Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thanh niên Quân đội Nhân dân Việt Nam giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bé QuèC PHßNG
HäC VIÖN CHÝNH TRÞ
----- -----
NGUYÔN V¡N TïNG
THANH NI£N QU¢N §éI NH¢N D¢N VIÖT NAM
GI÷ G×N B¶N S¾C V¡N HO¸ D¢N TéC TRONG
HéI NHËP QUèC TÕ HIÖN NAY
LUËN ¸N TIÕN SÜ TRIÕT HäC
Hµ NéI - 2011
4
BỘ QUỐC PHÕNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
----- -----
NGUYỄN VĂN TÙNG
THANH NI£N QU¢N §éI NH¢N D¢N VIÖT NAM
GI÷ G×N B¶N S¾C V¡N HO¸ D¢N TéC TRONG
HéI NHËP QUèC TÕ HIÖN NAY
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 62 22 85 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1- TS Nguyễn Đức Tiến
2 - TS Lƣu Ngọc Khải
HÀ NỘI - 2011
5
Lêi cam ®oan
T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu
cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, kÕt qu¶ nªu trong luËn
¸n lµ trung thùc, cã nguån gèc xuÊt xø râ rµng.
Tác giả luận án
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU 5
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI 9
1.1. Những vấn đề có liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu 9
1.2. Những vấn đề liên quan đến đề tài chưa được nghiên cứu 22
Chƣơng 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN
TỘC VIỆT NAM VÀ VAI TRÕ THANH NIÊN QUÂN ĐỘI
NHÂN DÂN VIỆT NAM GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN
TỘC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY 24
2.1. Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam và tác động của hội nhập
quốc tế đến bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam 24
2.2. Thực chất giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam và vai
trò thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam giữ gìn bản sắc
văn hoá dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay 59
Chƣơng 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI
THANH NIÊN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM GIỮ
GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC TRONG HỘI NHẬP
QUỐC TẾ HIỆN NAY 83
3.1. Thực trạng thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam giữ gìn
bản sắc văn hoá dân tộc trong hội nhập quốc tế và nguyên
nhân của thực trạng đó 83
3.2. Những nhân tố tác động và một số vấn đề đặt ra đối với
thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam giữ gìn bản sắc văn
hoá dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay 114
Chƣơng 4 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT
HUY VAI TRÒ THANH NIÊN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
VIỆT NAM GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC
TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY 125
4.1. Phương hướng phát huy vai trò thanh niên Quân đội nhân dân
Việt Nam giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong hội nhập quốc
tế hiện nay 125
4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò thanh niên
Quân đội nhân dân Việt Nam giữ gìn bản sắc văn hoá dân
tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay 133
KẾT LUẬN 160
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 163
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 164
PHỤ LỤC 172
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Số thứ tự Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
Bản sắc văn hoá dân tộc
Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam
Cách mạng xã hội chủ nghĩa
Chính trị quốc gia
Chủ nghĩa cộng sản
Chủ nghĩa đế quốc
Chủ nghĩa xã hội
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Diễn biến hoà bình
Đảng Cộng sản Việt nam
Hội nhập quốc tế
Khoa học xã hội, nhân văn
Nhà xuất bản
Quân đội nhân dân Việt nam
Thanh niên quân đội
Thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam
Trang
Xã hội chủ nghĩa
BSVHDT
BSVHDTVN
CMXHCN
CTQG
CNCS
CNĐQ
CNXH
CNH, HĐH
DBHB
ĐCSVN
HNQT
KHXH, NV
Nxb
QĐNDVN
TNQĐ
TNQĐNDVN
Tr.
XHCN
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bản sắc văn hoá dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hoá, thể hiện
tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết
nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển.
Những giá trị của BSVHDT là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn
định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. BSVHDT Việt Nam được hình
thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng
CNXH. Bản sắc đó thể hiện ở nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, được bao thế hệ vun
đắp, hun đúc tạo nên sức sống mãnh liệt giúp cộng đồng các dân tộc Việt Nam
vượt qua mọi khó khăn, thử thách để tồn tại, không ngừng lớn mạnh và phát
triển bền vững. Nó là niềm tự hào của mọi người dân Việt Nam, là nguồn sức
mạnh vô địch đảm bảo cho dân tộc Việt Nam trường tồn, phát triển trong mọi
thời đại lịch sử.
Sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, thực hiện hai nhiệm
vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” diễn ra trong xu thế HNQT ngày càng sâu
rộng. Bên cạnh những thời cơ cần tận dụng để phát triển, đã và đang đặt ra
những thách thức không nhỏ về nguy cơ nhạt dần, dẫn đến mất BSVHDT.
Những thách thức đó đặt ra yêu cầu cấp thiết cho toàn Đảng, toàn dân ta là phải
tìm lời giải để vừa tích cực HNQT phát triển đất nước, vừa phải chú trọng giữ
gìn BSVHDT Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới. Bởi lẽ, các thế lực thù
địch đang ra sức lợi dụng HNQT, sử dụng nhiều thủ đoạn mới tinh vi trong chiến
lược “DBHB” để chống phá cách mạng Việt Nam, trong đó có trọng điểm chúng
ưu tiên là làm phai nhạt lý tưởng cách mạng của thế hệ trẻ thông qua tuyên
truyền, thâm nhập văn hoá phẩm độc hại, từng bước phủ nhận hệ giá trị của
BSVHDT. Chúng phá hoại mối đoàn kết quân dân, phủ nhận những thành quả
cách mạng hào hùng của thế hệ cha anh, sử dụng thủ đoạn “phi chính trị hoá
6
quân đội”, tạo ra sự “vô cảm về chính trị” nhằm từng bước thực hiện ý đồ: “dùng
cộng sản con diệt cộng sản cha”, phá hoại sự nghiệp cách mạng nước ta.
Thanh niên QĐNDVN là lực lượng nòng cốt, trực tiếp thực hiện thắng lợi
chức năng, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó cho quân đội. Họ là lực lượng
cơ bản giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, góp phần xây
dựng cho quân đội luôn là lực lượng chính trị tin cậy, công cụ bạo lực sắc bén của
Đảng, Nhà nước và của nhân dân trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Trước đây
trong chiến tranh giải phóng dân tộc, tuổi trẻ quân đội đã kế thừa, phát huy cao độ
BSVHDT, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thấm nhuần sâu sắc lý tưởng
độc lập dân tộc và CNXH, khắc phục mọi khó khăn, chiến đấu và chiến thắng mọi
kẻ thù, xây dựng nên truyền thống “Trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến
đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì CNXH. Nhiệm vụ nào cũng hoàn
thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”[72, tr.351-352].
Ngày nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN diễn ra trong bối cảnh
HNQT ngày càng sâu rộng, với những biến động phức tạp khó lường đang đặt ra
những yêu cầu mới, đòi hỏi TNQĐ không chỉ có bản lĩnh chính trị, giỏi về chuyên
môn nghiệp vụ quân sự, mà còn phải tinh thông về văn hoá, tham gia giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Thực trạng những năm gần đây, phần lớn TNQĐNDVN đã phát huy
vai trò nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN, góp phần quan trọng vào giữ gìn BSVHDT và bản chất truyền
thống “Bộ đội Cụ Hồ”. Tuy nhiên, TNQĐNDVN cũng còn bộc lộ nhiều
hạn chế về nhận thức, về hiệu quả trong thực hiện giữ gìn BSVHDT. Một
bộ phận TNQĐ có những biểu hiện sai lệch chuẩn mực giá trị về phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống. Hiện trạng đó, nếu không được khắc phục kịp
thời sẽ làm phai nhạt, xói mòn hệ giá trị chuẩn mực trong BSVHDT, ảnh
hưởng không nhỏ đến bản chất, truyền thống quân đội, đến hình ảnh tốt
đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” và chất lượng thực hiện các nhiệm vụ được giao
trong giai đoạn cách mạng mới.
7
Tình hình trên đây đang đặt ra những yêu cầu mới hết sức cấp thiết về lý luận,
thực tiễn phải nghiên cứu, luận giải, đề ra những giải pháp mang tính khả thi, đảm bảo
cho TNQĐNDVN phát huy hơn nữa vai trò người “chiến sĩ văn hoá”. Nâng cao nhận
thức, hành động tham gia giữ gìn BSVHDT, nhằm đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong điều kiện lịch sử mới.
Với những lý do trên tác giả lựa chọn vấn đề “Thanh niên Quân đội nhân dân
Việt Nam giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay” làm đề tài
nghiên cứu của luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Mục đích:
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về thanh niên QĐNDVN giữ
gìn BSVHDT trong HNQT hiện nay, đề xuất phương hướng và một số nhóm giải
pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò thanh niên QĐNDVN tham gia giữ gìn bản sắc văn
hoá dân tộc trong HNQT hiện nay.
