thú học tập giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao
hiệu quả của các quá trình học tập, nhờ hứng thú mà trong quá trình học tập của học
sinh THPT có thể giảm mệt mỏi, căng thẳng, tăng sự chú ý, thúc đẩy tính tích cực tìm
tòi, sáng tạo. Việc hình thành hứng thú học tập cho học sinh THPT sẽ góp phần nâng
cao chất lượng giảng dạy, giáo dục của đất nước, tạo cho học sinh sự say mê học hỏi