-Nhiệm vụ:
+ Làm rõ quan niệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và vai trò thanh niên
QĐNDVN giữ gìn BSVHDT trong HNQT hiện nay.
+ Phân tích thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra đối với thanh
niên QĐNDVN giữ gìn BSVHDT trong HNQT hiện nay.
+ Đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò
TNQĐNDVN giữ gìn BSVHDT trong HNQT hiện nay.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là TNQĐNDVN giữ gìn BSVHDT trong
HNQT hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án là thanh niên QĐNDVN, nhưng chủ yếu tập
trung ở các đơn vị chủ lực và học viên đào tạo sĩ quan trong các nhà trường quân đội
khu vực phía bắc của nước ta, thời gian khảo sát chủ yếu từ 2001 đến nay.
8
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ
nghĩa duy vật lịch sử và sử dụng tổng hợp các phương pháp cụ thể khác như: phân tích,
tổng hợp,so sánh, điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia…
5. Những đóng góp về khoa học của luận án
Làm rõ quan niệm về giữ gìn BSVHDT và vai trò thanh niên QĐNDVN giữ
gìn BSVHDT trong HNQT hiện nay.
Đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra đối với
thanh niên QĐNDVN giữ gìn BSVHDT trong HNQT hiện nay.
Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của thanh niên
QĐNDVN giữ gìn BSVHDT trong HNQT hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Cung cấp một số vấn đề lý luận, thực tiễn về vai trò của thanh niên QĐNDVN
giữ gìn BSVHDT trong HNQT hiện nay.
Góp phần giúp lãnh đạo chỉ huy trực tiếp quản lý lực lượng TNQĐ, nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện để phát huy vai trò của TNQĐ giữ gìn BSVHDT trong
HNQT hiện nay .
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy chủ nghĩa xã hội
khoa học, trong nghiên cứu khoa học ở các học viện, nhà trường và đơn vị cơ sở
QĐNDVN.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu; 4 chương (8 tiết); kết luận; danh mục công trình khoa
học đã công bố; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
9
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Những vấn đề có liên quan đến đề tài đã đƣợc nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
* Văn hoá và tác động của hội nhập quốc tế đến văn hoá
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng vào
điều kiện lịch sử cụ thể của cách mạng nước ta, ĐCSVN và Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta ngay từ đầu đã khẳng định vị
trí vai trò và tầm quan trọng của văn hoá với sự nghiệp cách mạng, với sự phát
triển kinh tế - xã hội và xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện,
khẳng định và đề cao sức mạnh dân tộc, BSVHDT trong tiến trình cách mạng,
coi đây là yếu tố đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách
mạng ở mọi giai đoạn.
Từ việc nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của văn hoá với sự phát
triển xã hội, ĐCSVN và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện tầm nhìn cách mạng
và khoa học về chiến lược văn hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, coi đó là
nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài. Trong đường lối chung lãnh đạo cách mạng,
phát triển kinh tế - xã hội, Đảng ta đều có chiến lược, định hướng phát triển văn
hoá phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cách mạng. Giai đoạn đấu tranh
giành độc lập dân tộc, ngay khi cách mạng chưa thành công Đảng đã đề ra “Đề
cương văn hoá Việt Nam” năm 1943 với đặc trưng cơ bản của nền văn hoá “Dân
tộc- khoa học- đại chúng”. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng ta đã
phân tích sâu sắc diễn biến tình hình, nêu lên những nhiệm vụ cơ bản trên mặt
trận văn hoá, thức tỉnh và tập hợp rộng rãi trí thức Việt Nam vào sự nghiệp cứu
quốc dưới ngọn cờ của Đảng, tạo sức mạnh tổng hợp góp phần quan trọng đưa
cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đến thắng lợi . Sau đề cương, tác
phẩm: “Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam”, Cố Tổng Bí thư Trường Chinh
10
đã phân tích sâu sắc những quan điểm cơ bản của Đảng về văn hoá nêu trong đề
cương, xác định lập trường mác xít kiên định khi phân tích, lên án văn hoá thực
dân phong kiến; khẳng định vai trò của văn hoá cách mạng và phương pháp
khoa học biện chứng trong việc xác định nội dung, tính chất và nhiệm vụ của
nền văn hoá mới Việt Nam. Tác phẩm nhấn mạnh lập trường văn hoá cách
mạng, phân tích làm sáng tỏ tính dân tộc, khoa học và đại chúng của nền văn hoá
Việt Nam làm cơ sở để định hướng phát triển văn hoá và sáng tác của văn nghệ
sĩ, đảm bảo cho văn hoá luôn là động lực chủ yếu, khai thác phát huy mọi tiềm
năng về trí tuệ, tinh thần, vật chất của nhân dân, tạo sức mạnh cho dân tộc vượt
qua mọi thử thách để không ngừng phát triển. Đánh giá ý nghĩa và giá trị lịch sử
của đề cương cũng như công lao to lớn của Cố Tổng Bí thư Trường Chinh với sự
nghiệp văn hoá, giáo sư Nguyễn Đức Bình khẳng định: “Đề cương văn hoá Việt
Nam vào thời điểm 50 năm trước chính là đỉnh cao của trí tuệ đương thời, là
nhận thức sắc bén về tình hình, là dự báo khoa học về tương lai, là sức mạnh tinh
thần to lớn mà đất nước đang cần”[8, tr. 519].
Thời kỳ đổi mới, vẫn trên tinh thần cơ bản của đề cương văn hoá vạch ra,
Đảng ta đã tiếp tục phát huy tinh thần dân tộc trong bối cảnh lịch sử mới, nhấn
mạnh vai trò tầm quan trọng của việc xây dựng nền văn hoá mới, nhằm tạo ra
đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú và đa dạng, nhân đạo, dân chủ và tiến bộ.
Đặc biệt, trước xu thế toàn cầu hoá và HNQT ngày càng sâu rộng, bên cạnh thời
cơ và vận hội lớn giúp nước ta phát triển, rút ngắn khoảng cách với các nước
trong khu vực và quốc tế, đã đặt ra những thách thức không nhỏ đối với phát
triển văn hoá, cũng như giữ gìn BSVHDT. Các Hội nghị lần thứ tư khoá VII, lần
thứ năm khoá VIII của Ban Chấp hành Trung ương đã khẳng định vai trò nền
tảng tinh thần của văn hoá, văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển
kinh tế - xã hội, không những vừa phải xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên
tiến, hiện đại, mà còn vừa phải đảm bảo giữ gìn phát huy bản sắc dân tộc, kiên
định và giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển.
11
Cùng với tăng cường quảng bá văn hoá, quảng bá hình ảnh đất nước, con
người Việt Nam với nước ngoài, làm cho cộng đồng thế giới ngày càng hiểu sâu
sắc hơn về đất nước, con người Việt Nam, phải đồng thời tiếp thu có chọn lọc
những thành tựu văn hoá, khoa học công nghệ hiện đại của thế giới nhằm phát
triển, hoàn thiện văn hoá Việt Nam tương xứng với tầm vóc, với sự nghiệp đổi
mới đất nước theo định hướng XHCN. Khẳng định nhiệm vụ xây dựng nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc xét về thực chất là sự cụ thể hoá
đường lối văn hoá của Đảng ta đề ra từ khi thành lập với mục tiêu độc lập dân
tộc và CNXH. Giữ vững sự ổn định, phát triển bền vững đất nước trong xu thế
HNQT, trên cơ sở giữ gìn, phát huy BSVHDT và dựa trên nền tảng chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chỉ có như vậy, chúng ta vừa tận dụng được
cơ hội phát triển đất nước, tiến kịp yêu cầu phát triển chung của khu vực và quốc
tế, vừa giữ vững BSVHDT, không bị hoà tan, đánh mất BSVHDT.
Như vậy, quan điểm cơ bản của Đảng ta về văn hoá, bản sắc văn hoá thể
hiện ở nhiều văn kiện, trong các thời kỳ cách mạng, phản ánh tầm nhìn chiến
lược, sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng trong từng thời kỳ cách mạng.
Những quan điểm cụ thể, trực tiếp chỉ đạo và định hướng sự nghiệp cách mạng
nói chung, phát triển văn hoá và giữ gìn bản sắc văn hoá nói riêng.
* Về bản sắc văn hoá dân tộc
Trên cơ sở phương pháp luận Mác - Lênin, quan điểm, đường lối của
Đảng ta về văn hoá và phát triển văn hoá trong các giai đoạn cách mạng, gần đây
có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước bàn về văn hoá phát
triển trong HNQT, đưa ra các cách tiếp cận khác nhau về văn hoá và BSVHDT,
về mối quan hệ giữa giữ gìn BSVHDT với hội nhập, giao lưu văn hoá quốc tế.
Quan điểm mang tính định hướng, khái quát và rất sâu sắc về văn hoá,
bản sắc văn hoá, mối quan hệ giữa văn hoá và đổi mới, cố Thủ tướng Phạm Văn
Đồng đã viết cuốn sách “Văn hoá và đổi mới” (1995). Trong cuốn sách này, cố
Thủ tướng đã đề cập quan điểm khoa học về văn hoá, vai trò to lớn của văn hoá
12
và bản sắc văn hoá trong trường kỳ hình thành phát triển dân tộc, luận giải một
cách khoa học và sâu sắc mối quan hệ biện chứng giữa văn hoá và đổi mới, giữa
lịch sử và văn hoá, qua đó gợi ra những quan điểm có tính chất mở đường về sự
cần thiết, mục tiêu, thực chất của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá
trình đổi mới đất nước, tích cực mở rộng HNQT. Đây là những định hướng rất
quan trọng cho quá trình nghiên cứu, quán triệt và hiện thực hoá quan điểm của
Đảng, góp phần xây dựng phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc trong hội nhập quốc tế.
Bàn về BSVHDT, vai trò văn hoá với sự phát triển đất nước, mối quan hệ
giữa giao lưu hội nhập với giữ gìn bản sắc văn hoá trong xu thế mới để phát triển
văn hoá, có các công trình khoa học: “Bản sắc dân tộc của văn hoá”(1990) của
Đỗ Huy và Trường Lưu; “Văn hoá với sự phát triển của xã hội Việt Nam theo
định hướng XHCN” (1998) của Lê Quang Thiêm; “Xây dựng nền văn hóa mới ở
nước ta hiện nay”(1992) của Nguyễn Duy Quý và Đỗ Huy, “Văn hoá và phát
triển”(2000) của Nguyễn Hồng Phong, “Phát huy nội lực văn hoá trong quá
trình phát triển” (2000) của Phạm Duy Đức …Trong các công trình này, đi từ
việc giải quyết mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển, các tác giả không chỉ đưa
ra quan niệm về bản sắc văn hoá, đặc trưng và vai trò to lớn của nó với văn hoá
dân tộc; mà còn thống nhất khẳng định, vai trò của văn hoá với sự phát triển đất
nước là rất lớn, các nền văn hoá không tồn tại biệt lập, tách rời các nền văn hoá
khác mà luôn có sự giao lưu, thâm nhập lẫn nhau giữa các nền văn hoá. Vì vậy,
một mặt cần phải mở rộng giao lưu, hội nhập để phát triển, nâng tầm văn hoá,
mặt khác phải chú ý giữ gìn BSVHDT, bởi theo các tác giả:
Giữ gìn BSVHDT không đồng nghĩa với sự đóng kín và kỳ thị đối với các
nền văn hoá khác. Các nền văn hoá luôn trao đổi lẫn nhau. Các nền văn
minh nhân loại cho thấy sự giao lưu làm cho các nền văn hoá cùng phát
triển nhanh hơn, khi sự giao lưu đứt đoạn thì các nền văn hoá cũng phát
triển chậm lại và rơi vào tình trạng trì trệ [39, tr.355].
13
Cùng với hướng tiếp cận trên, các công trình nghiên cứu do hai tác
giả chủ biên: “Vai trò của văn hoá trong hoạt động chính trị của Đảng ta hiện
nay”(2000) của Trần Văn Bính, “Văn hoá chính trị và việc bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay”(1995), của Phạm Ngọc Quang, đã khẳng
định vai trò to lớn của văn hoá đối với sự hình thành và phát huy phẩm chất năng
lực người cán bộ, từ đó hình thành các phẩm giá như ý thức cộng đồng, lòng tự
hào dân tộc, lương tâm, trí tuệ, niềm tin…Muốn vậy trong quá trình xây dựng
phát triển cần có sự giao lưu, tiếp nhận những giá trị tinh hoa của văn hoá nhân
loại trên cơ sở những giá trị truyền thống của dân tộc. Đặc biệt, các công trình
nghiên cứu của Trần Ngọc Thêm: “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam”(1997);
của Lê Như Hoa: “Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại”(2003); “Bản sắc dân
tộc và hiện đại hoá trong văn hoá”(2000) của Hoàng Trinh; “Xây dựng và phát
triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”(2001) của
Nguyễn Khoa Điềm; “Một số vấn đề về công tác lý luận tư tưởng và văn
hoá”(2005) của Giáo sư Nguyễn Đức Bình…Trong các công trình này, tác giả
đã đi sâu phân tích và đưa ra các quan niệm khoa học khác nhau trong tiếp cận
văn hoá, vai trò, cấu trúc, chức năng của văn hoá; luận giải cội nguồn hình thành
ý thức dân tộc và bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam; khẳng định sức mạnh
của văn hoá, của bản sắc văn hoá trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước
của dân tộc Việt Nam; mối quan hệ biện chứng giữa văn hoá và phát triển, văn
hoá với các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là kinh tế, chính trị, xã hội; khẳng
định trong tình hình hiện nay, hiện đại hoá chỉ có thể thành công nếu bản sắc dân
tộc được sử dụng như một động lực chủ yếu, đồng thời BSVHDT cũng chỉ có
thể được phát huy trong một đất nước hiện đại hoá.
Các nhà khoa học từ những góc nhìn khác nhau đã đưa ra các luận chứng
khoa học để luận giải, khẳng định và chứng minh mối quan hệ biện chứng của
hai mặt trong quá trình hình thành bản sắc văn hoá Việt Nam luôn xuyên suốt
14
lịch sử dân tộc, chính nó là cội nguồn sức mạnh của dân tộc, là một trong những
yếu tố cơ bản, quyết định giúp dân tộc Việt Nam vượt qua muôn vàn thử thách
khó khăn trường tồn và phát triển bền vững cho đến ngày nay. Lịch sử quá trình
phát triển, bồi đắp hệ thống giá trị tinh hoa của bản sắc văn hóa Việt Nam cho
thấy, trong quá trình chống chọi với sự đồng hoá, xâm lăng về văn hoá của ngoại
bang, dân tộc ta một mặt vẫn giữ được bản sắc văn hoá của mình, mặt khác đã
tiếp biến văn hoá bên ngoài để thường xuyên làm giàu BSVHDT mình. Điều đó
cho thấy, ngay từ rất sớm cha ông ta đã thường xuyên tiếp nhận sự giao lưu văn
hoá dân tộc với các nền văn hoá khác, qua đó nâng BSVHDT lên tầm cao mới,
khẳng định bản lĩnh, cốt cách của con người và cộng đồng dân tộc Việt Nam
trước các nền văn hoá khác.
Về vai trò tư tưởng lý luận với văn hoá, Giáo sư Nguyễn Đức Bình đã đi
sâu phân tích làm sáng tỏ về cơ sở lý luận thực tiễn trong quan điểm, đường lối
của Đảng về tư tưởng văn hoá, BSVHDT trong bối cảnh toàn cầu hoá; mối quan
hệ văn hoá tư tưởng chính trị trong cuộc đấu tranh về tư tưởng lý luận hiện nay,
đặc biệt đi sâu phân tích làm rõ về thực chất của HNQT, thời cơ và thách thức
với các nước phát triển trong quá trình toàn cầu hoá, tạo cơ sở lý luận cho việc
làm rõ sự cần thiết giữ gìn BSVHDT hiện nay.
Gần đây, công trình: “Phát triển văn hoá Việt Nam giai đoạn 2011- 2020.
Những vấn đề phương pháp luận”[29] do PGS, TS Phạm Duy Đức làm chủ biên.
Công trình này gồm nhiều bài viết của các nhà khoa học, trong đó có các bài tiêu
biểu của Đỗ Huy, Trần Văn Bính, Phạm Duy Đức… Trong các bài này tác giả
đã đề cập về thế giới quan, phương pháp luận khoa học để phát triển nền văn hoá
Việt Nam trong xu thế HNQT ngày càng sâu rộng. Các tác giả trên cơ sở tổng
kết thực tiễn 25 năm xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, làm rõ cơ sở lý luận thực tiễn của nền văn hoá, vai trò lãnh
đạo quản lý của Đảng Nhà nước về văn hoá, chỉ rõ các mối quan hệ văn hoá với
các lĩnh vực kinh tế xã hội, chỉ rõ quan điểm giải pháp có tính đột phá để phát